Học tập Bác Hồ

Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023-2024

Thứ ba - 18/06/2024 05:15
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
 TRƯỜNG MG SAO BIỂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 
     Số:  39 /KH-MGSB                Tam Hải, ngày 26 tháng 9 năm 2023
     
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Nhà trường năm học 2022 - 2023
 
Căn cứ thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm nnon (GDMN);
          Thực hiện công văn số 177 của Phòng GDĐT ngày 05/9/2023 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2023 – 2024;
Căn cứ kế hoạch số 35/KH-MGSB ngày 25 tháng 09 năm 2023 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của trường MG Sao Biển.
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, nay bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2023-2024 như sau:
          I. Mục tiêu
          1. Mục tiêu mẫu giáo
          - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần. Trẻ có sức khỏe tốt, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo độ tuổi.
- Trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
          - Trẻ giữ gìn thân thể sạch sẽ, trẻ biết ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Trẻ thực hiện được vệ sinh cá nhân và biết phòng chống dịch bệnh theo mùa.
          - Giáo dục trẻ có kỹ năng sống phù hợp theo độ tuổi.
          - Trẻ mẫu giáo Nhỡ và mẫu giáo Lớn nhận biết và đọc được một số từ, câu đơn giản bằng tiếng Anh.
          II. Nhiệm vụ trọng tâm:
          - Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo đúng qui định của Bộ GDĐT.
- Thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo mùa theo qui định các cấp, các ngành liên quan.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động triển khai chủ đề năm học "Xây dựng trường học hạnh phúc – lấy trẻ em làm trung tâm" gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 – 2025.
- Thực hiện hiệu quả Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, năm học 2023-2024;
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 478/KH-PGDĐT ngày 02/08/2022 về Kế hoạch triển khai chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học mầm non năm học 2023-2024.
- Lồng ghép đánh giá việc thực hiện chương trình với các nội dung: Đánh giá thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non, đánh giá tổ chức môi trường giáo dục, đánh giá đội ngũ thực hiện chương trình, đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá.
- Tổ chức hội thi “Bé làm quen tiếng anh” (tháng 3), Tổ chức hoạt động tuyên truyền “Hướng dẫn CMT chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5T sẵn sàng vào lớp 1” (tháng 01), tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn tham gia trải nghiệm “Bé đi chợ” (tháng 3), tham quan trường Tiểu học Trần Phú (tháng 4), “Trải nghiệm tại tiệm bánh piza tại Tam Kỳ (tháng 5).
- Tham gia các hội thi cấp huyện: Ngày hội “ Bé mầm non vui khỏe”, hội thi: “Bé làm quen tiếng anh”
- Tiếp tục thực hiện Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo;
- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo phương pháp  giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất trong nhà trường để đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.          
- Thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong công tác bán trú, luôn thay đổi thực đơn, món ăn phù hợp dinh dưỡng với trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì bằng các biện pháp để khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì so với đầu năm học.
III. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Hoạt động chăm sóc trẻ: 
         - Thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định tại Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT. Tiếp tục thực hiện phần mềm dinh dưỡng và nghiên cứu xây dụng thực đơn đa dạng phong phú (4 thực đơn/1tháng) và thay đổi khi có dịch bệnh. Đảm bảo tiền ăn 20.000đ/trẻ nhằm cung cấp từ 60% trở lên nhu cầu khẩu phần ăn của trẻ tại trường.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; tiếp tục đưa các nội dung Chuyên đề ‘‘Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ’’ trong nhà trường.
      - Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường thông qua việc Ký cam kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Thực biện đúng bếp ăn 1 chiều từ sơ chế đến phân chia thức ăn và tổ chức tốt giờ ăn tại các lớp. Trẻ có đủ nước uống và nguồn nước uống của trẻ được xét nghiệm mỗi năm
      - Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe 2 lần/1 năm, cân đo 3 đợt và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.
     - Phối hợp chặt chẽ với Trạm Y tế phường triển khai các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
      - Giáo dục trẻ có kỹ năng tự phục vụ: biết vệ sinh rửa tay bằng xà phòng, biết lau mặt, chải răng đúng cách. Trong mùa dịch bệnh giáo viên  nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, khi tiếp xúc với người bệnh. Thường xuyên vệ sinh  lớp học đồ dùng cá nhân trẻ bằng Cloruamin B hoặc nước sạch.
