Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mở đầu
Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 cơ sở đặt tại thôn Tân Lập và thôn Xuân Mỹ. Mỗi điểm trường đều có khuôn viên riêng biệt, có tường rào bao quanh, có cổng trường, biển tên trường, đảm bảo an toàn xanh, sạch, đẹp. Trong những năm qua nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo đầu tư về CSVC, bên cạnh đó công tác XHHGD đã huy động được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cộng đồng nên cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ, đảm bảo theo quy định của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tổng diện tích đất của 02 cơ sở là 2.667,6m2, diện tích bình quân đạt 14,6 m2/1 trẻ. Trong 5 năm học qua, nhà trường luôn bố trí đảm bảo 1 phòng học/ lớp; Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu. Sân vườn được bố trí hợp lý, có cây xanh bóng mát có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi. Trường có các công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu cho cô và trẻ; bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều.
Khối phòng hành chính quản trị có trang thiết bị, Đồ dùng đồ chơi theo quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật ĐDĐC và thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GDĐT quy định. Các phòng học, phòng chức năng được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, ĐDĐC đảm bảo theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 hợp nhất các thông tư ban hành danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN. Các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch, giải pháp tích cực để bảo quản, thay thế, sửa chữa, bổ sung để đảm bảo điều kiện NDCSGD trẻ đạt hiệu quả.
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 điểm trường với tổng diện tích đất là
2.667,6 m2, tỷ lệ bình quân đạt 14,6m2/trẻ, vượt 2,6m2/ trẻ . Điểm trường chính đặt tại thôn Tân Lập có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định số BD 821635 cấp ngày 21/2/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, với diện tích 2.530 m2, diện tích bình quân 14,6m2/trẻ, Điểm trường lẻ tại thôn Xuân Mỹ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định BR648648 cấp ngày 15/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam với diện tích 137,6 m2, bình quân 12,50m2 /trẻ. Tất cả các điểm trường đảm bảo diện tích theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, đảm bảo đủ diện tích cho trẻ được học tập, vui chơi một cách an toàn [H14-3.1-01].
b) Các điểm trường đều có cổng, có biển tên trường ghi đúng nội dung hướng dẫn của Điều lệ trường mầm non, mẫu chữ rõ ràng, màu sắc hài hòa trang trí đẹp phù hợp với cấp học. Khuôn viên các điểm trường có tường rào bao quanh vững chắc, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tổ chức các hoạt động, cách biệt với các hộ dân đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động [H14-3.1-02].
c) Khu vực sân chơi rộng, thoáng mát được thiết kế phù hợp với lứa tuổi mầm non. Diện tích sân chơi của trường với tổng diện tích 473,07m2, chiếm trên 17,8% diện tích mặt bằng của trường đảm bảo cho trẻ sinh hoạt và tổ chức các hoạt động như thể dục, đá bóng, trò chơi dân gian, góc cổ tích, khám phá môi trường xung quanh. Các lớp học đều có hành lang kết nối liên hoàn rất thuận lợi cho việc lưu thông giữa các lớp trong một điểm trường. Sân trường có nhiều cây xanh bóng mát, có các loại cây hoa trồng ở các khu vườn được bảo vệ chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, tạo cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo sự hấp dẫn cho trẻ vui chơi hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ [H14-3.1-03].
Mức 2
a) Diện tích xây dựng công trình của trường là 1.694,53m2/2667,6m2 chiếm tỷ lệ 63,5% diện tích đất. Trong đó: Diện tích xây dựng công trình của điểm trường chính là 1.605,53m2/2.530 m2 chiếm tỷ lệ 63,5% diện tích đất; diện tích xây dựng công trình của điểm trường lẻ là 89m2/137,6 m2 chiếm tỷ lệ 64,7% diện tích đất. Diện tích xây dựng công trình của trường gồm các phòng học và các phòng chức năng, bếp ăn, khu vệ sinh, khối phòng hiệu bộ, được thiết kế xây dựng đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, các điểm trường đều được thiết kế phù hợp đảm bảo cho trẻ sinh hoạt chung, học tập, ăn, ngủ thoải mái, mát mẻ, an toàn.
Diện tích sân vườn tại các điểm trường là: 973,07 m2/2667,6 m2 chiếm 36,5% diện tích chung của điểm trường. Trong đó: Diện tích sân vườn tại điểm trường chính là: 924,47 m2/2.530 m2 chiếm 36,5% diện tích đất; diện tích sân vườn tại điểm trường lẻ là : 48,6 m2/137,6 m2 chiếm 35,3% diện tích đất. Sân vườn thoáng mát tạo không khí vui tươi cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ [H14-3.1-04].
b) Nhà trường có khuôn viên riêng biệt ở 02 điểm trường, có tường rào bao quanh ngăn cách bên ngoài. Có sân chơi rộng, mát mẻ được thiết kế phù hợp với lứa tuổi mầm non. Diện tích sân chơi của trường với tổng diện tích 973,07 m2. Trong những năm qua nhà trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các bậc phụ huynh cũng như sự cố gắng của giáo viên, nhân viên nhà trường, giúp cho nhà trường trồng nhiều cây xanh, cây hoa nên đến nay sân trường có nhiều cây xanh bóng mát như: cây lộc vừng, cây xanh, các loại cây hoa, được sắp xếp trồng ở các khu vui chơi, khu vườn cổ tích, được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, sắp xếp hài hòa tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nhà trường có vườn rau dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập, tạo môi trường, không gian gần gũi với trẻ, có gắn bảng tên từng loại để dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp cho trẻ dễ nhận biết, quan sát, tìm tòi, học hỏi khám phá thế giới thực vật [H14-3.1-04]. Điểm trường lẻ thôn Xuân Mỹ tuy có tường rào bao quanh kiên cố nhưng xây dựng cùng chung với cơ sở lẻ trường Tiểu học Trần Phú nên rất khó khăn trong công tác NDCSGD trẻ.
c) Các khu vực của nhà trường dành cho trẻ chơi đều có thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi như: Xích đu thuyền rồng 6 chỗ ngồi, đu quay con thú 6 chỗ ngồi,nhà banh, xích đu, thuyền rồng 8 chỗ ngồi, cầu trượt con voi, bập bênh. Ngoài ra nhà trường tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi tự làm, trang trí lớp, trang trí môi trường, vận động cán bộ giáo viên thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong nhà trường, qua đó số ĐDĐC dạy học cho trẻ được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo chương trình GDMN đạt kết quả tốt. Các khu vực dành cho trẻ chơi của nhà trường đều có rào chắn an toàn cho trẻ hoạt động [H14-3.1-02].
Mức 3
Sân vườn ở tất cả các điểm trường đều có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời do Bộ GDĐT ban hành. Mỗi điểm trường gồm có nhiều loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ như: Cầu trượt liên hoàn, đu quay, bập bênh, xích đu rồng 15 chỗ nhựa, máy bay. Ngoài ra, nhà trường triển khai cho đội ngũ giáo viên tự làm thêm ĐDĐC ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ, qua đó số ĐDĐC cho trẻ được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo chương trình GDMN đạt kết quả tốt. Năm học 2021 - 2022 nhà trường tập trung cải tạo làm mới và sắp xếp bố trí lại các khu vực chơi cho phù hợp với thực tế nhà trường [H14-3.1-02].
2. Điểm mạnh
Cả 02 điểm trường đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất bình quân 14,6m2/1 trẻ, vượt 2,6m2/1 trẻ trẻ so với diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khuôn viên các điểm trường đảm bảo vệ sinh, môi trường thân thiện và an toàn; có cây xanh, đồ chơi ngoài trời bố trí hài hòa, đa dạng, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và trải nghiệm.
