Học tập Bác Hồ

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2023-2024

Thứ ba - 18/06/2024 05:12

UBND HUYỆN NÚI THÀNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG SAO BIỂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 28  /KH-MGSB

        
     Tam Hải, ngày  13 tháng 09 năm 2023
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
NĂM HỌC 2023-2024.

 
 
 

          Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Mầm non.
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non.
Căn cứ Kế hoạch số 24/ KH-PGDĐT ngày 7  tháng  07  năm 2023 của Phòng giáo dục và đào tạo Núi Thành về Kế hoạch hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;
Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN) của  trường, nay trường Mẫu giáo Sao Biển xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GVMN năm học 2023-2024 như sau:
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 
  1. Tình hình nhà trường
              - Tổng số CBGVNV: 27
            + CBQL: 03;  Trình độ Đại học Sư phạm: 03;  
            + Giáo viên: 16 GV;  Trình độ đạt chuẩn 100 %,  trên chuẩn 100%
            + Nhân viên: 08; Trình độ Đại học:01, trung cấp: 01, sơ cấp: 05
 2. Tình hình tổ chuyên môn 
a) Có 03 tổ chuyên môn:
            + Tổ  Mẫu giáo Lớn:   10 (8 GV, 2 cấp dưỡng)
               + Tổ  Mẫu giáo Nhỡ:   10 (8 GV, 2 cấp dưỡng)
            + Tổ Văn phòng:            03 (3 NV)
           Riêng BGH được phân đứng điểm vào 3 tổ
           - Đứng điểm tổ MG lớn: Cô Phạm Thị Thu Chang
- Đứng điểm tổ MG nhỡ: Cô Trần Thị Trà My
           - Đứng điểm tổ văn phòng: Cô Lê Thị Hồng Trinh
           b) Tổ học bồi dưỡng thường xuyên: 2 tổ
           + Tổ MG lớn: 10 người  (8 GV tổ MG Lớn và 2 đ/c BGH: Chang, Trinh)
           + Tổ MG nhỡ: 09 người (08 GV tổ MG  Nhỡ và 1 đ/c BGH: My)
3. Thuận lợi và khó khăn.
           * Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GDĐT Núi Thành, đặc biệt là bộ phận chuyên môn phụ trách bậc học.
- Được sự quan tâm của đảng ủy, chính quyền địa phương xã Tam Hải, phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng sâu rộng.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học và các chuyên đề tương đối đầy đủ.
- Kỷ cương nề nếp của nhà trường được duy trì, xiết chặt.
- 100%  giáo viên có trình độ  chuyên môn trên chuẩn.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức học tập cao.
           * Khó khăn:
- Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của giáo viên chưa được đầu tư, đa số giáo viên đều tự lên mạng tải về để học tập.
- Đa số giáo viên trong độ tuổi sinh sản, con nhỏ nên cũng ảnh hưởng lớp đến công tác bồi dưỡng thường xuyên.
           Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên trường Mẫu giáo Sao Biển nỗ lực và phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại để hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước nói chung và ngành học mầm non nói riêng.
II: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên cơ sở giáo dục; năng lực tự đánh giá công tác BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của cơ sở giáo dục, của phòng Giáo dục, hướng đến nâng cao hiệu quả học tập của trẻ em và học sinh.
           III. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG:
Áp dụng đối với CBQL và giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em trường mẫu giáo, lp mẫu giáo tại Trường Mẫu giáo Sao Biển.
III. NỘI DUNG THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Đối với Cán bộ quản lý
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/năm học.
  Bồi dưỡng về chủ trương, chính sách phát triển GDMN; Các hoạt động giáo dục thuộc Chương trình GDMN; kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục mầm non.
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 40 tiết/năm học.
 