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh phòng lớp bếp và khu vực kho sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng. 100% trẻ ngủ sạp và có treo màn để phòng muỗi; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp mùa đông và thoáng mát mùa hè.
2. Hoạt động nuôi dưỡng
- Thực hiện nghiêm túc công văn số 1739/SGDĐT-GDMN ngày 22/8/2022 về việc thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2022 của Bộ GDĐT Phê duyệt hướng dẫn công  tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở GDMN và tiểu học.
- Thực hiện nghiêm túc việc quản lý bán trú theo qui định của phòng Giáo dục đào tạo.
- Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng qui trình được qui định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT; bếp ăn được cấp có thẩm quyền công nhận đạt bếp ăn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ký cam kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở có đầy đủ giấy tờ pháp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm với các điều khoản rõ ràng theo từng loại thực phẩm, giá cả hợp lý.
          - Nghiên cứu và thực hiện tốt phần mềm dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ theo giá 20.000đ/ngày.
           - Thực hiện bếp ăn một chiều từ sơ chế đến chia ăn theo đúng qui trình và tổ chức tốt giờ ăn của trẻ.
          - Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất trong các hoạt động tại bếp ăn và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý cơ sở vật chất tại các nhóm lớp.
- Tổ chức các bữa tiệc buffet cho trẻ theo khối lớp vào các ngày lễ nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia các hoạt động ở trường bên cạnh đó rèn luyện thói quen hành vi văn minh trong ăn uống. (phù hợp với tình hình thực tế và các hướng dẫn phòng chống dịch bệnh).
-  Nhà trường thường xuyên kiểm tra nguồn nước, các bể chứa nước thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, được khử khuẩn.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
3. Hoạt động giáo dục
          3.1.Thời gian tổ chức thực hiện chương trình GDMN: gồm 35 tuần thực học. Trong đó:
          - Học kỳ I: Từ ngày 05/9/2023 và kết thúc ngày 13/01/2024 (trong đó có 18 tuần thực học và thời gian dành cho các hoạt động lễ hội, hội thi của cô giáo, trẻ); Bắt đầu thực hiện chương trình ngày 5/9.
          - Học kỳ II: Từ ngày 15/01/2024 đến 25/5/2024 (trong đó có 17 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ lễ, tết và các hoạt động lễ hội, hội thi cô giáo, trẻ; tham quan trải nghiệm các làng nghề, trường Tiểu học).
          3.2. Thời gian biểu chế độ sinh hoạt ngày (phụ lục kèm theo Kế hoạch)
3.3. Tổ chức thực hiện:
- Thực hiện đảm bảo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo qui định.
- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện Chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với lớp, với thực tế địa phương, đảm bảo đủ 35 tuần thực học theo qui định (sẽ có điều chỉnh kế hoạch nếu tình hình dịch bệnh Covid-19, hoặc dịch bệnh khác diễn biễn bất thường).
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường các hoạt động vui chơi, ngoại khóa nhằm tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục kỹ năng sống và phát triển năng lực cần thiết cho trẻ, không quá nặng về nội dung cung cấp kiến thức.
- Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện đánh giá trẻ theo qui định, đánh giá đúng thực tế khả năng của trẻ; chú trọng đánh giá cá nhân trẻ để phát huy đúng năng lực của trẻ đồng thời để điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp giúp trẻ phát đúng hướng.
          4. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh
- Nhà trường phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Liên Lục Địa tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn làm quen tiếng Anh.
- Thời lượng: 2 buổi/tuần (cả 2 độ tuổi); từ 25-30p/buổi hoạt động.
          - Thời gian tổ chức: Từ 14h30 – 17h00 các thứ trong tuần.
          - Địa điểm: Các phòng học và phòng học cho trẻ LQTA tại trường.
         - Số lượng trẻ: Mỗi lớp học không quá 25 - 30 trẻ (tùy độ tuổi).
          - Phân công nhiệm vụ:
          + Giáo viên phụ trách các lớp chịu trách nhiệm hỗ trợ theo dõi việc tổ chức hoạt động LQTA và giáo viên phụ trách lớp tổ chức hoạt động cho trẻ không tham gia LQTA.
            + Giáo viên trực tiếp giảng dạy (giáo viên của Trung tâm Liên Lục Địa): là giáo viên chuyên ngữ của trung tâm tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tiếng anh.
- Trung tâm có trách nhiệm tổ chức chương trình cho trẻ làm quen với Tiếng Anh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; của UBND tỉnh Quảng Nam và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam; có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định; đồng thời báo cáo kết quả tổ chức hoạt động về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Núi Thành 02 lần/ học kỳ (lần 1 trước ngày 30/ 01 và lần 2 trước ngày 31/5).
- Việc tổ chức giảng dạy phải được sự thống nhất của nhà trường và tham gia tự nguyện của phụ huynh trẻ. Tổ chức các hoạt động không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thu học phí phải đảm bảo theo quy định hiện hành và được sự thống nhất của phụ huynh và nhà trường.
5. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo học aerobic:
- Nhà trường phối hợp với Trung tâm đào tạo năng khiếu Liên Lục Địa tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cho trẻ học aerobic
- Thời lượng: 2 buổi/tuần (cả 2 độ tuổi): thời gian dạy 30 phút/buổi.
          - Thời gian tổ chức: Chiều thứ  2,3,4,6 hằng tuần
          - Địa điểm: Tại phòng học của mỗi lớp
          - Số lượng trẻ: Mỗi lớp học không quá 25 trẻ.
          - Phân công nhiệm vụ:
          + Giáo viên phụ trách các lớp chịu trách nhiệm hỗ trợ theo dõi việc tổ chức hoạt động aerobic và giáo viên phụ trách lớp tổ chức hoạt động cho trẻ không tham gia học aerobic
          - Việc tổ chức giảng dạy phải được sự thống nhất của nhà trường và tham gia tự nguyện của phụ huynh trẻ. Tổ chức các hoạt động không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thu học phí phải đảm bảo theo quy định hiện hành và được sự thống nhất của phụ huynh và nhà trường.
6. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo học mĩ thuật:
- Nhà trường phối hợp với Trung tâm đào tạo năng khiếu Liên Lục Địa tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cho trẻ học mĩ thuật.
- Thời lượng: 2 buổi/tuần (cả 2 độ tuổi): thời gian dạy 30 phút/buổi.
          - Thời gian tổ chức: Chiều thứ  2,3,4,5,6 hằng tuần
          - Địa điểm: Tại phòng học của mỗi lớp
          - Số lượng trẻ: Mỗi lớp học từ 25 – 30 trẻ.
          - Phân công nhiệm vụ:
          + Giáo viên phụ trách các lớp chịu trách nhiệm hỗ trợ theo dõi việc tổ chức hoạt động mĩ thuật và giáo viên phụ trách lớp tổ chức hoạt động cho trẻ không tham gia học mĩ thuật
          - Việc tổ chức giảng dạy phải được sự thống nhất của nhà trường và tham gia tự nguyện của phụ huynh trẻ. Tổ chức các hoạt động không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thu học phí phải đảm bảo theo quy định hiện hành và được sự thống nhất của phụ huynh và nhà trường.
7. Hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống
- Cho trẻ đi thăm quan trường tiểu học Trần Phú
- Phối hợp với trung tâm anh ngữ Liên lục Địa tổ chức cho trẻ được làm quen với tiếng anh và cho trẻ học aerobic, mĩ thuật ngay tại trường (Lớp nhỡ và lớn.)
- Tổ chức cho trẻ “thắp hương nghĩa trang liệt sĩ”
- Tổ chức cho trẻ “đi chợ giúp mẹ”
- Tổ chức cho trẻ “trải nghiệm làm bánh piza tại Tam Kỳ”
          - Rèn cho trẻ các kỹ năng để phòng chống dịch bệnh.
- Rèn kỹ năng đeo khẩu trang khi ra đường, nơi đông người.
          - Rèn kỹ năng rửa tay với nước sát khuẩn, xà phòng trước khi vô lớp, trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi vệ sinh…
          - Kỹ năng biết tự phục vụ.
- Rèn kỹ ăn uống văn minh.
- Kỹ năng mạnh dạn tự tin.
- Sẵn sàng tâm lý vào lớp 1.
8. Giáo dục trẻ khuyết tật:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trẻ khuyết tật theo từng chủ đề, tuần, ngày
- Xây dựng mục tiêu đánh giá trẻ từng chủ đề, tuần, ngày
- Thường xuyên thay đổi kế hoạch giáo dục theo khả năng nhận thức của trẻ.
- Thường xuyên trao đổi và phối hợp với phụ huynh để cùng hỗ trợ trẻ phát triển.
- Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ sản phẩm của trẻ và nhận xét của giáo viên, được phân công phụ trách theo dõi trẻ khuyết tật.
- Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển( Trẻ 5 tuổi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi với 4 lĩnh vực và 120 chỉ số phát triển).
          IV. Hoạt động chuyên đề các hoạt động chuyên môn hỗ trợ theo chương trình GDMN.
           - Thực hiện hiệu quả Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, năm học 2023-2024; Tổ chức thực hiện các Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong đó tập trung xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện và đổi mới phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; xây dựng, chỉ đạo thực hiện lớp điểm về trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi lớp, tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các nội dung chuyên đề;
- Tổ chức chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” qua các tiết dạy mẫu tại lớp MG nhỡ A và lớp MG lớn C, qua hội thi  “ Bé làm quen tiếng anh” (tháng 03), tổ chức hoạt động tuyên truyền với phụ huynh về chuyên đề “Hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị tấm thế cho trẻ 5T sẵn sàng vào lớp 1”
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn huyện tại trường (tháng 01)
- Tổ chức các kịch bản: Ngày hội đến trường của bé; Vui hội trung thu; Bé vui ngày hội cùng cô; Lễ hội mùa xuân; Ngày hội của bà, của mẹ, của cô giáo, mừng sinh nhật Bác 19/5, ngày hội tổng kết phát thưởng và lễ ra trường trẻ 5 tuổi.
- Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn cấp huyện.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền với chuyên đề “Hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5T sẵn sàng vào lớp 1”
          + Khối MG nhỡ: lĩnh vực nhận thức ( hoạt động giáo dục kỹ năng) tháng 11.
          + Khối MG lớn : Lĩnh vực PTTM (hoạt động âm nhạc) tháng 02
         V. Sinh hoạt chuyên môn trường, bồi dưỡng giáo viên
- Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch; tổ chức sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Bồi dưỡng giáo viên lập kế hoạch giáo dục năm học của tổ chuyên môn, của giáo viên.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hằng tháng và tổ chức sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Chương trình GDMN.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các nhóm trẻ độc lập tư thục trên địa bàn: Tổ chức hoạt động tham khảo hồ sơ sổ sách (nhóm trẻ Vàng Anh vào tháng 10/2023), hoạt động âm nhạc (nhóm trẻ Tuổi Thần Tiên vào tháng 12/2023) và hoạt động giáo dục kỹ năng (nhóm trẻ Hướng Dương vào tháng 02/2024) .
- Chỉ đạo cho 02 tổ chuyên môn có kế hoạch phân công giáo viên dạy thao giảng, chuyên đề để trao đổi rút kinh nghiệm.
- Học tập và thực hiện nghiêm túc các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn của ngành, của bộ phận mầm non PGDĐT huyện Núi Thành 
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch sau mỗi chủ đề. Chú trọng giáo viên còn hạn chế về chuyên môn.
- Bồi dưỡng kiến thức về VSATTP, PCCC cho đội ngũ.
          - Hỗ trợ Sáng kiến cho giáo viên.
VI. Công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ, ban ngành đoàn thể
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của giáo dục mầm non.
          - 100% nhà trường, các lớp đều có góc tuyên truyền, phổ biến một số nội dung liên quan đến việc phòng chống các dịch bệnh cho trẻ theo mùa.
           - Tuyên truyền một số hình ảnh về giáo dục kỹ năng trong ăn uống góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh lịch sự có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ  
          - Tuyên truyền về phòng chống SDD đối với trẻ thừa cân béo phì trong trường mầm non.
          - Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Hỗ trợ cho cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 thông qua hoạt động “Hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5T sẵn sàng vào lớp 1”.
- Phối hợp với địa phương kiểm tra các nhóm trẻ trên địa bàn Phường.
- Giáo viên vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương làm đồ dùng dạy học cho trẻ theo từng chủ đề và theo hướng đổi mới.
          VII. Chỉ tiêu đạt
1. Chăm sóc sức khỏe
- 100% trẻ được đối xử công bằng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra ngộ độc, dịch bệnh trong trường học.
- 100% trẻ được khám sức khỏe 2lần/năm vào đầu năm học (Tháng 9) và gần cuối năm học (Tháng 4), cân đo 3 tháng/lần và được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng; luôn theo dõi trẻ khi có dấu hiệu phát mầm bệnh để điều trị kịp thời.
          - Phấn đấu giảm từ trên 2% trẻ SDD thể thấp còi, nhẹ cân và giảm 3% trẻ thừa cân và béo phì so với đầu năm học. Vận động phụ huynh có con trong diện SDD thể nhẹ cân, thấp còi tăng cường bồi dưỡng cho các cháu tại gia đình.
          - 100% đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
2 Nuôi dưỡng
          - 100% trẻ được chăm sóc chu đáo, ngủ có sạp, có mùng, đắp chăn, khi trời lạnh mang dép, mang tất trong lớp giữ ấm chân, trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
          -  Bếp ăn được công nhận đảm bảo VSATTP.
           - 100% CBNV tham gia lớp tập huấn về VSATTP
          - 100% các lớp đảm bảo thực hiện tốt chuyên đề vệ sinh, đồ dùng cho trẻ như ca, khăn, bàn chải ….
          - 100% các cơ sở có tủ thuốc, dụng cụ y tế, sổ theo dõi bệnh.
          - 100% nhân viên cấp dưỡng khám sức khỏe định kỳ 1 lần/ năm.
          - Kiểm định mẫu nước hằng năm.
          3. Giáo dục
          3.1.Tỷ lệ trẻ phát triển theo 5 lĩnh vực giáo dục:
- Tỉ lệ trẻ phát triển 5 lĩnh vực đối với trẻ 4-5 tuổi:
          + Phát triển thể chất: 93,5%- 96,5%
          + Phát triển nhận thức: 93,5%- 95%
          + Phát triển ngôn ngữ: 94%- 96%
          + Phát triển thẩm mĩ: 94,5%- 97%
          + Phát triển KN - TCXH: 90%- 95%
- Tỉ lệ trẻ phát triển 5  lĩnh vực đối với trẻ 5-6 tuổi:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất : 95% - 97,5%
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức : 95,5% - 97%
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ : 96% - 98%
+ Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ : 95,5% - 98%
+ Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội : 95,5-97%  trở lên.
     - Chất lượng từng lĩnh vực của trẻ độ tuổi Nhà trẻ đạt từ 89,7% đến 90,6%.
* Tỷ lệ chuyên cần
- Đối  với trẻ 5 -6 tuổi trên 95,5%
- Đối với trẻ 4-5 tuổi trên 95%
* Tỉ lệ bé ngoan:
- Đối với trẻ 5-6 tuổi: 95 % trở lên
- Đôi với trẻ 4-5 tuổi: 94,7 % trở lên
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi  hoàn thành chương trình 97% trở lên.
3.2.Kết quả chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập:
- Trẻ khuyết tật phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần
- Trẻ đạt được các nội dung, yêu cầu cô đưa ra 50-60%
- Trẻ được khám sức khỏe 2lần/năm cân đo 3 tháng/lần và được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng; luôn theo dõi trẻ khi có dấu hiệu phát mầm bệnh để điều trị kịp thời.
- Các lĩnh vực phát triển của trẻ đạt 50-60% trở lên
- Trẻ có tăng cân so với đầu năm.
          Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học 2023 - 2024 của trường MG Sao Biển Đề nghị Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các lớp căn cứ kế hoạch này và dựa vào tình hình thực tế của lớp để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp và đạt kết quả.
                                                                                                         KT.HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận                                                        
- Phòng GDĐT (để b/cáo);                                     PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Hiêu trưởng (để chỉ đạo);
- Các tổ CM (để th/hiện);
- Lưu HSCM                                                              

                                                                                            Phạm Thị Thu Chang              

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây