Học tập Bác Hồ

BÁO CÁO Kết quả thực hiện “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” Năm học 2023 – 2024

Thứ ba - 18/06/2024 05:07
UBND HUYỆN NÚI THÀNH   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG MG SAO BIỂN                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
       
 
 
   

           Số:     /BC-MGSB                         Tam Hải, ngày 16 tháng 05 năm 2024

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện “Xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích”
       Năm học 2023 – 2024

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành  quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;
Căn cứ thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành  quy định về  Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở  giáo dục Mầm Non;
Căn cứ vào kế hoạch số 38/KH-MGSB  ngày 26 tháng 09 năm 2023 về việc thực hiện “ Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích ” năm học 2023-2024 cho trẻ của trường;
Nay trường MG Sao Biển báo cáo kết quả thực hiện “ Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích ” cho các cháu trong năm 2023 – 2024 cụ thể như sau:
I. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện:
1.Xây dựng kế hoạch:
Nhà trường căn cứ Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành  quy định về  Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở  giáo dục Mầm Non và căn cứ tình hình thực tế của trường, của địa bàn xã Tam Hải xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo các nội dung sau:
1.1. Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn
- Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại phụ lục Thông tư này.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ
- Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường theo quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định
1.2. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: xử trí tai nạn thương tích; kỹ năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, phổ biến pháp luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của cơ sở giáo dục mầm non.
- Trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non.
1.3. Hoạt động truyền thông
- Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, gia đình và cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên truyền không phù hợp.
- Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
- Tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối với trẻ em.
- Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
1.4. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng
- Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng rà soát, đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn; huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trong kiểm định chất lượng công trình, cơ sở vật chất theo quy định.
- Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các quy định có liên quan đến công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
1.5. Giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em
- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
- Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.
           2. Tổ chức thực hiện:
- Triển khai tới toàn thể CBGVNV thông tư số 45/2021/TT - BGD ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” của trường Mẫu giáo Sao Biển Năm học 2023 – 2024;
- Đề ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường:
+ Kiểm tra toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất tất cả các phòng học, khu vui chơi, vườn trường của 2 cơ sở: Tân Lập và Xuân Mỹ. Kiểm tra 7 nhóm trẻ tư thục trên địa
bàn xã đã góp ý, tư vấn cho các nhóm trẻ về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích tới các bậc phụ huynh và cộng đồng bằng nhiều hình thức; như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu…Xây dựng góc tuyên truyền tại các lớp, thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, các ngày lễ hội có nội dung liên quan…
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn thương tích trong nhà trường
 + Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn phòng chống tai nạn thương tích, luôn kiểm tra, sửa chữa các điều kiện phục vụ sinh hoạt cho trẻ.
+ Đầu năm học kiểm tra lại toàn bộ các hệ thông đường điện, đồ chơi ngoài trời, đồ dùng đồ chơi, các thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ để tu sửa và có kế hoạch thay thế.
+ Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và khắc phục  ngay các đồ dùng có nguy cơ gây thương tích. Tập trung chú ý các loại thương tích thường gặp: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng điện giật, ngộ độc….
+ Huy động sự tham gia của các ban ngành địa phương, phụ huynh của trẻ và cộng đồng thu thập thông tin, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích tại trường
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho CB, GV, NV về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường, tạo điều kiện để CBGV, NV được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về phòng tránh và xử lý các tai nạn thường gặp ở trẻ do Phòng Giáo dục mở.
+ Xây dựng tủ thuốc nhà trường và trang bị một số thuốc theo qui định và một số thiết bị, dụng cụ cấp cứu theo qui định để xử lý các tai nạn  khi cần thiết.
+ Bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn cấp về cách phát hiện và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ như: Hóc sặc, đuối nước, gãy xương, sốt cao, chảy máu phần mềm. Cách phòng chống.
II. Kết quả thực hiện:
1. Tổ chức nhà trường:
- Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học và một nhân viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. Ngay từ đầu năm học xây dựng kế hoạch an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích.
- Đón trả trẻ đúng giờ quy định và trả đúng phụ huynh, không trả cho người lạ.
- Thường xuyên thay đổi khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích để tuyên truyền cho phụ huynh.
2. Cơ sở vật chất:
- Trường có tường rào cổng ngõ an toàn. Nền nhà  luôn khô ráo, không bị trơn trựợt. Các vật sắc nhọn, dây điện, phích nước để ở nơi quy định và trẻ không với tới. Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng.
- Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều. Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định. Có đủ nước sạch sử dụng. Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định. Có phương án, dụng cụ, phương tiện để xử lý  khi  có  sự cố cháy, nổ  xảy ra.
- Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn. Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.
- Công trình vệ sinh phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, cọ rửa.
- Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồ dùng chăm sóc dạy  trẻ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện, hợp lý và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

3.Giáo viên/ Người trông trẻ:
- Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không bỏ lớp. Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
- Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống  tai nạn thương tích cho trẻ.
4. Quan hệ giữa gia đình và nhà trường:
- Phụ huynh  được tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.
- Thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc phòng, chống  tai nạn thương tích cho trẻ.
III. Đánh giá chung:
          Trong thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn cho trẻ được toàn thể các ban ngành đoàn thể của xã Tam Hải và đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên Trường Mẫu giáo Sao Biển quan tâm và nghiêm túc thực hiện. Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và tham mưu cho các cấp lãnh đạo của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục  trẻ ngày càng nâng cao. Cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Trong năm học 2023-2024 chưa có trường hợp trẻ nào bị tai nạn thương tích xảy ra.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- UBND xã (b/c);
- Lưu VT.
  HIỆU TRƯỞNG
 



 
                                                                                          Lê Thị Hồng Trinh
 

Nguồn tin: Trường MG Sao Biển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây