Học tập Bác Hồ

Báo cáo tự đánh giá trường MN đạt KĐCLGD cấp độ 3 và chuẩn quốc gia mức độ 2

Thứ ba - 18/06/2024 05:58
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN
 
 














BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ



















QUẢNG NAM – 2024
MỤC LỤC
 
NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 5
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 10
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 14
I. Tiêu chuẩn đánh giá Mức 1, Mức 2 và Mức 3  
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 15
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường 14
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác 17
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường 19
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 22
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 24
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 26
Tiêu chí 1.7:  Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên 28
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục 30
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 31
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học 33
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 36
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 36
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên 39
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên 41
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 44
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn 45
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập 48
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị 50
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn 51
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 53
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 55
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 57
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ 57
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường 60
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 63
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non 64
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 67
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe 72
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục 75
C. KẾT LUẬN CHUNG 78
  Phần III. PHỤ LỤC  
  Phụ lục I: BẢNG DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG  






























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
TT Từ, cụm từ viết đầy đủ Viết tắt
1 Cơ sở vật chất CSVC
2 Đồ dùng đồ chơi ĐDĐC
3 Cán bộ, công chức, viên chức CBCCVC
4 Ủy ban nhân dân UBND
5 Kiểm định chất lượng giáo dục KĐCLGD
6 Nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục NDCSGD
7 Xã hội hóa giáo dục XHHGD
8 Cán bộ quản lý CBQL
9 Giáo dục mầm non GDMN
10 Giáo dục và đào tạo GDĐT
11 Công nghệ thông tin CNTT
12 Ban đại diện cha mẹ trẻ BĐDCMT
13 Cán bộ giáo viên nhân viên CBGVNV


























TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Kết quả đánh giá
1.1. Đánh giá theo từng tiêu chí từ Mức 1 đến Mức 3
Tiêu chuẩn,
tiêu chí
Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1        
Tiêu chí 1.1   x x x
Tiêu chí 1.2   x x  
Tiêu chí 1.3   x x x
Tiêu chí 1.4   x x x
Tiêu chí 1.5   x x x
Tiêu chí 1.6   x x x
Tiêu chí 1.7   x x  
Tiêu chí 1.8   x x  
Tiêu chí 1.9   x x  
Tiêu chí 1.10   x x  
Tiêu chuẩn 2        
Tiêu chí 2.1   x x x
Tiêu chí 2.2   x x x
Tiêu chí 2.3   x x x
Tiêu chuẩn 3        
Tiêu chí 3.1   x x x
Tiêu chí 3.2   x x x
Tiêu chí 3.3   x x x
Tiêu chí 3.4   x x x
Tiêu chí 3.5   x x x
Tiêu chí 3.6   x x  
Tiêu chuẩn 4        
Tiêu chí 4.1   x x x
Tiêu chí 4.2   x x x
Tiêu chuẩn 5        
Tiêu chí 5.1   x x x
Tiêu chí 5.2   x x x
Tiêu chí 5.3   x x x
Tiêu chí 5.4   x x x
       Kết quả: Đạt mức 1, mức 2, mức 3
      2. Kết luận: Trường đạt Mức 3
Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường Mẫu giáo công lập Sao Biển
Tên trước đây: Trường Mẫu giáo công lập Tam Hải.
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Núi Thành.
Tỉnh Quảng Nam   Họ và tên
hiệu trưởng
Lê Thị Hồng Trinh
Huyện Huyện Núi Thành   Điện Thoại 0373 351 217
 
Tam Hải   Fax
 
Đạt chuẩn quốc gia x   Website mgsaobien.edu.vn
Năm thành lập trường 2010
 
  Số điểm trường 2
Công lập x   Loại hình khác (ghi rõ): Không
Tư thục Không   Thuộc vùng
khó khăn
Không
Dân lập Không   Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Không
Trường liên kết với nước ngoài Không      
         1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số nhóm, lớp Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Số lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi 0 0 0 0 0
Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 4 4 4 4 4
Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 4 4 4 4 4
Cộng 8 8 8 8 8
2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường
TT Số liệu Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 Ghi chú
I Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 8 8 8 8 8  
1 Phòng
 kiên cố
8 8 8 8 8  
2 Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0  
3 Phòng  tạm 0 0 0 0 0  
II Khối phòng phục vụ học tập 3 3 3 3 3  
1 Phòng LQ ngoại ngữ 1 1 1 1 1  
2 Phòng LQ tin học 1 1 1 1 1  
3 Phòng âm nhạc 1 1 1 1 1  
3 Phòng  tạm 0 0 0 0 0  
III Khối phòng hành chính quản trị 7 7 7 7 7  
1 Phòng kiên cố 6 6 6 6 6  
2 Phòng  bán kiên cố 1 1 1 1 1  
3 Phòng  tạm 0 0 0 0 0  
TT Số liệu Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 Ghi chú
IV Khối phòng tổ chức ăn 2 2 2 2 2  
1 Phòng kiên cố 1 1 1 1 1  
2 Phòng  bán kiên cố 1 1 1 1 1  
3 Phòng tạm 0 0 0 0 0  
V Các công trình, khối phòng chức năng khác 6 6 6 6 6  
1 Phòng Hội trường 0 0 0 0 0  

2
Phòng y tế 1 1 1 1 1  
3 Nhà kho 1 1 1 1 1  
4 Sân vườn 2 2 2 2 2  

5
Cổng, rào 2 2 2 2 2  
Cộng 26 26 26 26 27  
        3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
        a) Số liệu tại thời điểm KĐCLGD
  Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 1 0 0 1 1  
Phó hiệu trưởng 2 2 0 0 2 2  
Giáo viên 16 16 0 0 16 16  
Nhân viên 8 6 0 0 7 1  
Cộng 27 25 0 0 27 20  
     
 b) Số liệu của 5 năm gần đây
 
TT Số liệu Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
1 Tổng số giáo viên 16 16 16 16 16
2 Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với nhóm trẻ 0 0 0 0 0
3 Tỉ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 0 0 0 0 0
4 Tỉ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ em bán trú) 2 2 2 2 2
5 Tổng số giáo
 viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên
6   5   2
6 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên 0 0 0 0 0
4. Trẻ em
 
TT Số liệu Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 Ghi chú
1 Tổng số trẻ em 197 206 202 182 182  
- Nữ 91 85 98 91 88  
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0  
2 Đối tượng chính sách 0 0 0 0 0  
3 Khuyết tật 0 0 0 0 0  
4 Tuyển mới 57 142 101 89 101  
5 Học 2 buổi/ngày 197 206 202 182 182  
6 Bán trú 197 206 202 182 182  
7 Tỉ lệ trẻ em/lớp 24,6 25,7 25,3 22,7 22,7  
8 Tỉ lệ trẻ em/nhóm 0 0 0 0 0  
  - Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0  
- Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0  
- Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi 0 0 0 0 0  
- Trẻ em từ 3-4 tuổi 0 0 0 0 0  
- Trẻ em từ 4-5 tuổi 96 101 88 84 101  
- Trẻ em từ 5-6 tuổi 101 105 114 101 81  
  1. Các số liệu khác: Không


Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ
        A. ĐẶT VẤN ĐỀ
        1. Tình hình nhà trường  
Trường Mẫu giáo Sao Biển nằm trên địa bàn xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; đây là xã có vị trí địa lý rất đặc biệt, bao bọc bởi bốn bề sông và biển, nằm về phía Đông huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm huyện lỵ Núi Thành khoảng 10 Km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp Biển Đông; phía Nam giáp sông Trường Giang; phía Tây giáp sông Trường Giang và xã Tam Hòa. Địa hình chia làm 4 mảnh vì đây là địa hình cuối cùng thuộc hạ lưu sông Trường Giang đổ ra biển. Có diện tích 1.332,18 ha. Toàn xã hiện có 7 thôn với tổng số dân  8590 nhân khẩu với 2312 hộ, chia làm 52 tổ đoàn kết,  địa bàn phức tạp với 5 thôn đất liển và 2 thôn tách rời bởi bốn bề sông nước, điều kiện đi lại giao lưu kinh tế - văn hóa trong xã cũng như với các xã bạn gặp nhiều khó khăn, cách trở, hơn 80% dân số sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, với 519 phương tiện lớn nhỏ vận dụng nhiều hình thức đánh bắt đầy kinh nghiệm, đa dạng và phong phú. Mặc dù phải thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng người dân Tam Hải luôn vươn khơi bám biển, nuôi trồng thủy sản để đảm bảo cuộc sống và tạo điều kiện cho con em được đến trường đúng độ tuổi.
Xã Tam Hải còn là một xã có phong trào xã hội hoá giáo dục rất tốt, địa phương, nhân dân và BĐDCMT đã có nhiều sự quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường được thành lập năm 2010 theo Quyết định số 3927/QĐ-UBND ngày 28/07/2010, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016; đến nay hơn 5 năm phấn đấu nhà trường được UBND tỉnh tặng  nhiều bằng khen,  năm học 2018-2019 được tặng cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua cấp học mầm non và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Nhà trường cũng đã xây dựng được khối đoàn kết thống nhất cao, thực hiện tốt nhiệm vụ NDCSGD trẻ. Với sự quan tâm của cấp trên và lãnh đạo địa phương, sự nỗ lực không ngừng vươn lên của đội ngũ CBGVNV,  năm học 2018 – 2019, 2019-2020 nhà trường được công nhận là Tập lao động xuất sắc, năm học 2021-2022 được công nhận là Tập lao động tiên tiến. Trong 5 năm qua trường có 2 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen, 1 cá nhân được Bộ GDĐT tặng bằng khen; mỗi năm có 15% cá nhân được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở và 100% cá nhân là lao động tiên tiến. Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng xã hội nhất là sự cống hiến hết mình của các thế hệ cô giáo đã và đang công tác tại trường luôn tích cực đẩy mạnh các hoạt động phong trào để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, nhà trường luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng công tác NDCSGD trẻ trong nhà trường.
Hiện nay, Trường Mẫu giáo Sao Biển có 01 điểm chính và 01 điểm trường lẻ. Khoảng cách giữa hai điểm trường phải cách sông trở đò khoảng 3 km. Điểm chính nằm ở trung tâm của thôn Tân Lập gồm có 7 phòng học, các phòng chức năng và một nhà bếp, diện tích đất là 2.530 m2; điểm trường thứ 2 tại thôn Xuân Mỹ có 1 phòng học, 1 nhà bếp, diện tích đất là 137,6 m2; tổng diện tích 2 điểm trường là 2.667.6 m2, các điểm trường được bố trí hợp lý, thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiện nay, nhà trường có tất cả 8 phòng học và các phòng chức năng theo quy định, các phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị theo quy định đáp ứng tốt cho việc NDCSGD trẻ. Tất cả các điểm trường đều có đồ chơi ngoài trời, khuôn viên có tường rào cổng ngõ riêng biệt, có biển tên trường, sân chơi được trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, hoa và cây bóng mát, đây là không gian vui chơi hợp lý cho các cháu. Nhà trường tận dụng tất cả các khoản trống để xây dựng các khu vui chơi, trải nghiệm cho trẻ, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có để phục vụ cho công tác NDCSGD trẻ, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của ngành là xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, và xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
Tổng số trẻ trong toàn trường hiện nay là 182 cháu được bố trí ở 8 lớp học theo từng độ tuổi (cơ sở tân lập có 7 lớp gồm 174 trẻ, cơ sở Xuân Mỹ có 1 lớp gồm 8 trẻ). Toàn trường có 27 CBGVNV, 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, trong đó 100% giáo viên trên chuẩn. Bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo 2 cô trên 1 lớp. Nhà trường đã duy trì tốt công tác bán trú ở tất cả các lớp, 100% trẻ được ở lại bán trú. Chất lượng chăm sóc trẻ ngày càng nâng lên, tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 4%, chất lượng giáo dục được đánh giá qua các lĩnh vực đạt từ 93 - 98%. Nhà trường đầu tư đầy đủ CSVC, trang thiết bị trong và ngoài phòng học đảm bảo theo quy định trường mầm non theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT. Tất cả các phòng đều áp gạch men thoáng mát,  sạch sẽ đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, học tập, ăn ngủ cho trẻ, đồ dùng phục vụ công tác bán trú được trang bị đầy đủ. Trong những năm qua, nhà trường đã tập hợp, duy trì khối đoàn kết thống nhất một lòng trong đội ngũ, ý chí tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân được nâng lên rõ rệt. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã đi sâu và lan tỏa đến mọi người; toàn thể CBGVNV đều tích cực ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính.
Mặc dù là đơn vị trường học nằm trên địa bàn sông nước, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao và ý chí không ngừng vươn lên của đội ngũ, trường đã từng bước khẳng định được vị thế, uy tín về chất lượng giáo dục của trường. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ đoàn kết thống nhất cao, có trình độ và năng lực chuyên môn vững vàng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua với chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh  -  an toàn  -  thân  thiện” đưa nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, phấn đấu xây dựng cơ sở GDMN chuyên nghiệp, có nhiều nhà giáo phẩm chất tốt, nghiệp vụ giỏi, phong cách đẹp. Thành công của nhà trường trong thời gian qua không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ, mà là sự phối kết hợp đồng bộ của toàn xã hội, trong đó có vai trò đóng góp rất lớn của BĐDCMT. Trong 5 năm qua việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị từ nguồn đóng góp của cha mẹ trẻ và vận động xã hội hoá giáo dục  rất lớn. Đặc biệt với việc sáng tạo và đổi mới hình thức vận động, cũng như cách thức xây dựng, nhà trường đã đạt hiệu quả cao trong công tác phối hợp xây dựng CSVC từng điểm trường. Hiện nay tất cả các phòng học đều cao ráo, các cơ sở của nhà trường thoáng mát, nền và tường trong, ngoài phòng học đều được áp gạch men, tường rào cổng ngõ kiên cố, có sân chơi với nhiều khu vui chơi cho trẻ trải nghiệm, có cây xanh bóng mát, có vườn hoa, cây cảnh tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
2. Mục đích tự đánh giá
Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ của nhà trường. Tự đánh giá giúp trường rà soát, tự xem xét thực trạng của trường, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo như lập kế hoạch và hành động theo kế hoạch. Sau đó lại tiếp tục rà soát, xem xét lại thực trạng và điều chỉnh mục tiêu theo hướng cao hơn.