  • Bồi dưỡng chính trị hè năm 2023 (20 tiết).
+ Bồi dưỡng chính trị hè năm 2023: Một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023 (10 tiêt).
+  Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp học mầm non năm học 2023-2024. (10 tiết)
- Bồi dưỡng chuyên môn hè 2023 ( 20 tiết)
+ Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa ở
các cơ sở giáo dục mầm non.
+ Bồi dưỡng CBQL và GVMN hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ mầm
non sẵn sàng vào học lớp 1.
+  Tổ chức hoạt động giáo dục hòa  nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong
cơ sở GDMN.
+ Phát triển năng lực công nghệ số cho CBQL và GVMN
+ Các văn bản chỉ đạo của của ngành về giáo dục mầm non.
1.3. Nội dung bồi dưỡng  3: 40 tiết/năm học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
Căn cứ để lựa chọn nội dung bồi dưỡng 3:
- Thông tư số 11/2019/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Mầm non.
Khối kiến thức tự chọn bao gồm: 36 modun (đối với cán bộ quản lý trường mầm non. Căn cứ vào các modun bồi dưỡng, mỗi cán bộ quản lý tự lựa chọn số lượng modun bồi dưỡng (tương đương 40 tiết), đảm bảo phù hợp nhu cầu và năng lực của cá nhân. (Có danh sách đăng ký kèm theo). Các modun chọn:
- QLMN 3: Quản lý cảm xúc bản thân của người CBQL trong cơ sở GDMN
- QLMN 6: Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người CBQL cơ sở GDMN
            2. Đối với giáo viên mầm non
           2.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/năm học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học các cấp mầm non áp dụng trong cả nước.
 (Thời gian tập huấn căn cứ vào công văn tổ chức của phòng GD-ĐT huyện Núi Thành sau đó nhà trường tổ chức).
2.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 40 tiết/năm học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục MN theo từng thời kỳ ở mỗi địa phương.
 
  • Bồi dưỡng chính trị hè năm 2023 (20 tiết).
+ Bồi dưỡng chính trị hè năm 2023: Một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023 (10 tiêt).
+  Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp học mầm non năm học 2023-2024. (10 tiết)
- Bồi dưỡng chuyên môn hè 2023 ( 20 tiết).
 + Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa ở
các cơ sở giáo dục mầm non.
+ Bồi dưỡng CBQL và GVMN hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ mầm
non sẵn sàng vào học lớp 1.
+  Tổ chức hoạt động giáo dục hòa  nhập cho trẻ rối loạn phát triển trong
cơ sở GDMN.
+ Phát triển năng lực công nghệ số cho CBQL và GVMN
+ Các văn bản chỉ đạo của của ngành về giáo dục mầm non.
3.3. Nội dung bồi dưỡng  3: 40 tiết/năm học.
Nội dung chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
Căn cứ để lựa chọn nội dung bồi dưỡng 3:
- Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN
Khối kiến thức tự chọn bao gồm: 35 modun (đối với giáo viên mầm non); Căn cứ vào các modun bồi dưỡng mỗi giáo viên tự lựa chọn số lượng modun bồi dưỡng (tương đương với 40 tiết), đảm bảo phù hợp nhu cầu và năng lực của cá nhân. Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng, Giáo viên đăng ký đã lựa chọn và đăng ký các modul học tập (Có danh sách đăng ký kèm theo). Các moddun đăng ký học
- GVMN 5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN
- GVMN 26: Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ
IV. THỜI GIAN, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
1. Thời gian
- Chương trình BDTX được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm.
2. Hình thức BDTX
- Bồi dưỡng tập trung.
- Bồi dưỡng từ xa.
- Kết hợp bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng từ xa.
           V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ
           1. Đối với cán bộ quản lý:
- Nhà trường thực hiện nhiệm vụ BDTX xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch và xếp loại theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
- Cán bộ quản lý tham gia khóa bồi dưỡng được đánh giá kết quả, nếu đạt yêu cầu được cấp giấy chứng nhận và lưu trong hồ sơ công chức, viên chức hàng năm; kết quả BDTX là một trong những minh chứng để xếp loại cán bộ quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng và thực hiện các chế độ chính sách khác với đối với cán bộ quản lý.
- Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của cán bộ quản lý dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của cán bộ quản lý, nộp kết quả tổng hợp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo
2. Đối với giáo viên:
2.1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên
- Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các modun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
- Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
2.2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX
a. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX
Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).
b. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX.
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).
c. Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) /3
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.
2.3. Xếp loại kết quả BDTX
a. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
- Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại K nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại G nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
b. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
c. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
4. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX :                                            Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên, nộp kết quả tổng hợp về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm, từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, từ kinh phí của các chương trình, dự án trong và ngoài nước, từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) hoặc kinh phí do người học tự nguyện đóng góp.
           VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị, hướng dẫn Cán bộ, quản lý, giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; Xây dựng kế hoạch BDTX cán bộ quản lý, giáo viên của đơn vị vào đầu năm học về Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thực hiện.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả BDTX của cán bộ quản lý, giáo viên của đơn vị về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 25/5/2024.
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với cán bộ quản lý, giáo viên tham gia BDTX.
2. Trách nhiệm của cán bộ quản lý
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường.
- Báo cáo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Trách nhiệm của giáo viên
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường.
- Báo cáo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên Cán bộ quản lý và giáo viên của trường MG Sao Biển năm học 2023 – 2024./.
Nơi nhận:                                                                       HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT;
- Các tổ chuyên môn;
- Lưu: VT.                                                                                     

                                                                                    Lê Thị Hồng Trinh              
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây