Báo cáo tổng kết năm học 2023-2024
Thứ ba - 18/06/2024 05:40
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG SAO BIỂN
Số: 18 /BC-MGSB |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Hải, ngày 17 tháng 05 năm 2024 |
BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2023 - 2024
Căn cứ Công văn số 177 /PGDĐT, ngày 05 thang 09 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) huyện Núi Thành về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non(GDMN) năm học 2023-2024;
Căn cứ Hướng dẫn báo cáo tổng kết tình hình giáo dục mầm non năm học 2023-2024 của Phòng Giáo dục và đào tạo;
Thực hiện hoạch số 24/KH-MGSB ngày 09/09/2023 của trường MG Sao Biển về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024. Trường Mẫu giáo Sao Biển báo cáo tổng kết năm học 2023 - 2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện Núi Thành, sự chỉ đạo sát sao của PGDĐT, sự quan tâm tạo điều kiện và giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong toàn trường.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo về số lượng và được nâng cao dần lên về chất lượng, 100% GV trong trường biết ứng dụng thành thạo CNTT vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nên việc phối kết hợp trong công tác CS&GD trẻ với phụ huynh luôn đạt hiệu quả.
- Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải tạo và nâng cấp.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường luôn nhiệt tình, đoàn kết và 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
2. Khó khăn:
- Trường có 2 cơ sở Cơ sở chính tại thôn Tân Lập và cơ sở lẻ thôn Xuân Mỹ). Cơ sở lẻ thôn Xuân Mỹ cách sông trở đò so với cơ sở chính nên gặp nhiều khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo.
- Trong trường vẫn còn nhiều gia đình phụ huynh làm nghề biển, kinh tế còn khó khăn nên chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình, các khoản đóng góp hàng tháng đâu đó vẫn còn chậm, do vậy cũng đã ảnh hưởng phần nào đến các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
1.1. Triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN
- Nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo về GDMN. Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của các cấp để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ, đề án, chương trình để cụ thể hoá các chủ trương, định hướng phát triển GDMN theo từng năm và cho cả giai đoạn, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi với điều kiện, bối cảnh của địa phương để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm học và của giai đoạn.
- Thực hiện đúng quy định, hiệu quả các chính sách phát triển GDMN theo quy định.. Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GDMN tại nhà trường; đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu học liệu nâng chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN mới; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT), chuẩn bị các điều kiện hướng đến phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo (PCGDMNTEMG); phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.
1.2. Đổi mới công tác quản lý
Nhà trường luôn đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ, dân chủ, công khai gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình.
Giao quyền tự chủ về quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình trước xã hội, cơ quan quản lý, bảo đảm việc tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý các cơ sở giáo dục; cơ sở GDMN chủ động trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; phát triển chương trình nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch, đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn bảo đảm quy định, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở GDMN; Sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách đúng quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trong cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GDMN theo Điều lệ trường mầm non và quy chế tổ chức, hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập đối với loại hình dân lập, tư thục.
Triển khai các nhiệm vụ bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và thực hiện công khai theo quy định nâng cao chất lượng công tác quản trị cơ sở GDMN; tăng cường đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn, không phát sinh hệ thống hồ sơ sổ sách so với quy định. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở GDMN theo Điều lệ trường mầm non. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở GDMN.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào công tác quản lý, tổ chức các hoạt động trong cơ sở GDMN; Sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách đúng quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trong cơ sở GDMN.
1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra.
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ, công tác quản lý nhà nước về giáo dục nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác tự kiểm tra trong nhà trường. Tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo(HĐSPNG), chuyên đề, công tác phổ cập GDMNTENT, việc thực hiện Quy chế nuôi dạy trẻ, Quy chế chuyên môn để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hiện tượng vi phạm quy chế, không đảm bảo quy định trong nhà trường. Cụ thể:
- Kiểm tra HĐSPNG 30% GV trong trường (5 GV);
- Kiểm tra đột xuất 100% CB,GV,NV;
- Kiểm tra Gv 2 lần/năm;
- Thường xuyên kiểm tra quy chế CM của GV, NV toàn trường;
- Ban giám hiêu nhà trường tăng cường kiểm tra, quản lý chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm học của GV,NV để đánh giá xếp loại CB,GV,NV và các tiêu chí thi đua hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm học.
2. Rà soát, sắp xếp phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất (CSVC), nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
2.1. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ:
* Tổng số nhóm lớp: 15
- Tổng số nhóm, lớp tư thục: 7 nhóm, lớp (6 nhóm có phép, 1 nhóm ký cam kết)
- Tổng số lớp MG 3-5 tuổi: 8( 4 lớp 4 tuổi, 4 lớp 5 tuổi)
* Huy động trẻ ra lớp:
- Tổng số trẻ MN có trên địa bàn: 494, nữ 242
+ Tổng số trẻ nhà trẻ có trên địa bàn: 169
+ Tổng số trẻ Mẫu giáo có trên địa bàn: 325
- Tổng số trẻ MN đến trường: 389/494, tỷ lệ: 78,74%. Trong đó:
+Tổng số trẻ nhà trẻ đến trường: 89/169, tỷ lệ: 52,66%
+ Tổng số trẻ Mẫu giáo đến trường: 300/325, tỷ lệ: 92,30%
Trong đó
Trẻ 5 tuổi: 109/109 trẻ đạt 100% (Học tại trường 86 trẻ, trái tuyến 23 trẻ)
Trẻ 4 tuổi: 111/111 trẻ đạt 100% (Học tại trường 94 em, trái tuyến 17 em)
Trẻ 3 tuổi: 80/105 trẻ đạt 76,19%
Trẻ từ 0->2 tuổi: 49/169 trẻ đạt 22,99%;
Trẻ từ 0 – 5 tuổi ra lớp: 389/494, tỷ lệ: 78,74%.
Trẻ từ 3 – 5 tuổi ra lớp: 300/494, tỷ lệ: 92,30%
So với cùng kỳ năm trước tỷ lệ trẻ MG ra lớp tăng 5,67% (Cùng kỳ năm học 2022- 2023: 86,63% )
* Biện pháp thực hiện:
- Đã thực hiện tốt công tác điều tra số trẻ trong độ tuổi trên địa bàn xã.
- Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu số lượng cụ thể cho từng lớp.
- Đã quan tâm và làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong công tác CS&GD trẻ tại trường.
2.2. Công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng trường, lớp mầm non
* Hiện tại: Trường Mẫu giáo Sao Biển có tổng diện tích là 2667,6 m2 chia làm 2 cơ sở: đó là cơ sở Tân Lập 2530 m2 và cơ sở Xuân Mỹ 137,6 m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Cơ sở chính đặt tại thôn Tân Lập có 8 phòng học kiên cố, 1 bếp ăn bán trú một chiều, 1 nhà kho, 1 phòng bảo vệ, 1 phòng nhân viên, 1 văn phòng, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng y tế, 1 phòng tin học, 1 phòng cho trẻ LQTA, 1 phòng hành chính quản trị, 1phòng hiệu trưởng và 1phó hiệu trường. Cơ sở Xuân Mỹ có 1 phòng học và 1 bếp ăn bán trú được xây dựng kiên cố.
* Ngoài ra nhà trường chưa được quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng trường, lớp mầm non trong năm học 2023-2024.
2.3. Thực hiện các chính sách đầu tư, xã hội hóa phát triển GDMN
Năm học 2023-2024 nhà trường đã căn cứ vào nhiệm vụ năm học, vào thực trạng của trường, của lớp để xây dựng các chính sách, kế hoạch xã hội hoá nhằm phát triển GDMN cụ thể, tích cực tham mưu, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, hội phụ huynh tổ chức ngày lễ, ngày hội, hội thi với nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Kết quả xã hội hóa giáo dục năm học qua, trường nhận một số hiện vật:
Tổng số tiền : 507.100.000
( Một tỷ không trăm lẻ năm triệu không trăm tám mươi nghìn đồng) |
Mua bổ sung đồ dùng bán trú cho trẻ |
21.600.000 |
Phụ huynh học sinh |
Lợp ngói nhà bếp và các dãy phòng học |
380.000.000 |
UBND huyện Núi Thành |
Mua đồ chơi cho trẻ |
27.000.000 |
UBND xã Tam Hải |
Khen thưởng cho học sinh nghèo, khó khăn |
5.500.000 |
Các ban ngành, đoàn thể, Hội khuyến học, |
Làm mái lùa sự kiện sân trường |
50.000.000 |
Anh Sang( Mạnh thường quân) |
Làm giàn sắt khu vườn cổ tích cho hoa leo |
15.000.000 |
Chị Dung( Mạnh thường quân) |
Trải thảm xốp khu phát triển vận động cho trẻ |
5.000.000 |
Cty thực phẩm Gardent |
Màn hình led+ âm thanh |
3. 000.000 |
Đoàn xã Tam Hải |
2.4. Kết quả thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Nhà trường rất quan tâm đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký, nhóm công tác, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của hội đồng đánh giá. Các nhóm công tác đã thu thập các minh chứng nhằm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Qua công tác tự đánh giá và đối chiếu với quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 19/2008/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Trường MG Sao Biển tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như sau:
+ Số lượng tiêu chí đạt Mức 1: 25/25; tỉ lệ 100%;
+ Số lượng tiêu chí đạt Mức 2: 25/25; tỉ lệ 100 %;
+ Số lượng tiêu chí đạt Mức 3: 19/19; tỉ lệ 100 %;
- Trường Mẫu giáo Sao Biển đã được Sở Giáo dục đánh ngoài và công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3; đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.
3. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; chuẩn bị các điều kiện tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030.
Nhà trường đã triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi của địa phương theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: cụ thể 100% trẻ trong độ tuổi 5 tuổi được đến trường và được tổ chức ăn bán trú ở trường đảm bảo chất lượng. Đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT.
Công tác điều tra, thực hiện hồ sơ phổ cập, được triển khai đúng kế hoạch, việc cập nhật các số liệu đảm bảo chính xác, thực hiện việc báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý; đầu tư các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện phổ cập, giữ vững tiêu chuẩn “Đạt chuẩn phổ cập GDMNTENT”. Nhà trường đã thực hiện việc đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập và quản lý các thông tin, số liệu phổ cập GDMNTENT. Tập trung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp 5 tuổi, nhằm đảm bảo vững chắc điều kiện về CSVC cho công tác phổ cập; Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi cho các lớp 5 tuổi. Tỷ lệ đi học chuyên cần đối với trẻ 5 tuổi đạt 96,45%; tỷ lệ trẻ SDD trong toàn trường 0,55% (1/182 cháu); Đảm bảo chế độ ăn trưa và các chế độ khác cho trẻ theo quy định, đặc biệt là trẻ 5 tuổi;
Nhà trường đã thực hiện tốt các giải pháp để vận động trẻ đi học chuyên cần, nâng cao chất lượng CS&GD trẻ 5 tuổi và trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Phân công giáo viên có năng lực chuyên môn vững phụ trách các lớp 5 tuổi, nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định.
Tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì củng cố vững chắc PCGDMNTENT; rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất đảm bảo để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non tiến tới đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030; tiếp tục rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất đảm bảo để thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT, không để xảy ra tình trạng đạt tiêu chuẩn phổ cập nhưng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất.
Thực hiên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện PCGDMNTENT và sử dụng phần mềm thống kê số liệu tuyển sinh và phổ cập
trực tuyến theo quy định.
Thực hiện tốt công tác tham thưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng tại địa phương và nhà trường để tập trung chỉ đạo thực hiện 3 đồng bộ: Đồng bộ xây dựng cơ sở vật chất, đồng bộ về chế độ chính sách cho giáo viên và đồng bộ về chính sách hỗ trợ trẻ em đi học để đảm bảo phổ cập bền vững, có chất lượng. Đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
4. Chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ:
4.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (bao gồm trường MN, MG, cơ sở GDMN độc lập tư thục)
Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN; Công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Núi Thành về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2023 - 2024. Nhà trường đã xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho trẻ, trong năm học không có trường hơp trẻ bị xảy ra tai nạn, thương tích trong nhà trường.
Thực hiện nghiêm túc Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều Luật phòng cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC”.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, trong nhà trường không có bạo lực học đường, được đảm bảo tuyệt đối về VSDD&ATTP, được kiểm tra sức khoẻ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, được bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong công tác phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.
- 100% giáo viên nghiêm túc thực hiện tốt Quy chế CS&GD trẻ, được tập huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ, như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã…và GDATGT trong nhà trường. Thường xuyên khảo sát các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ, để có biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Đã phối hợp với cơ quan y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, triển khai công tác y tế trường học. Chỉ đạo nhân viên y tế có trách nhiệm bồi dưỡng cho đội ngũ GV các kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc của nhà trường, để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng và bổ sung đầy đủ dụng cụ, đồ dùng y tế, có sổ thuốc theo quy định. Các lớp nghiêm túc duy trì việc sử dụng sổ nhật ký đón, trả trẻ hàng ngày theo quy định.
4.2. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN
4.2.1. Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ
- Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường: 389/389 cháu đạt 100% số trẻ đến lớp.
Trong đó: + Nhà trẻ 169/169 cháu đạt 100% số trẻ đến lớp.
+ Mẫu giáo 220/220 cháu đạt 100% số trẻ đến lớp.
- Mức ăn của trẻ: 20.000đ/trẻ/ngày.
- 100% nhóm lớp thực hiện chế độ vệ sinh của trẻ theo quy chế nuôi dạy trẻ, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh cho trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ ở trường.
- 100% trẻ đến trường đều được kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ, hàng tháng, hàng kỳ nhân viên Y tế đã phối hợp tốt với GV chủ nhiệm các lớp thực hiện cân và đo cho trẻ 03 lần/năm học và thực hiện theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ (Lần 1 vào tháng 9/2023; lần 2 vào tháng 12/2023; lần 3 vào tháng 4/2024) ; đối với trẻ SDD, thấp còi, thừa cân, hàng tháng đều thực hiện cân, đo cho trẻ và theo dõi, để có biện pháp phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ phù hợp. Phối hợp với Trung tâm y tế huyện khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm( vào tháng 9/2023 và tháng 4/2024). Sau đây là kết quả đã đạt được cuối năm như sau:
+ Kết quả cân đo lần III: 182/182 trẻ được cân, đo |
Stt |
Khối lớp |
TS trẻ đến trường |
TS trẻ được
theo dõi BĐTT |
Kết quả sức khỏe trẻ |
Bình thường |
SDD nhẹ cân |
SDD thấp còi |
Thừa cân |
Béo phì |
Còi cọc |
1 |
Khối nhỡ |
91 |
91 |
90 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Khối lớn |
91 |
91 |
89 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
Tổng cộng |
182 |
182 |
179 |
0 |
1 |
1 |
1 |
0 |
Tỷ lệ (%) |
100 |
100% |
98,35% |
0.0% |
0,55% |
0,55% |
0,55% |
0.0% |
|
* So với đầu năm học:
. Trẻ béo phì: giảm 3 cháu, giảm 1,66%
. Trẻ thừa cân giảm 2 cháu, giảm 1,11%
. Trẻ SDD thể nhẹ cân giảm 4 cháu, giảm 2,20%
. Trẻ SDD thể thấp còi giảm 1 cháu, giảm 0,55%
+ Kết quả khám sức khỏe lần II: Có 182/182 trẻ được khám sức khỏe.
. Bệnh sâu răng: 104/182 cháu, tỉ lệ 57,14%; Tăng 52 cháu so với đợt 1
.Tai, mũi, họng: 60/182 cháu, tỉ lệ: 32,96%; Tăng 32 cháu so với đợt 1
. Bệnh mắt: 1/182 cháu, tỉ lệ 0,55%; Giảm 5 cháu so với đợt 1
. Bệnh da liễu: 8/182 cháu, tỉ lệ 4,39%; Giảm 1 cháu so với đợt 1
. Bệnh tiết niệu: 1/182 cháu, tỉ lệ 0,55%; Tăng 1 cháu so với đợt 1
. Bệnh khác: 2/182 cháu, tỉ lệ 1,09%; Giảm 4 cháu so với đợt 1
. Sức khỏe loại I: 44/182 cháu, tỉ lệ 24,17%; Giảm 47 cháu so với đợt 1
. Sức khỏe loại II: 137/182 cháu, tỉ lệ 75,27%; Tăng 54 cháu so với đợt 1
. Sức khoẻ loại III: 1/182 cháu, tỉ lệ 0,55%; Giảm 4 cháu so với đợt 1
- 100% GV các nhóm lớp thực hiện tốt công tác tuyên tuyền phối kết hợp với PH về việc chăm sóc trẻ ở trường và ở gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trẻ, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, dịch sốt xuất huyết, dịch tay-chân-miệng, dịch thuỷ đậu, dịch cúm mùa…, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ khi ở nhà cũng như ở trường.
- Đảm bảo ký kết hợp đồng chặt với các nhà cung ứng thực phẩm có đầy đủ điều kiện về tư cách pháp nhân, nhằm đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh ATTP trong nhà trường. Cụ thể nhà trường thực hiện ký kết với nhà cung ứng sau: Công ty rau sạch Gardent của anh Nguyễn Ngọc Hiếu tại Tam Quang, Núi Thành và Cty TNHH thực phẩm Ánh Hồng của ông Trương Hoàng Vũ.
- 100% nhân viên nhà bếp được đi tập huấn về công tác vệ sinh ATTP và khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo quy trình 1 chiều từ khâu giao nhận, kiểm tra, sơ chế, chế biến, chia thức ăn và vận chuyển thức ăn về khu lẻ cho trẻ.
- 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền về cách chăm sóc và nuôi con theo khoa học để tuyên truyền với phụ huynh.
- Đã chỉ đạo nhân viên y tế xây dựng các kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học; các Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phương án phòng, chống dịch bệnh; Kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phương án xử lý khi có ngộ độc thực phẩm. Có các hoạt động can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và triển khai phổ biến đến toàn thể CB,GV,NV ngay từ đầu năm học. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc theo định kỳ, để thay thế thuốc đã quá hạn sử dụng, bổ sung dụng cụ, đồ dùng y tế, cơ số thuốc theo quy định.
- Tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tăng cường phòng bệnh, phòng dịch, khống chế dịch bệnh; Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cháu và cô; Vệ sinh, có lịch khử trùng vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng, vệ sinh cá nhân theo chỉ đạo của Trung tâm y tế.
4.2.2. Việc thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục mầm non.
Nhà trường đã Triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình GDMN; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tập trung phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Nâng cao chất lượng chuyên môn với nhiều nội dung, hình thức phong phú, nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, nâng cao năng lực cho giáo viên mầm non. Thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một. Tăng cường phát hiện sớm, can thiệp sớm, đảm bảo giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ khuyết tật.
- Nhà trường đã tổ chức và tổng kết chuyên đề “ Tôi yêu Việt Nam” theo Kế hoạch số 478/KH-PGDĐT ngày 02/08/2022 về Kế hoạch triển khai chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học mầm non năm học 2022-2023.
- Thực hiện tốt Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về Chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Cụ thể, có 100% các lớp mẫu giáo và trẻ 5 tuổi thực hiện chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh; Tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả và nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tiếng Anh tại trường
Đẩy mạnh việc phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm điều kiện thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong thực hiện chương trình GDMN.
+ Trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động trong các hoạt động cùng cô và các bạn
* Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ đạt:
+ Bé ngoan xuất sắc: 10/182 trẻ, đạt tỉ lệ 5,5%
+ Bé ngoan học giỏi: 47/182 trẻ, đạt tỉ lệ 25,8%
+ Bé ngoan chăm học: 66/182 trẻ, đạt tỉ lệ 36,2%
* Kêt quả 5 lĩnh vực phát triển:
+ Thể chất: 97,5%
+ Nhận thức: 100 %
+ Ngôn ngữ: 100 %
+ Thẩm mỹ: 97,5%
+ TCXH: 100%
- Việc tổ chức các hội thi, hội thảo, ngày hội, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện của trường. Trong năm trường tổ chức các Hội thi cho cô và trẻ:
+ Tổ chức Hội thi “ Rung Chuông vàng tiếng anh ” cấp trường
+Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ;
+ Tổ chức cho trẻ được tham quan Trường tiểu học Trần Phú
+ Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm “ Đi chợ giúp mẹ”
+ Tổ chức tham gia tập huấn công tác PCCC, CHCN tại trường do CA PCCC tỉnh tổ chức
- Ngoài ra nhà trường đã xây dựng và tổ chức đánh giá chương trình giáo dục mầm non theo 55 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới
5.1. Số lượng, trình độ đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, nhân viên
* Tổng số CBQLGVNV: 27 đ/c
- Tổng số CBQL: 03 ( Công lập: 03, tư thục: 0).
+ Hiệu trưởng CL: 01, tư thục: 0
+ Phó hiệu trưởng CL: 02, tư thục: 0
- Tổng số giáo viên mầm non: 24 ( Công lập: 16, tư thục: 08)
+ ĐHSP MN: 18( Công lập: 16, tư thục: 02)
+ Trung cấp: 03(Công lập: 0, tư thục: 03)
+ Sơ cấp: 03(Công lập: 0, tư thục: 03)
- Tổng số nhân viên mầm non: 18( Công lập: 08, tư thục: 10)
+ Nhân viên kế toán, văn thư: 02( Công lập: 02, tư thục: 0)
+ Nhân viên nấu ăn: 14( Công lập: 04, tư thục: 10)
+ Nhân viên Y tế, thủ quỹ: 0
+ Nhân viên bảo vệ: 2( Công lập: 02, tư thục: 0)
5.2. Tình hình đội ngũ học nâng chuẩn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc hỗ trợ chính sách cho đội ngũ học nâng chuẩn tại địa phương
- Chi bộ đảng có 20 đ/c Đảng viên đạt tỷ lệ = 74,1%
- Việc phát triển Đảng viên: Trong năm kết nạp được 01 quần chúng ưu tú đứng trong hàng ngũ của Đảng.
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn: Trong năm học nhà trường đã triển khai cho CBGVNV bồi dưỡng với các nội dung cụ thể:
+ Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT; kỹ năng khai thác và sử dụng các phần mềm phục vụ các hoạt động thiết kế video, xây dựng nội dung giáo dục... gửi đến phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà.
+ Đổi mới tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
+ Đổi mới phương pháp thực hiện chương trình GDMN sau sửa đổi và phù hợp với điều kiện thực tế;
+ Tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán về cách đưa bài lên trang Web của nhà trường
- Trường hướng dẫn giáo viên vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tiến hành đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp GVMN. Kết quả cụ thể:
+ Kết quả đánh giá chuẩn Phó Hiệu trưởng: Tổng số được đánh giá: 2 đ/c . Xếp loại tốt: 02 đ/c
+ Kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN: Tổng số GV được đánh giá: 16/16 đ/c. Xếp loại: 14 tốt, 02 khá
- Tổ chức đánh giá viên chức cuối năm học theo Nghị định 90.
+ Tổng số CB,VC được đánh giá: 20 đ/c (CBQL: 02; GV: 16; NV: 2).
. Xếp loại HTXSNV: 4 đ/c (CBQL: 01; GV: 03; NV: 0).
. Xếp loại HTTNV: 16 đ/c (CBQL: 01; GV: 13; NV: 02).
. Xếp loại HTNV: 0 đ/c
- Tham gia đầy đủ các lần tập huấn, giao lưu, tham quan các trường trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh do PGD Núi Thành tổ chức. Mở chuyên đề, dạy minh họa về chuyên đề GDLTLTT để GV được giao lưu học hỏi lẫn nhau.
5.3. Tình hình thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non, nhân viên (Theo các Nghị định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh)
- Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách cho CBQL, GVMN, NV theo quy định.
6. Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế, tăng cường truyền thông về Giáo dục mầm non:
- Nhà trường đã thực hiện tốt việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nhằm triển khai, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ, Sở về đổi mới và phát triển GDMN. Thường xuyên phối hợp với UBND xã, các ban ngành đoàn thể của địa phương, đài truyền thanh của xã, các bậc phụ huynh để tuyên truyền về các hoạt động của nhà trường như tổ chức các ngày hội ngày lễ (Khai giảng năm học mới, Tết trung thu, 20/11, 8/3…), công tác tuyển sinh, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ; đồng thời tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN của nhà trường, của Huyện. Đã thực hiện lồng ghép các nội dung tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp CMHS 3 lần/năm để tuyên truyền về chương trình dạy trẻ các độ tuổi; Đề án giáo dục mầm non; Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và các biện pháp nuôi dạy con khoa học, cách phòng tránh dịch bệnh….
- Đã thành lập Ban đại diện của CMHS lớp và của trường, các nhóm Zalo, Fecebook của trường, các nhóm lớp để trao đổi thông tin 2 chiều với phụ huynh kịp thời và thực hiện việc đăng tải các nội dung cần trao đổi, thống nhất phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao
- 100% CBQL,GV,NV trong trường đã biết khai thác các nền tảng công nghệ, để truyền thông nâng cao về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ. Đẩy mạnh phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh.
- Nhà trường có trang thông tin điện tử; 100% các nhóm lớp đều có bảng tin, chuyên mục Album hình ảnh đẹp, để truyền thông giới thiệu quảng cáo về nhà trường, điều kiện và các hoạt động, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Hầu hết GV các nhóm, lớp đã biết đẩy mạnh và đổi mới hình thức truyền thông, giới thiệu quảng cáo về lớp, nhà trường, điều kiện và các hoạt động, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng GD trẻ… trên các phương tiện truyền thông như: Bảng tin của lớp, nhóm Zalo, nhóm Feccbook…
- Nhân viên Y tế của nhà trường đã thực hiện việc phối kết hợp với GV các lớp, để làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch, chế độ dinh dưỡng cân đối giúp trẻ phát triển thể chất; Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, hoạt động vận động, đối với trẻ SDD và trẻ thừa cân, béo phì.
7. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đối với cấp học mầm non trên địa bàn
Để đạt được kế hoạch đã đề ra BGH và các đ/c Tổ trưởng chuyên môn cùng các đ/c giáo viên có trình độ công nghệ thông tin tốt, đã nhanh chóng tiếp cận được các khoá học về CNTT, sau đó đã chia sẻ hướng dẫn cho 100% đội ngũ giáo viên học tập như cách tạo phòng Zoom cá nhân, các phần mềm Capcut, Adobe, Camtasia, Photo shop, Movavi, iSkysoft… để chỉnh sửa, cắt, ghép hình ảnh, video, chèn tiếng, lồng tiếng trên máy tính, điện thoại thông minh...
BGH đã trực tiếp chỉ đạo tới các đồng chí Tổ trưởng các tổ CM, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, để hướng dẫn bồi dưỡng cho 100% giáo viên đều có những kỹ năng ứng dụng CNTT tốt, phục vụ cho công tác giáo dục trẻ.
Với sự phát triển tốc độ nhanh về CNTT của cả nước ở mức độ 6.0, thì đối với CB,VG,NV của nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hết mình nhanh chóng tiếp cận phương pháp mới, những công nghệ cao để đưa CNTT của nhà trường ngày một đi lên. Cho đến nay phong trào vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, tập thể CB,GV,NV nhà trường vẫn đang tiếp tục bồi dưỡng và không ngừng học tập, để trau dồi hơn nữa, nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn của bản thân và ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường.
8. Công tác truyền thông về giáo dục mầm non:
Nhà trường đã tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Ngành về đổi mới, phát triển GDMN, truyền thông về GDMN, về GD kỹ năng sống và khả năng vận dụng vào thực tiễn chương trình GDMN của nhà trường. Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, đồng thời kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến hết lòng yêu thương chăm sóc trẻ trong nhà trường, thông qua trang Webissite, bảng tin của nhà trường và các nhóm Zalo, Fecebook của các nhóm lớp và đài phát thanh của xã, các thôn.
Khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông, quảng bá hình ảnh khẳng định thương hiệu, điều kiện, chất lượng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại trang Webissite của nhà trường và các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip (đã được nhà trường kiểm duyệt)… có nội dung về giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khoẻ của cá nhân, GDATGT và giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ bản thân, tình cảm kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, hoạt động thể chất, vui chơi, học qua chơi,… phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, để phụ huynh phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà.
Thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền tại bảng tin của nhà trường và bảng tuyên truyền của lớp, các nội dung tuyên truyền phải được cập nhật theo từng tuần, theo tháng, theo các chủ đề sự kiện và chuyên mục trong năm học. Đảm bảo trên trang thông tin điện tử của nhà trường, mỗi tháng mỗi lớp có ít nhất 01 tin/bài về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Giáo viên các nhóm, lớp sẽ thực hiện truyền thông, đăng tải trên Webissite của trường các Video, hình ảnh đẹp, tin bài về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, về GDLLATGT, về GD kỹ năng sống, về GD dinh dưỡng, sức khoẻ, VSATTP, phòng chống dịch Covid-19...
Thực hiện việc tạo các nhóm Zalo của trường, nhóm Zalo của Ban giám hiệu, nhóm Zalo của Chi bộ, nhóm Zalo của GV-NV, nhóm Zalo từng khối lớp… để thực hiện việc đăng tải các nội dung cần trao đổi, thống nhất phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.
- Trong năm học 2022 - 2023 CBGVNV trong nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp và ăn ngủ tại trường đạt 100%.
- Nhà trường đã triển khai XD góc tuyên truyền với phụ huynh tới các nhóm, lớp để phụ huynh cùng phối hợp tham gia CSGD trẻ. Thường xuyên đăng tải trên website, Violet, nhóm Zalo, Fecebook của trường các video về các hoạt động của nhà trường, các hình ảnh đẹp, các tin bài về “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường lớp MN hạnh phúc”...để tuyên truyền, đảm bảo trên trang thông tin điện tử của trường mỗi tháng có ít nhất 2-3 tin/bài về các HĐ của nhà trường. 100% CBGVNV biết linh hoạt sử dụng phần mềm Zoom miễn phí để triển khai các cuộc họp trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra phức tạp như: Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Họp Ban đại diện CMT và họp toàn thể phụ huynh các lớp.
- Đa số phụ huynh trong trường đã nhận thức được rõ trách nhiệm của gia đình đối với việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để CSGD trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch ở nhà và tin tưởng vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu của nhà trường, chấp hành và thực hiện đúng các nội quy, quy định của nhà trường đề ra.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Kết quả nổi bật
- Nhà trường đã chỉ đạo tới 100% giáo viên các nhóm, lớp thực hiện tốt kế hoạch năm học đã đề ra theo hướng phát triển của nhà trường, chú trọng đến công tác “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”. Đồng thời tập trung chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng đi sâu vào lĩnh vực GD kỹ năng sống cho trẻ, đồng thời tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm và tham gia các hoạt động dã ngoại
- 100% giáo viên trong trường đã linh hoạt lựa chọn, bổ sung những nội dung phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ để phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong năm học.
- 100% GV các nhóm lớp thực hiện tốt công tác tuyên tuyền phối kết hợp với phụ huynh về việc chăm sóc trẻ ở trường và ở gia đình, đảm bảo tuyệt đối công tác VSDD&ATTP, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ. Thực hiện tốt công tác phòng chống các dịch bệnh như: dịch sốt xuất huyết, dịch tay-chân-miệng, dịch thuỷ đậu, dịch cúm mùa…, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng cho trẻ khi ở nhà cũng như ở trường, do vậy trong năm học toàn trường không để xảy ra trường hợp trẻ nào bị ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Năm học 2023 - 2024 nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, giữ vững mức ăn của trẻ 20.000đ/ngày( có món sữa chua tráng miệng sau bữa ăn trưa), do vậy các bữa ăn của trẻ ở trường đảm bảo tỷ lệ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở trường, được cân đối, đảm bảo yêu cầu theo quy định, nên tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao đã giảm hẳn so với đầu năm học.
- Nhà trường đã tổ chức thành công Chương trình “Bé vui Hội xuân 2024” tháng 01/2024; và các Hội thi( Rung chuông vàng tiếng anh cho trẻ mầm non, thi bé khéo tay); liên hoan, giao lưu, tham quan ngoại khóa( Viếng hương Nghĩa trang liệt sỹ, đi chợ giúp mẹ, tham quan trường TH Trần Phú)...; tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, tăng cường hoạt động múa hát (dân vũ), giao lưu tập thể, làm quen với bài hát Quốc ca, các hoạt động GDATGT phù hợp với độ tuổi, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, được đa số phụ huynh trong toàn trường nhiệt tình, cùng phối hợp tổ chức và đạt kết quả cao.
2. Khó khăn, hạn chế:
- Nhà bếp cơ sở thôn Tân Lập quá xuống cấp, đỗ đà
- Nhà trường còn một vài giáo viên cao tuổi nên việc tiếp thu chương trình giáo dục mầm non và tiếp cận với PPGD tiên tiến còn nhiều hạn chế, việc cập nhật CNTT còn khó khăn. Do vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của trường.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều, sự năng động và sáng tạo trong công tác của một vài giáo viên còn hạn chế.
* Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế:
- Do tận dụng phòng học cũ của trường Tiểu học Trần Phú trước đây đã hơn 42 năm nên quá cũ kỹ.
- Một vài giáo viên lớn tuổi thì kinh nghiệm ứng dụng CNTT thao tác rất khó khăn và linh hoạt
- Một vài giáo viên chưa tự giác học tập và rèn luyện nên ít sáng tạo trong công tác
* Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và cộng đồng để tiếp tục đưa phong trào của nhà trường ngày càng phát triển. Huy động trẻ đi học chuyên cần và ăn ngủ tại trường đạt tỷ lệ 100%, đảm bảo kế hoạch phòng GD&ĐT giao cho nhà trường.
- Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng và thực hiện chuyên môn trong nhà trường tiếp tục được nâng cao, chất lượng CS&GD ngày càng phải được chú trọng.
- Làm tốt công tác quản lý chỉ đạo, quản lý sát sao các hoạt động của CB,GV,NV trong nhà trường, tổ chức thường xuyên theo định kỳ các buổi họp của nhà trường, để đánh giá kết quả và triển khai kế hoạch công tác hàng tháng của nhà trường.
- Tiếp tục bồi dưỡng năng lực chuyên môn và bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng PPGD tiên tiến Steam cho đội ngũ GV trong trường và đi sâu vào lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ, để ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong năm học 2024 - 2025.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI SỞ GDĐT, BỘ GDĐT
- Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp chống xuống cấp, bổ sung các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Tiếp tục quan tâm đến chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non để họ yên tâm công tác.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 của Trường Mẫu giáo Sao Biển. Kính mong được sự chỉ đạo, quan tâm và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho nhà trường chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ của cấp trên giao cho vào những năm học tiếp theo./.
Nơi nhận:
- PGDĐT Núi Thành (để b/c);
- Lưu VT./ |
HIỆU TRƯỞNG |
|
Lê Thị Hồng Trinh |
Nguồn tin: Trường MG Sao Biển