3. Điểm yếu
Điểm trường lẻ thôn Xuân Mỹ tuy có tường rào bao quanh kiên cố nhưng xây dựng cùng chung với cơ sở lẻ trường Tiểu học Trần Phú nên rất khó khăn trong công tác NDCSGD trẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2023-2024 và những năm học đến nhà trường luôn duy trì và bảo quản cảnh quang tạo môi trường xanh - sạch - đẹp cho trẻ được hoạt động, vui chơi một cách an toàn ở các điểm trường. Đồng thời, có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng tường rào ngăn cách giữa 2 lớp Mẫu giáo và Tiểu học rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng NDCSGD trẻ tại nhà trường. Dự kiến kinh phí xây dựng 50.000.000đ và dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập
Mức 1
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
Mức 3
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Trong 5 năm qua nhà trường luôn đảm bảo số phòng học/lớp cho trẻ mẫu giáo phù hợp với số lượng trẻ và được phân chia theo đúng độ tuổi. Năm học 2022 - 2023 trường có 8 phòng học bố trí 8 lớp theo đúng độ tuổi. Trong đó tại điểm trường cơ sở thôn Tân Lập có 7 phòng, 3 phòng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi; 4 phòng lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Điểm trường cơ sở thôn Xuân Mỹ có 1 phòng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Diện tích bình quân tại các phòng học đạt 1,4 m2/trẻ. Các phòng đều xây dựng kiên cố có đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền được lát gạch men màu sáng không trơn trượt, tường được ốp gạch men, đảm bảo an toàn cho trẻ trong sinh hoạt [H14-3.1-03].
b) Các cơ sở sử dụng phòng sinh hoạt chung vừa làm phòng ngủ cho trẻ vừa cho trẻ hoạt động có diện tích phòng 49m² đảm bảo trung bình là 1,4 m²/ trẻ. Nơi ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhà trường có 01 phòng đa chức năng đặt tại điểm trường chính có diện tích là 145,92m² được lát gạch men, có gióng múa bằng inox trước kính, đủ ánh sáng, trang trí phù hợp, thoáng mát, có đủ đồ dùng trang thiết bị như: Tủ đựng trang phục, đàn, đồ múa của trẻ, vòng, gậy dùng cho trẻ hoạt động thể chất, âm nhạc thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tối thiểu hoạt động NDCSGD trẻ [H14-3.1-03].
c) Nhà trường có đầy đủ các hệ thống đèn, quạt gắn tường đảm bảo đủ ánh sáng và đủ mát cho trẻ hoạt động, có tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đủ để phục vụ trong các hoạt động đủ theo quy định. Mỗi lớp có 4 kệ đựng đồ dùng đồ chơi cho trẻ và 2 tủ đựng đồ dùng cá nhân, được sắp xếp bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện khi sử dụng và đảm bảo chuẩn theo quy định [H15-3.2-01]. Tuy nhiên có 8 cái quạt trần gắn tường ở các lớp sử dụng qua nhiều năm đến nay đã giảm chất lượng sử dụng.
Mức 2
a) Mô tả tại chỉ báo b Mức 1
b) Trong những năm học qua nhà trường trang bị cho các lớp hệ thống tủ, kệ, giá đựng ĐDĐC, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [H15-3.2-02].
Mức 3
Nhà trường có phòng âm nhạc diện tích 75m2, phòng tin học diện tích 50m2 và phòng tiếng Anh diện tích 50m2 để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học được trang bị đầy đủ trang thiết bị, bàn ghế cho giáo viên và trẻ.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ số phòng của các lớp mẫu giáo theo độ tuổi. Các phòng học được xây dựng kiên cố, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo các nhu cầu của trẻ. Trường có phòng đa năng thuận lợi cho các hoạt động thẩm mỹ và thể chất của trẻ.
3. Điểm yếu
Có 8 cái quạt trần gắn tường ở các lớp sử dụng qua nhiều năm đến nay đã giảm chất lượng sử dụng
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp phát huy việc bảo quản, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị hiện có, duy trì trang trí lớp đẹp, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh phù hợp, bố trí đủ đồ dùng, tạo không khí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Trong năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học, tủ đựng đồ dùng cá nhân cho trẻ từ nguồn kinh phí mua sắm đã được cấp, mua sắm thay thế 8 quạt trần gắn tường đã hư hỏng, dự kiến kinh phí 16.000.000 đồng và hoàn thành trong tháng 03 năm 2023.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
Mức 1
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng theo quy định được xây dựng kiên cố như: Phòng hiệu trưởng , phòng Phó hiệu trưởng , phòng y tế, phòng âm nhạc, phòng hành chính quản trị có diện tích 18 m2, phòng nghỉ nhân viên 26 m2, phòng bảo vệ có diện tích 22,4 m2. Tất cả các phòng đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia theo yêu cầu thiết kế trường mầm non [H14-3.1-03].
b) Các phòng chức năng của nhà trường có đầy đủ các phương tiện làm việc, như máy vi tính, tủ đựng hồ sơ và bàn ghế tiếp khách có các biểu bảng theo quy định, tủ để tài liệu và các phương tiện làm việc, trang bị có 01 bộ bàn ghế và tủ văn phòng, có bảng theo dõi kế hoạch hoạt động của nhà trường, lịch công tác trang trí gọn gàng. Phòng y tế có tủ đựng các thiết bị y tế, 1 giường bệnh, tủ cá nhân và các loại sổ sách theo dõi sức khỏe trẻ trang trí các bảng thông báo các biện pháp phòng chống và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, bảng tổng hợp tình trạng sức khỏe trẻ, bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Phòng nhân viên có tủ đựng đồ dùng cá nhân và giường ngủ được bố trí gọn gàng sạch sẽ. Phòng bảo vệ có tivi, giường ngủ và các dụng cụ phục vụ cho công tác bảo vệ như: đèn pin, dụng cụ bảo hộ. Tất cả các phòng đều nối mạng Internet [H16-3.3-01]. Tuy nhiên, phòng y tế còn hạn chế về trang thiết bị y tế như: các dụng cụ để khám sức khỏe cho trẻ và các dụng cụ để theo dõi sức khỏe.
c) Nhà trường có khu để xe cho CBGVNV tại 2 điểm trường với diện tích 60m2/nhà xe/1 điểm trường, các khu để xe đều có mái che và được bố trí hợp lý đảm bảo an toàn, trật tự thuận lợi cho CBGVNV [H14-3.1-03].
Mức 2
Mô tả tại chỉ báo a, c Mức 1.
Mức 3
Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
Theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Ngoài nội dung đã được mô tả tại chỉ báo a Mức 1, nhà trường còn có phòng Hội trường kiên cố với tổng diện tích 40 m2 và có sân khấu ngoài trời để tiện tổ chức các sự kiện cho trẻ. Tuy nhiên, phòng Hội trường có diện tích chưa đảm bảo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đầy đủ các khối phòng hành chính quản trị đảm bảo theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT “ Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”. Tất cả các phòng được trang thiết bị tối thiểu các phương tiện làm việc. Nhà trường còn có sân khấu ngoài trời để tiện tổ chức các sự kiện cho trẻ.
3. Điểm yếu
Trang thiết bị y tế, các dụng cụ để theo dõi sức khỏe của trẻ còn hạn chế.
Phòng Hội trường có diện tích chưa đảm bảo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong năm học 2023-2024 và những năm học tiếp theo, đội ngũ cán bộ quản lý cùng nhân viên nhà trường tiếp tục quản lý và sử dụng tốt các phòng chức năng và đồ dùng, trang thiết bị hiện có, đề xuất sửa chữa, bổ sung kịp thời đồ dùng mới, tăng cường cây xanh trong các phòng làm việc, tạo môi trường xanh, thân thiện. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tháng 10 năm 2022 sẽ mua sắm, bổ sung thêm các trang thiết bị để khám sức khỏe cho trẻ, các dụng cụ y tế còn thiếu như: bộ khám sức khỏe, cân đo, máy đo thân nhiệt để phục vụ việc theo dõi sức khỏe ban đầu cho trẻ với kinh phí dự kiến là 5.000.000 đồng, dự kiến sẽ hoàn thành việc mua sắm này trong tháng 12 năm 2022
Kế hoạch xây dựng Hội trường theo Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 09/06/2020 của HĐND huyện về một số nội dung về Kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 của huyện Núi Thành với tổng số tiền 2.000.000.000 gồm nhà bếp, phòng Hội trường, phòng bảo vệ và dự kiến hoàn thành trước năm 2025
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
Mức 1
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm
riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường có 02 bếp ăn tại 02 điểm trường với tổng diện tích 99.72m²; Bếp ăn ở điểm trường Thôn Xuân Mỹ được xây dựng kiên cố có diện tích 40 m2, bình quân 2,7 m2/trẻ, bếp ăn ở thôn Tân Lập là bếp ăn bán kiên cố, có diện tích 59,72 m2, bình quân 0,4 m2/trẻ [H14-3.1-03]. Bếp ăn của nhà trường được phân chia các khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Có khu tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Bếp ăn có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú tại bếp như: Tủ hấp cơm, máy sấy chén, các loại xoong, nồi, bát, thìa đều bằng inox. Bếp được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng chống cháy nổ như: các bảng tiêu lệnh và bình chống cháy nổ; Có hệ thống ống cống thoát nước thải đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh [H17-3.4-01] Tuy nhiên, bếp ăn ở cơ sở thôn Tân Lập đang bị xuống cấp do tận dụng lại lớp học cũ của trường Tiểu học Trần Phú.
b) Bếp ăn có kho đựng thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt có ghi tên các loại thực phẩm đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [H17-3.4-02].
c) Mỗi bếp ăn của nhà trường đều có 01 tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm, hằng ngày được nhân viên nấu ăn lưu mẫu các thức ăn niêm yết bằng giấy niêm phong và được ghi tên từng loại thực phẩm rõ ràng cụ thể. [H17-3.4-03].
Mức 2
Mô tả tại chỉ báo a, b, c Mức 1.
Mức 3
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Bếp ăn của các điểm trường được xây dựng độc lập với khối phòng học và sân chơi của trẻ. Bếp ăn thông thoáng đủ ánh sáng. Tường, trần nhà và sàn nhà nhẵn không trơn trượt, bằng phẳng, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Các Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn; Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để đến các phòng học của trẻ. Bếp ăn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, thuận tiện cho việc sử dụng. Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc vệ sinh. Có phương tiện phân loại thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác được làm từ nguyên vật liệu chắc chắn có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp ăn một chiều [H17-3.4-04].
2. Điểm mạnh
Bếp ăn được xây dựng bán kiên cố. Có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
3. Điểm yếu
Bếp ăn ở cơ sở thôn Tân Lập đang bị xuống cấp do tận dụng lại lớp học cũ của trường Tiểu học Trần Phú được xây dựng năm 1990
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường chỉ đạo CBGVNV sử dụng và bảo quản tốt nhà bếp, đồ dùng phục vụ bán trú. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tham mưu UBND huyện đầu tư kinh phí khoảng 2.000.000.000 đ để xây dựng bếp ăn kiên cố tại điểm trường Tân Lập trong năm 2023, thời gian hoàn thành cuối năm 2025.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
Mức 1
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường hàng năm đầu tư mua sắm các trang thiết bị, ĐDĐC cho các lớp theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT. Giáo viên phát huy hiệu quả trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị, ĐDĐC. Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả các ĐDĐC ở mỗi lớp đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với Chương trình GDMN và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bàn, ghế học sinh và giáo viên, nhân viên được trang bị đầy đủ đáp ứng được yêu cầu NDCSGD trẻ, các thiết bị ĐDĐC đều được cập nhật trên sổ theo dõi tài sản cố định của nhà trường [H18-3.5-01].
b) Ngoài thiết bị ĐDĐC phục vụ hằng ngày cho trẻ có trong danh mục theo quy định. BGH nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch làm thêm một số đồ chơi phục vụ học tập và phục vụ hoạt động ngoài trời cho trẻ. Giáo viên tìm kiếm, tận dụng các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những mẫu đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ tại lớp mình phụ trách bằng các vỏ chai nhựa, hột hạt, vỏ dừa, vỏ ốc, hộp sữa và nhiều nguyên vật liệu khác. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do giáo viên tự làm ngoài danh mục đảm bảo tính an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ [H18-3.5-02]. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế nên một số thiết bị, đồ dùng ngoài danh mục chưa được đầu tư đều ở các lớp. Một số ĐDĐC tự làm bằng phế liệu có niên hạn sử dụng ngắn, độ bền thấp, nhanh hỏng.
c) Định kỳ hằng năm, vào ngày cuối năm tài chính và cuối năm học và đầu mỗi năm học nhà trường tổ chức kiểm kê tài sản của toàn trường, từ đó xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, ĐDĐC cho năm học mới, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC và từng CBGVNV theo dõi, kịp thời phát hiện ĐDĐC hư hỏng, xây dựng dự trù kinh phí, đề xuất sửa chữa và mua sắm bổ sung, thay thế theo nhu cầu của từng lớp [H18-3.5-03].
Mức 2
a) Tất cả các lớp học và các phòng chức năng của nhà trường đều được trang bị hệ thống máy tính và được kết nối mạng Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học [H18-3.5-04].
b) Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
c) Mô tả tại chỉ báo b, c Mức 1.
Mức 3
Mô tả tại chỉ báo b Mức 1
2. Điểm mạnh
Có đầy đủ các thiết bị, ĐDĐC đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ NDCSGD trẻ. Hầu hết các thiết bị, ĐDĐC đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa kịp thời. Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học đạt hiệu quả.
3. Điểm yếu
Thiết bị, đồ dùng ngoài danh mục chưa được đầu tư đều ở các lớp. ĐDĐC tự
làm bằng phế liệu có niên hạn sử dụng ngắn, độ bền thấp, nhanh hỏng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên các lớp khai thác hiệu quả các đồ dùng đồ chơi sẵn có, giáo viên hướng dẫn trẻ cùng làm các đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương, phát huy vai trò của trẻ trong các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Phối hợp với cha mẹ trẻ đang làm việc từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là ngư dân hỗ trợ các nguyên vật liệu như ống chỉ, lõi giấy, vỏ sò, ốc biển… để trẻ chơi tại các góc, trong các hoạt động giáo dục. Nhà trường tham mưu các cấp bổ sung thêm kinh phí hằng năm để mua sắm thay thế các đồ dùng đồ chơi đã hư hỏng. Năm 2023, nhà trường cân đối tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu để đầu tư mua sắm, bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học ngoài danh mục, để đáp ứng yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Tham mưu với địa phương, các nhà hảo tâm mua sắm thêm một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, phục vụ công tác NDCSGD phù hợp với Chương trình GDMN.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mức 2
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Các lớp học đều có công trình vệ sinh dành cho trẻ. Nhà vệ sinh của trẻ được thiết kế xây dựng theo quy trình khép kín có phân chia phòng nam, nữ riêng biệt được trang bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh trong công trình vệ sinh của trẻ: có 1 bồn rửa tay dài gồm 4 vòi rửa, có 3 bồn ngồi vệ sinh, 2 bồn dài để tiểu tiện phù hợp với trẻ và đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Diện tích các khu vệ sinh của trẻ đảm bảo 0,6m2 / trẻ, khu vệ sinh cho CBGVNV có diện tích 15m2, có đủ nước sạch và đồ dùng phục vụ vệ sinh, lavabo rửa tay có tráng men được lắp đặt vừa tầm trẻ, thuận tiện cho trẻ và CBGVNV khi sử dụng [H14-3.1-03].
b) Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch của chương trình Nông thôn mới của xã Tam Hải tài trợ. Ngoài ra nhà trường còn sử dụng hệ thống máy lọc nước do Công ty Ô tô Trường Hải hỗ trợ để lọc nước, sử dụng cho việc ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ, đảm bảo đủ lượng nước sinh hoạt cho trẻ và CBGVNV trong toàn trường. Hệ thống cống rãnh thoát nước ở các điểm trường được xây dựng và có nắp đậy đảm bảo vệ sinh [H19-3.6-01]. Tuy nhiên, hệ thống cống rãnh cấp thoát nước ở cơ sở thôn Xuân Mỹ nhỏ, không đảm bảo chỉ tiêu thoát nước, sân trường còn thấp hơn so với mặt đường, nên khi trời mưa lớn, kéo dài khiến sân trường bị ngập nước; phía sau điểm trường chính thôn Tân Lập là cống thoát nước của xã nên môi trường sinh hoạt của trẻ bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.
c) Hàng năm nhà trường hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom rác thải do đó lượng rác thải hàng ngày của nhà trường được thu gom và xử lý kịp thời nên đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học an toàn cho trẻ, đáp ứng quy định theo thông tư liên tịch số 13/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học [H19-3.6-03].
Mức 2
a) Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
b) Mô tả tại chỉ báo b, c Mức 1.
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ phòng vệ sinh cho trẻ và khu vệ sinh cho CBGVNV đảm bảo sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường, có hệ thống máy lọc nước do Công ty Ô tô Trường Hải hỗ trợ, nguồn nước sạch của chương trình Nông thôn mới cung cấp để sử dụng nấu ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ, đảm bảo đầy đủ lượng nước cho sinh hoạt cho trẻ và CBGVNV trong toàn trường.
3. Điểm yếu
Hệ thống cống rãnh cấp thoát nước ở cơ sở thôn Xuân Mỹ nhỏ, không đảm bảo chỉ tiêu thoát nước, sân trường còn thấp hơn so với mặt đường, nên khi trời mưa lớn, kéo dài khiến sân trường bị ngập nước.
Phía sau điểm trường chính thôn Tân Lập là cống thoát nước của xã nên môi trường sinh hoạt của trẻ bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường tiếp tục phát huy mặt mạnh, trong quá trình sử dụng thường xuyên bảo trì, vệ sinh sạch sẽ, không để ô nhiễm môi trường. Máy lọc nước luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và định kỳ thay lõi lọc 3 tháng/lần để đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng.
Nhà trường tham mưu với Phòng GDĐT, UBND huyện Núi Thành có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước và nâng cao sân trường cơ sở thôn Xuân Mỹ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa mưa.
Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu UBND, HĐND xã có kế hoạch cải thiện cống thoát nước của dân ở sau điểm trường chính để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, dự kiến thời gian khắc phụ đến tháng 05/2023.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
Kết luận về Tiêu chuẩn 3
Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 điểm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khuôn viên đẹp, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Các điểm trường đều được đầu tư CSVC và trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, xây dựng kiên cố và bán kiên cố, khuôn viên của trường đều có biển tên trường, tường rào bao quanh đảm bảo. Diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh và được cắt tỉa thường xuyên, có vườn rau, vườn cây ăn quả. Sân chơi đảm bảo an toàn và có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng sinh hoạt chung đảm bảo an toàn, trang trí đẹp, có đủ đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo quy định; có hiên chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Bếp được xây dựng theo quy trình một chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Nhà trường có đủ số lượng phòng theo quy định như: văn phòng, phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Phòng hành chính - quản trị diện tích đảm bảo, đủ đồ dùng và các phương tiện làm việc. Phòng y tế, phòng bảo vệ kết hợp dành cho nhân viên, nhà để xe có diện tích theo quy định, có đầy đủ các vật dụng cần thiết. Nhà trường đầu tư ĐDĐC theo danh mục, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN. Các thiết bị, ĐDĐC ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản hàng năm và xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu NDCSGD trẻ. CBGVNV nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng và quản lý tốt CSVC và tài sản.
Bên cạnh đó, ngân sách của nhà trường hàng năm chi mua sắm, sửa chữa nhỏ còn hạn chế, nguyên nhân do nguồn đầu tư ngân sách của huyện ít, viêc tu sửa của nhà trường hằng năm phải tu sửa, nâng cấp đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy năm 2023 nhà trường sẽ tham mưu với cấp trên để xây mới nhà ăn cơ sở thôn Tân lập, nâng cấp sân trường, làm hệ thống thoát nước cơ sở thôn Xuân Mỹ, đảm bảo trong công tác dạy bán trú trong nhà trường.
Thống kê
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 1: 6/6
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 2: 6/6
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 3: 5/6