Với thành quả đã đạt được, nhằm giữ gìn và phát huy hơn nữa, đặc biệt để xây dựng nhà trường phát triển một cách bền vững, khẳng định được vị thế trong toàn ngành, nhà trường đã có định hướng chiến lược phát triển toàn diện và lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Xuất phát từ yêu cầu đó, căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp đánh giá được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Trường Mẫu giáo Sao Biển đã tiến hành tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của cấp học mầm non. Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, đánh giá thực trạng NDCSGD, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí trong các tiêu chuẩn, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và đưa ra các biện pháp để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành. Công tác tự đánh giá là dịp để nhà trường giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của trường, là cơ sở để đề nghị cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định.
3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá
Bên cạnh những mặt mạnh đã đạt được, trường vẫn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định so với yêu cầu phát triển hiện nay. Trên cơ sở những kết quả đã được, trường Mẫu giáo sao Biển tiến hành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài theo quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Nhà trường ra Quyết định số 27/QĐ-MGSB ngày 11 tháng 09 năm 2023 về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 09 thành viên:
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1 Lê Thị Hồng Trinh Hiệu trưởng
Bí thư chi bộ
Chủ tịch HĐ
2 Trần Thị Trà My Phó hiệu trưởng Phó chủ tịch HĐ
3 Phạm Thị Thu Chang Phó hiệu trưởng
Chủ tịch công đoàn
Phó chủ tịch HĐ
3 Ngô Thị Quyền Giáo viên
 Tổ Trưởng chuyên môn
Thư ký HĐ
5 Phạm Thị Thu Nga Văn thư Uỷ viên HĐ
6 Lê Thị Hà Tiên Giáo viên
 Tổ Trưởng chuyên môn
Uỷ viên HĐ
7 Hồ Thanh Thịnh Kế toán
Tổ trưởng tổ Văn phòng
Uỷ viên HĐ
8 Võ Thị Lan Hương Giáo viên
 Bí thư chi đoàn
Uỷ viên HĐ
9 Phạm Thị Tô Điểm Giáo viên Uỷ viên HĐ
Các thành viên Hội đồng được phân công thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng và đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. Sau khi đánh giá, các thành viên viết báo cáo tự đánh giá tiêu chí được phân công. Hội đồng tự đánh giá đã cử nhóm thư ký gồm 5 thành viên và các nhóm công tác để triển khai công việc. Nhóm thư ký thường xuyên theo dõi tổng hợp kết quả đánh giá của từng tiêu chí, tiêu chuẩn để Hội đồng tự đánh giá hoàn thành báo cáo và thông qua bản báo cáo tự đánh giá chung trong hội đồng sư phạm để lấy ý kiến góp ý bổ sung hoàn chỉnh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc KĐCLGD, các thành viên của Hội đồng tự đánh giá đã chủ động, tích cực tham gia đánh giá một cách trung thực, khách quan.
Những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá được trình bày lần lượt từng tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, mỗi tiêu chí được mô tả rõ ràng,cụ thể hiện trạng của nhà trường theo yêu cầu, trên cơ sở đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu của trường và đề ra kế hoạch phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng NDCSGD của nhà trường.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng tự đánh giá đã đề ra quy trình tự đánh giá và yêu cầu các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phối hợp thực hiện. Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá chất lượng của nhà trường một cách trung thực và khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều vấn đề đã nảy sinh như hồ sơ tổ chức các hoạt động có nhưng chưa thực sự đầy đủ. Nhiều báo cáo, công văn liên quan tới địa phương, BĐDCMT và cấp trên còn thiếu trong kho lưu trữ, lượng thời gian dành cho công tác tự  kiểm tra đánh giá không có nhiều, CBQL nhà trường trong 5 năm qua có sự thay đổi. Tuy vậy, sau một thời gian nỗ lực cố gắng, các khó khăn trên đã từng bước được khắc phục. Dựa vào minh chứng đã thu thập, xử lý và phân tích, các nhóm công tác lập các phiếu đánh giá từng tiêu chí. Trên cơ sở góp ý của hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí. Chủ tịch hội đồng tự đánh giá hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.
Qua quá trình tự đánh giá trong 5 năm qua, trường Mẫu giáo Sao Biển đã nhận thấy mặt mạnh trong các hoạt động NDCSGD trẻ. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục. Vì vậy, có thể nói công tác đánh giá trường mầm non là dịp để nhà trường nhìn lại những gì đã làm được, những gì còn tồn tại so với quy định chuẩn về các mức đánh giá trường mầm non, để từ đó có định hướng khắc phục trong thời gian ngắn nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường học hạnh phúc.
B. TỰ ĐÁNH GIÁ
          I. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, MỨC 2 VÀ MỨC 3
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường        
            Mở đầu:
Trường Mẫu giáo Sao Biển có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định Điều lệ trường mầm non. Nhà trường có phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển phù hợp với mục tiêu GDMN, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của đơn vị. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền để tổ chức thực hiện các mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động của nhà trường. Nhà trường có Hội đồng trường theo quyết định của Phòng GDĐT Núi Thành. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng làm việc hiệu quả. CBGVNV nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động.
Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của ngành. Tổ chức các lớp mẫu giáo và thực hiện công tác NDCSGD trẻ theo quy định. Thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản theo quy định của cấp trên, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với CBGVNV và trẻ đảm bảo tính trung thực, chính xác, công bằng, công khai và khách quan, thực hiện tốt công tác an ninh trật tự an toàn trong trường học.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Mức 1
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Xã Tam Hải có diện tích tự nhiên là 1.332,18 ha; mật độ dân cư phân bố không đồng đều, sống tập trung và được phân bổ ở khắp 7 thôn; hiện nay có 2.312 hộ dân, với 8590 nhân khẩu. Đời sống người dân chủ yếu sống bằng nghề biển, mọi người đều chăm lo đến việc học tập của con em. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, nhà trường đã xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển giai đoạn 2016 – 2021, 2022 - 2026 đảm bảo giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng cơ bản cần thiết phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của đơn vị. Chính vì vậy, nhà trường đã không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, từng bước khẳng định vị thế uy tín, chất lượng NDCSGD trẻ. Hằng năm, thực hiện tốt công tác điều tra độ tuổi, để lập kế hoạch phát triển giáo dục năm học, giai đoạn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [H1-1.1-01]. Tuy nhiên, đời sống người dân chủ yếu sống bằng nghề biển, kinh tế không ổn định, thỉnh thoảng lại chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống nên hằng năm việc duy trì số lượng trẻ còn gặp nhiều khó khăn do số trẻ chuyển đi, chuyển đến luôn thay đổi.
b) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn từ 2016 – 2021, 2022-2026 được UBND xã Tam Hải, Phòng GDĐT Núi Thành phê duyệt theo Kế hoạch số: 16/KH-MGSB ngày 20/08/2016 và Kế hoạch số 02/KH-MGSB ngày 04/01/2022. Đảng ủy, UBND xã Tam Hải, đặc biệt coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Tam Hải  ban hành nhiều Nghị quyết, chủ trương, kế hoạch về phát triển sự nghiệp giáo dục đề ra nhiều giải pháp để huy động nguồn lực tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giáo dục, mở rộng diện tích đất đáp ứng ngày càng tốt về môi trường và chất lượng giáo dục cho trẻ [H1-1.1-02].
c) Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được công khai trên trang website của nhà trường và bằng hình thức niêm yết công khai tại phòng hội đồng trường để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh được biết. Hằng năm nhà trường luôn đưa vào Nghị quyết Hội
 nghị CBCCVC chỉ tiêu phấn đấu cần đạt được, nghị quyết được công khai trước
hội nghị và báo cáo qua cổng thông tin điện tử của phòng giáo dục đào tạo huyện Núi Thành, được Hội đồng nhân dân thông qua các kỳ họp và dần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển trường lớp và định hướng cho chiến lược phát triển GDMN của xã Tam Hải theo đúng lộ trình đề ra [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04].
Mức 2                                                 
Hằng năm Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân tập trung rà soát các chỉ tiêu và xây dựng những giải pháp giám sát việc thực hiện Phương hướng chiến lược phát triển nhà trường. Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể quan tâm chăm lo đến sự nghiệp GDĐT, huy động các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới [H1-1.1-05].  
Mức 3
Định kỳ hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện từ đó điều chỉnh, bổ sung để kế hoạch đạt được mục tiêu của nhà trường trong năm học và cả giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức quán triệt và giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch về phương hướng phát triển GDĐT trong nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động để đội ngũ CBGVNV, cha mẹ trẻ và cộng đồng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, thấy rõ trách nhiệm của mình nhằm tích cực góp sức cùng nhà trường trong công tác NDCSGD trẻ một cách tốt nhất có thể
[H1-1.1-06].
2. Điểm mạnh
          Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể quan tâm chăm lo đến sự nghiệp GDĐT, huy động các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học,
ĐDĐC hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới  
          3. Điểm yếu
 Đời sống người dân chủ yếu sống bằng nghề biển, kinh tế không ổn định, thỉnh thoảng lại chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống nên việc duy trì số lượng trẻ trong năm học còn gặp nhiều khó khăn do trẻ chuyển đi, chuyển đến luôn thay đổi.
         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục quán triệt và giám sát việc thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch và phương hướng phát triển giáo dục trong nhà trường để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm trong đội ngũ CBGVNV, cha mẹ trẻ và cộng đồng. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đưa trẻ trong độ tuổi ra lớp trên địa bàn xã và tránh tình trạng chuyển trẻ đi, chuyển trẻ đến nhằm giảm sức ép cho nhà trường trong công tác duy trì sỉ số trẻ hằng năm .
          Hội đồng trường có kế hoạch phân công cụ thể cho các thành viên xây dựng kế hoạch theo dõi kiểm tra đánh giá, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển để kịp tiến độ đề ra.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
          Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Mức 1
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
          a) Hội đồng trường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập theo Quyết định số 1150/QĐ-PGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Phòng GDĐT Núi Thành. Hội đồng trường gồm 9 thành viên, Hiệu trưởng làm Chủ tịch hội đồng trường, các thành viên còn lại bao gồm các phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự hiệu trưởng làm văn bản đề nghị Phòng GDĐT củng cố Hội đồng trường để đúng với cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H2-1.2-01]. Vào đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng nhà trường đều ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, cơ cấu tổ chức các thành viên Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường đúng theo quy định [H2-1.2-02]. Ngoài ra, nhà trường còn có các hội đồng tư vấn khác để tư vấn giúp hiệu trưởng quyết định tổ chức các hoạt động giáo dục thực hiện nhiệm vụ trong năm học như: Hội đồng tuyển sinh, Ban giám khảo hội thi giáo viên giỏi trường, Tổ thẩm định sáng kiến [H2-1.2-03; [H2-1.2-04].
b) Trong những năm qua, Hội đồng trường đã quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường. Hội đồng trường còn giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Đầu mỗi năm học, Hội đồng trường xây dựng kế hoạch, tổ chức họp quyết nghị những chỉ tiêu giải pháp và tổ chức giám sát các hoạt động của nhà trường theo Nghị quyết đã đề ra, hằng năm có đánh giá sơ kết, tổng kết mỗi năm. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định [H2-1.2-05].
c) Các hoạt động của Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường được định kỳ rà soát và đánh giá theo học kỳ, năm học và mỗi đợt thi đua [H2-1.2-06]. Tuy nhiên, Hội đồng trường có sự thay đổi thành viên, phải củng cố hằng năm nên các thành viên mới hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao, lý do chưa nắm bắt được công việc và cách làm việc.
Mức 2
Hội đồng trường được thành lập và kiện toàn theo từng năm học và hoạt động tích cực. Các nghị quyết về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường được hội đồng thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất nên các chỉ tiêu luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển sinh, Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi giáo viên giỏi trường, Tổ thẩm định sáng kiến của nhà trường hoạt động có hiệu quả, công khai minh bạch góp phần nâng cao tinh thần dân chủ, chất lượng NDCSGD trẻ nhà trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mỗi năm học. Vì thế, trong các năm qua(2018-2019, 2019-2020) nhà trường  đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và được UBND tỉnh tặng bằng khen, năm học 2018-2019 được UBND tỉnh tặng cờ thi đua dẫn đầu về phong trào thi đua cấp huyện; năm học 2021-2022 nhà trường  đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” [H1-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tuyển sinh, Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi giáo viên giỏi trường, Tổ thẩm định sáng kiến của nhà trường hoạt động có hiệu quả, công khai minh bạch góp phần nâng cao tinh thần dân chủ, chất lượng NDCSGD trẻ nhà trường.
          3. Điểm yếu
           Hội đồng trường được thành lập và hoạt động song chưa đạt hiệu quả cao.
 Do một số thành viên trong Hội đồng trường có thay đổi do bổ nhiệm chức vụ mới nên
việc giám sát nghị quyết chưa thật sự chặt chẽ.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Trong năm học 2024 – 2025 và những năm học tiếp theo nhà trường phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong những năm học đến. Chủ tịch Hội đồng trường cùng các thành viên trong hội đồng nâng cao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn để hoạt động trường hằng năm đạt kết quả tốt, thông qua các quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
5. Tự đánh giá:  Đạt mức 2
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Mức 1
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;         
c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn
thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Tổ chức Công đoàn trường gồm có 27 đoàn viên, được biên chế ở 3 tổ Công đoàn. Chủ tịch Công đoàn là cô Phạm Thị Thu Chang, các chức danh còn lại được công nhận theo Quyết định số 39/QĐ- LĐLĐ, ký ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Ban Thường vụ Liên Đoàn Lao Động huyện Núi Thành [H3-1.3-01].  
Chi đoàn Trường Mẫu giáo Sao Biển được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-ĐTN ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xã Tam Hải do đồng chí Lê thị Hà Tiên làm Bí thư chi đoàn. Hiện nay đồng chí Bạch Thị Lê Na làm bí thư chi đoàn theo Quyết định số 30/QĐ-ĐTN ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban thường vụ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xã Tam Hải [H3-1.3-02]. Chi đoàn trường gồm có 8 đoàn viên. Chi đoàn tổ chức sinh hoạt đúng theo điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh [H3-1.3-03]. Tuy nhiên, Chi đoàn thanh niên của nhà trường mới được tái thành lập, Bí thư chi đoàn còn mới, đứng lớp 2 buổi/ngày nên thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động của chi đoàn  cũng không nhiều, hơn nữa lực lượng đoàn viên không ổn định, mới làm lễ trưởng thành cho 4 đoàn viên và cũng mới bổ sung thêm 4 đoàn viên, do vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phong trào chi đoàn.
Các tổ chức khác trong nhà trường như: Chi hội khuyến học, Chi hội chữ thập đỏ cũng được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả nhằm thúc đẩy tốt các hoạt động của nhà trường [H3-1.3-04].
b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường tổ chức hoạt động đúng theo quy định. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động đúng theo quy định của Điều lệ Đảng. Công đoàn tổ chức hoạt động đúng theo Điều lệ Công đoàn. Chi đoàn thanh niên tổ chức hoạt động đúng theo Điều lệ của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh [H3-1.3-05].  
c) Hằng năm, các hoạt động của Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường được rà soát, đánh giá theo từng tháng, quý, học kỳ và năm có báo cáo sơ kết, tổng kết [H3-1.3-06].  
Mức 2
a) Nhà trường có chi bộ Đảng độc lập, được tách ra từ chi bộ liên trường và được thành lập theo Quyết định số 51 -QĐ/ĐU, ngày 29 tháng 06 năm 2018 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ xã Tam Hải do đồng chí Ngô Thị bích Ngọc làm bí thư. Hiện  nay đồng chí Lê Thị Hồng Trinh làm bí thư theo Quyết định số 44 -QĐ/ĐU, ngày 19 tháng 05 năm 2022. Chi bộ gồm 19 đồng chí và đã có chi ủy. Chi ủy chi bộ gồm có 3 đồng chí: Bí  thư chi bộ là đồng chí Lê Thị Hồng Trinh, phó bí thư là đồng chí Phạm Thị Thu Chang, chi ủy viên là đồng chí Ngô Thị Quyền. Chi bộ lãnh, chỉ đạo, điều hành công việc của nhà trường, thường xuyên tổ chức họp hội đúng thời gian quy định và đưa ra nghị quyết thực thi công việc [H3-1.3-05]. Trong 05 năm qua chi bộ lãnh đạo toàn diện và đạt hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, tham gia và đạt giải nhất hội thi bí thư chi bộ giỏi do Đảng ủy tổ chức, được các cấp khen tặng nhiều giấy khen. Chi bộ đạt 3 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ( năm 2019, 2021, 2022), 1 năm hoàn thành xs nhiệm vụ( năm 2023)
b) Trong 5 năm qua các đoàn thể, tổ chức khác đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng như chi hội khuyến học, chi hội chữ thập đỏ. Ban chấp hành công đoàn thường xuyên phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ, chăm lo đời sống cho đoàn viên, tổ chức sinh hoạt 8/3, 20/10, cho đoàn viên tham quan dã ngoại, sinh nhật đoàn viên, phối hợp tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các cấp, của trường. Trong nhiều năm liền công đoàn luôn đạt công đoàn tốt và xuất sắc . Các đồng chí đoàn viên trẻ tuổi tình nguyện tham gia mọi phong trào, hoạt động thi đua của nhà trường: làm đồ dùng dạy học, dọn vệ sinh môi trường bên ngoài lớp học, làm công trình thanh niên, trang trí khu vui chơi, tham gia hiến máu nhân đạo, vận động  nguồn thực phẩm sạch và nấu cơm cho khu cách ly do dịch Covid-19, tham gia thể dục thể thao, văn nghệ… Chi đoàn 5 năm liền được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H3-1.3-07].
Mức 3
a)  Đã mô tả tại chỉ báo a Mức 2.
b)  Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 2.
2. Điểm mạnh
Trường có Chi bộ Đảng độc lập và đã phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện và đạt hiệu quả các hoạt động trong nhà trường; tham gia và đạt giải nhất hội thi bí thư chi bộ giỏi do Đảng ủy tổ chức, được các cấp khen tặng nhiều giấy khen. Chi bộ đạt 3 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 1 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các tổ chức đoàn thể và các tổ chức khác đã đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng. Tổ chức công đoàn, chi Đoàn thanh niên của nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3. Điểm yếu
Chi đoàn thanh niên của nhà trường mới được tái thành lập, Bí thư chi đoàn còn mới, đứng lớp 2 buổi/ngày nên thời gian dành cho việc tổ chức các hoạt động của chi đoàn  cũng không nhiều, hơn nữa lực lượng đoàn viên không ổn định, mới làm lễ trưởng thành cho 4 đoàn viên và cũng mới bổ sung thêm 4 đoàn viên, do vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phong trào chi đoàn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2024 - 2025 và những năm học đến, Chi bộ Đảng trong nhà trường tiếp tục nêu cao vai trò lãnh đạo toàn diện, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm, nhận thức và trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách các Hội đồng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
        Nhà trường tạo điều kiện cho Chi đoàn thanh niên có cơ hội giao lưu, học tập trải nghiệm nhiều hoạt động cùng với các chi đoàn bạn tiêu biểu trong và ngoài xã, tham gia các đợt tập huấn chuyên môn do huyện đoàn tổ chức nhằm cải tiến nội dung và hình thức hoạt động của chi đoàn, đồng thời có kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành chi đoàn mạnh hơn, hiệu quả hơn.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Mức 1
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Trường Mẫu giáo Sao Biển là trường thuộc hạng 1, được bổ nhiệm 3 cán bộ quản lý:1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng đúng quy định Điều lệ trường mầm non. Năm học 2018-2019, hiệu trưởng nhà trường là cô Ngô Thị Bích Ngọc theo Quyết định số: 1256c /QĐ-UBND huyện Núi Thành ngày 24 tháng 10 năm 2014. Đến tháng 08 năm 2019, thực hiện công tác điều động và bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy định, Phòng GDĐT và UBND huyện Núi Thành đã điều động cô Ngô Thị Bích Ngọc là Hiệu trưởng Mẫu giáo sao Biển về làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú theo quyết định số: 5754/QĐ-UBND huyện Núi Thành  ngày 22 tháng 08 năm 2019 và Bổ nhiệm cô Lê Thị Hồng Trinh giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sao Biển theo Quyết định số 5755/QĐ-UBND huyện Núi Thành ngày 22 tháng 08 năm 2019.
Hai  Phó Hiệu trưởng là cô Trần Thị Trà My theo quyết định số: 5939/QĐ-UBND huyện Núi Thành  ngày12 tháng 08 năm 2015, quyết định số: 4483/QĐ-UBND huyện Núi Thành  ngày 30 tháng 07 năm 2020 và cô Phạm Thị Thu Chang theo quyết định số: 5756/QĐ-UBND huyện Núi Thành  ngày 22 tháng 08 năm 2019 [H4-1.4-01].
b) Thực hiện theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường, căn cứ tình hình thực tế và năng lực của giáo viên, nhân viên. Hằng năm hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập 01 tổ văn phòng và 02 tổ chuyên môn gồm tổ mẫu giáo Lớn và tổ mẫu giáo Nhỡ. Nhà trường bổ nhiệm giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm làm tổ trưởng, tổ phó để quản lý điều hành các hoạt động của tổ. Tổ chuyên môn được thành lập gồm giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, có từ 8 đến 10 thành viên. Tổ văn phòng gồm nhân viên kế toán, văn thư và bảo vệ. Hiệu trưởng quản lý chung, phụ trách hoạt động tổ văn phòng. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục được phân công vào sinh hoạt tổ chuyên môn tổ nhỡ và phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi và phổ cập được phân công vào sinh hoạt tổ chuyên môn tổ lớn. Định kỳ, 3 tổ mỗi lần tổ chức sinh hoạt tổ đều được hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng tham gia họp hội và giám sát chỉ đạo tốt các nội dung [H4-1.4-02].
c) Căn cứ kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế mỗi tổ, hằng năm các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động tổ cụ thể theo năm, học kỳ, tháng, tuần và tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra. Để tổ chức và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng tổ chức sinh hoạt định kỳ theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, nội dung tổ chức sinh hoạt đều được thể hiện trong biên bản họp tổ [H4-1.4-03]. Tuy nhiên, nội dung hình thức sinh hoạt tổ chưa phong phú. Nguyên nhân là do tổ trưởng chuyên môn vừa đứng lớp vừa làm công tác kiêm nhiệm nên ít có thời gian đầu tư nghiên cứu để đổi mới nội dung cũng như hình thức sinh hoạt tổ.
Mức 2
a) Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch thực hiện các chuyên đề của trường, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề phù hợp với tình hình của tổ và tổ chức thực hiện có nề nếp và hiệu quả. Trong quá trình tổ chức mỗi cá nhân thực hiện ghi chép đầy đủ các nội dung cần ghi nhớ để làm tư liệu cá nhân áp dụng vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục [H4-1.4-04].
b) Qua theo dõi, đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của các tổ viên, các tổ tiến hành thực hiện việc đánh giá hoạt động của tổ, rà soát việc làm được và chưa làm được để có kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời vào kế hoạch hoạt động của tổ. Các nội dung đánh giá được thể hiện cụ thể trong biên bản họp tổ và được các thành viên trong tổ biểu quyết thống nhất cao [H4-1.4-03].
Mức 3
a) Trong mỗi năm học các tổ chuyên môn và tổ văn phòng phối hợp cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội như lễ hội tết trung thu, Lễ hội mùa xuân, có kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cho các lớp trong tổ, thường xuyên tổ chức thao giảng, giao lưu chuyên môn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, dự giờ chéo góp ý cho đồng nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng đã đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường [H4-1.4-03].
b) Tổ chuyên môn phối hợp cùng nhà trường thực hiện các chuyên đề như: chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, chuyên đề phát triển vận động, an toàn giao thông, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ…thực hiện hiệu quả các chuyên đề có báo cáo tổng kết sau mỗi chuyên đề nhằm góp phần nâng cao
 chất lượng NDCSGD trẻ [H4-1.4-04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã thành lập các tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non. Các tổ chuyên môn và văn phòng đã thực hiện công việc được giao đúng quy định và đạt hiệu quả.
3. Điểm yếu
Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chưa phong phú. Nguyên nhân là do tổ trưởng chuyên môn vừa đứng lớp vừa làm công tác kiêm nhiệm nên ít có thời gian đầu tư nghiên cứu để đổi mới nội dung cũng như hình thức sinh hoạt tổ.
        4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo, nhà trường thực hiện đảm bảo cơ cấu các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và chỉ đạo hoạt động của các tổ đảm bảo theo quy định Điều lệ trường mầm non. Trong từng buổi họp Liên tịch nhà trường lồng ghép bồi dưỡng công tác quản lý cho các tổ trưởng, tổ phó. Phát huy vai trò của tổ trưởng trong việc điều hành quản lý tổ, huy động sự tham gia của các tổ viên trong việc đóng góp xây dựng hoạt động và nội dung sinh hoạt của tổ được phong phú hơn. Chỉ đạo các tổ đổi mới nội dung sinh hoạt dưới nhiều hình thức như: Hội thảo chuyên đề, tổ chức hội thi, thảo luận tư vấn chuyên môn để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ.
5. Tự đánh giá:  Đạt mức 3.
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Mức 1
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Trong 5 năm qua, từ năm học 2019 – 2020 đến năm học 2023 – 2024   nhà trường có  8 lớp học trên 2 điểm trường, tất cả các lớp được phân chia theo độ tuổi. Hiện tại nhà trường có tổng  số 182 trẻ được phân chia theo khối lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi 101 trẻ/4 lớp, Mẫu giáo 5-6 tuổi 81 trẻ/4 lớp [H5-1.5-01].
b) Trong những năm qua nhà trường tổ chức bán trú cho 100% trẻ ở tất cả
 các lớp. Tất cả các trẻ đều được học 2 buổi/ngày và thực hiện đầy đủ, đảm bảo chế
độ hoạt động một ngày và các hoạt động giáo dục đúng theo Chương trình GDMN của Bộ GDĐT ban hành [H5-1.5-02].
c) Hàng năm qua công tác điều tra độ tuổi nhà trường nắm bắt được số trẻ khuyết tật trên địa bàn xã để huy động trẻ ra lớp học hòa nhập nhưng không có trẻ khuyết tật đến học tại trường.
Mức 2
Trong 5 năm qua, mỗi năm học toàn trường có 8 lớp, nhà trường đã thực hiện tốt việc phân bổ số lượng trẻ trên mỗi lớp đảm bảo theo quy định. Năm học 2019- 2020 huy động được 206 trẻ/ 8 lớp. Năm học 2020 - 2021, huy động được 202 trẻ /8 lớp. Năm học 2021 - 2022, huy động được 182 trẻ /8lớp. Năm học 2022 - 2023, huy động được 182 trẻ /8lớp. Năm học 2023 - 2024, huy động được 182 trẻ /8lớp Trong đó: 04 lớp mẫu giáo nhỡ  101 trẻ, bình quân mỗi lớp ở độ tuổi nhỡ từ 25 trẻ/lớp,  4 lớp mẫu giáo lớn 81 trẻ, bình quân mỗi lớp ở độ tuổi lớn từ 25trẻ/lớp( Cơ sở Tân Lập), 8 trẻ/lớp( cơ sở Xuân Mỹ) và được phân theo độ tuổi. Tuy nhiên, lớp học thôn Xuân mỹ số lượng trẻ ra lớp rất ít từ 8 đến 15 trẻ, số trẻ còn lại học trái tuyến tại các trường bạn trong huyện do điều kiện cách sông trở đò, cuộc sống của người dân quá khó khăn nên phải chuyển đến nơi khác sinh sống.[H5-1.5-04]; [H5-1.5-05].
Mức 3
Đã mô tả tại Mức 2.
2. Điểm mạnh
Trong 5 năm qua, tất cả các lớp mẫu giáo trong trường đều được phân chia theo đúng độ tuổi, 100% trẻ đến trường đều được được ăn bán trú và được học 2 buổi/ngày, chất lượng NDCSGD của nhà trường không ngừng được nâng lên, tạo uy tín đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
3. Điểm yếu
Lớp học thôn Xuân mỹ số lượng trẻ ra lớp rất ít từ 8 đến 15 trẻ, số trẻ còn lại học trái tuyến tại các trường bạn trong huyện do điều kiện cách sông trở đò, đò nhỏ, đưa không liên tục, cuộc sống của người dân quá khó khăn nên phải chuyển đến nơi khác sinh sống và làm việc
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì chất lượng NDCSGD trẻ đã đạt được, thực hiện tốt công tác bán trú nhằm nâng cao
 chất lượng toàn diện trong nhà trường. Đồng thời nhà trường tham mưu với lãnh
 đạo địa phương cần đầu tư, vận hành phà lớn hơn, chỉ đạo đò đưa liên tục để đảm bảo cuộc sống cho người dân và trẻ được yên tâm học tại trường.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Mức 1
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và
tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy
 định hiện hành;        
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Những năm qua, nhà trường thực hiện lưu trữ hồ sơ quản lý tài sản, tài chính đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật Lưu trữ. Hằng năm, nhà trường thống nhất giao trách nhiệm cho từng cá nhân và bộ phận thực hiện nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thiết lập hồ sơ lưu trữ theo quy định. Trong các năm học qua  công văn đi, công văn đến của trường luôn được theo dõi, lưu trữ đầy đủ và sắp xếp khoa học, rõ ràng theo từng cấp ban hành [H6-1.6-01].
b) Trong 5 năm qua, nhằm đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động, nhà trường thực hiện việc lập dự toán tài chính hằng năm. Kế hoạch mua sắm từng năm theo nguồn kinh phí tự chủ được lãnh đạo Phòng GDĐT phê duyệt, công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng ngay từ đầu năm và được bổ sung công khai trong Hội nghị CBCCVC. Từng năm nhà trường cập nhật và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Thực hiện thu chi, quyết toán hàng tháng, hàng quý đảm bảo theo quy định. Công tác báo cáo tài chính đảm bảo theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước quy định [H6-1.6-02]. Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục theo Công văn số 1331/UBND-TCKH ngày 17/10/2019 của UBND huyện Núi Thành  nhà trường chưa thực hiện được. Nguyên nhân do phụ huynh phần lớn chưa hưởng ứng trong việc giao dịch với
ngân hàng sợ mất thời gian, cách sông trở đò đi lại khó khăn nên nộp tại bộ phận tài vụ cho thuận lợi.
c) Nhà trường chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận cá nhân thực hiện việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất đai CSVC phục vụ cho công tác NDCSGD trẻ đạt hiệu quả. Thực hiện kiểm kê tài sản vào cuối năm và vào đầu năm học, kiểm kê bàn giao khi có thay đổi nhân sự; bộ phận kế toán tổng hợp kiểm kê tài sản trong toàn trường, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ quản lý tài sản, CSVC của nhà trường. Qua kiểm tra giúp nhà trường đánh giá việc quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả; kịp thời khắc phục những sai sót trong bảo quản, sử dụng và xây dựng kế hoạch tu sửa, mua sắm mới để phục vụ tốt việc nuôi, dạy trẻ [H6-1.6-03]. 
Mức 2
a) Trong 5 năm qua với tinh thần tự học, tự rèn đội ngũ CBQL của  nhà trường đã ứng dụng CNTT rất hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường: sử dụng phần mềm Pmis, phần mềm phổ cập, phần mềm dinh dưỡng,  phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp Misa, phần mềm thuế, phần mềm bảo hiểm, phần mềm dinh dưỡng mới đang thực hiện tính định lượng cho trẻ hàng ngày [H6-1.6-04].
b) Trong 5 năm qua nhà trường triển khai thực hiện tốt việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản, được các cấp kiểm tra hằng năm, qua đánh giá kiểm tra đều được xếp loại tốt. Vì vậy trong thời gian qua nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản [H6-1.6-05].
Mức 3
Nhà trường có xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế địa phương [H6-1.6-06]. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách chưa được nhiều mà chỉ thực hiện nguồn kinh phí do UBND huyện cấp.
2. Điểm mạnh
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường luôn triển khai thực hiện tốt việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản, được các cấp kiểm tra hằng năm, qua đánh giá kiểm tra đều được xếp loại tốt. Vì vậy trong thời gian qua nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản.
3. Điểm yếu
Việc thực hiện thu các khoản nộp của phụ huynh qua hệ thống ngân hàng theo Công văn số 1331/UBND-TCKH ngày 17/10/2019 của UBND huyện Núi Thành về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục chưa được thực hiện, nguyên nhân do phụ huynh phần lớn chưa hưởng ứng trong việc giao dịch với ngân hàng sợ mất thời gian, cách sông trở đò đi lại khó khăn nên nộp tại bộ phận tài vụ cho thuận lợi.
Việc huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách chưa được nhiều mà chỉ thực hiện nguồn kinh phí do UBND huyện cấp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024 - 2025 và những năm học đến CBQL của nhà trường duy trì và phát huy những kết quả đạt được trong công tác quản lý, điều hành. Tiếp tục quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục, tiếp tục triển khai và vận động phụ huynh  thực hiện Công văn số 1331/UBND-TCKH ngày 17/10/2019 của UBND huyện Núi Thành về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục để phụ huynh phối hợp thực hiện, đồng thời nhà trường liên hệ với Công ty viễn thông Viettel Quảng Nam để thực hiện thu hộ học phí trường học qua tài khoản ngân hàng số Viettel Pay.
Tiếp tục tham mưu và vận động các nguồn tài chính ngoài ngân sách để đầu tư xây dựng và phát triển hiệu quả nhà trường trong công tác NDCSGD trẻ
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Mức 1
          a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Phòng GDĐT huyện Núi Thành, căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hằng năm hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với tình hình của nhà trường, của đội ngũ giáo viên, tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho CBGVNV tham gia các lớp học nâng chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn như học đại học, quản lý giáo dục, trung cấp chính trị, đồng thời tổ chức thực hiện có nề nếp và hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường. Trong quá trình học tập bồi dưỡng mỗi cá nhân thực hiện ghi chép đầy đủ các nội dung học tập, bồi dưỡng [H7-1.7-01].    
b) Hằng năm, dựa vào điều kiện của từng cá nhân, đồng thời trên cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của CBGVNV vào cuối năm học. Đầu mỗi năm học nhà trường xây dựng kế hoạch phân công sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai hiệu quả hoạt động của nhà trường [H7-1.7-02]. Tuy nhiên, trong quá trình phân công quản lý CBGVNV nhà trường gặp nhiều khó khăn nhất là việc phân công giáo viên đứng lớp tại cơ sở thôn Xuân Mỹ.
c) Nhà trường có tất cả 27 CBGVNV, trong đó có 21 CBGVNV biên chế và 5 nhân viên hợp đồng gồm 4 nhân viên cấp dưỡng, 1 nhân viên bảo vệ. Tất cả CBGVNV nhà trường được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non như: Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ, được tham gia học tập nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, được tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường và công đoàn tổ chức. Ngoài ra CBGVNV được đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật như: hưởng lương theo quy định, nghỉ ốm đau, thai sản, nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên, được khen thưởng vào cuối năm học khi có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm, được nghỉ hè, lễ, tết theo quy định [H7-1.7-03].
Mức 2
Trong 5 năm qua để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBGVNV; phân công, sử dụng CBGVNV rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trườngHàng năm, nhà trường tiến hành khảo sát đánh giá phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng phát triển những năng lực cần thiết cho giáo viên. Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho CBGVNV tham gia các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp, tham quan các trường bạn, tham dự các hội thi của ngành, tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay đã có 20 CBGVNV tham gia học nâng chuẩn và đã có bằng đại học [H7-1.7-01].
2. Điểm mạnh
Trong 5 năm qua để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBGVNV; phân công, sử dụng CBGVNV rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. Tạo điều kiện cho CBGVNV tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham dự các hội thi của ngành, tham gia các lớp học nâng cao trình độ.
3. Điểm yếu
          Trong quá trình phân công quản lý CBGVNV nhà trường gặp nhiều khó khăn nhất là việc phân công giáo viên đứng lớp tại cơ sở thôn Xuân Mỹ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2024 - 2025 và những năm học tiếp theo nhà trường luôn tạo những điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết đảm bảo, kịp thời các chế độ, chính sách quyền lợi về vật chất, tinh thần, bảo vệ nhân phẩm, danh dự cho giáo viên. Đồng thời nhà trường sẽ  động viên giáo viên trẻ, giáo viên có điều kiện luân phiên nhận nhiệm vụ tại cơ sở Xuân Mỹ.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 2.
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
Mức 1
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. 
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Hằng năm vào đầu năm học, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học mầm non của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam, Phòng GDĐT Núi Thành, Nghị quyết của Hội đồng Giáo dục xã, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học. Kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên được xây dựng phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường [H8-1.8-01].
b) Trên cơ sở kế hoạch giáo dục năm học đã được nhà trường phê duyệt, giáo viên tiến hành cụ thể hóa kế hoạch giáo dục năm học vào kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày và thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ theo kế hoạch đã đề ra [H8-1.8-02]. Tuy nhiên,  trong quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôi lúc chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra, là do trường nằm ở vùng xã đảo, chịu ảnh hưởng gió bão, lệ thuộc đò giang, phải cho trẻ nghỉ học nên kế hoạch bị thay đổi.
c) Thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp, kiểm tra nội bộ nhà trường, việc đánh giá trẻ cuối ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và cuối độ tuổi) và tình hình thực tế của địa phương, giáo viên rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục kịp thời để để phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp [H8-1.8-02].
Mức 2
Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường, xây dựng các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động NDCSGD trẻ, thực hiện có nề nếp công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ sổ sách. Qua đó, nhà trường kịp thời phát huy những ưu điểm của giáo viên, nhắc nhở, rút kinh nghiệm khắc phục những hạn chế khuyết điểm kịp thời [H8-1.8-03]. Công tác chỉ đạo quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường trong những năm qua luôn đạt kết quả cao và được các cấp lãnh đạo đánh giá đạt hiệu quả thông qua các đợt kiểm tra chuyên môn của trường, hằng năm nhà trường được các cấp có thẩm quyền công nhận tập thể lao động xuất sắc[H2-1.2-07].
2. Điểm mạnh
Công tác chỉ đạo quản lý các hoạt động NDCSGD trẻ của nhà trường trong những năm qua luôn đạt kết quả cao và được các cấp lãnh đạo đánh giá đạt hiệu quả thông qua các đợt kiểm tra chuyên môn của trường.
3. Điểm yếu
Trong quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôi lúc chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Do trường nằm ở vùng xã đảo, chịu ảnh hưởng gió bão, lệ thuộc đò giang, phải cho trẻ nghỉ học nên kế hoạch bị thay đổi.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Trong năm học 2024-2025 và những năm học đến, nhà trường phát huy việc quản lý và triển khai thực hiện các kế hoạch  hiệu quả hơn. Đồng thời, trong năm học đến căn cứ vào địa hình, điều kiện của nhà trường, lớp, khả năng của trẻ, nhà trường có hướng dẫn các thành viên trong nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục đảm bảo thời gian đề ra.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 2.
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Mức 1
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.  
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Nhà trường tổ chức và khuyến khích cho tất cả CBGVNV được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường thông qua Hội nghị CBCCVC hằng năm, các cuộc họp chi bộ, họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt chuyên môn hằng tháng. Các ý kiến tham gia góp ý của CBGVNV luôn được nhà trường lắng nghe, tiếp thu để bổ sung hoàn chỉnh các kế hoạch, nội quy, quy chế của nhà trường trước khi triển khai thực hiện [H9-1.9-01]. Tuy nhiên một vài cá nhân nhất là các giáo viên trẻ chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các kế hoạch, quy chế của nhà trường.
b) Nhà trường thực hiện tốt Quy chế dân chủ. Ban thanh tra nhân dân hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, hằng năm có báo cáo đánh giá kết quả giám sát các hoạt động của nhà trường trước Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Thông qua các cuộc họp chi bộ, họp hội đồng các kiến nghị, phản ánh của CBGVNV được nhà trường giải quyết thỏa đáng, hợp tình, hợp lý nên trong trong 05 năm qua nhà trường không để xảy ra trường hợp khiếu nại, tố cáo, của CBGVNV và phụ huynh [H9-1.9-02].
         c) Trong 5 năm qua nhà trường phối hợp với Công đoàn xây dựng quy chế  dân chủ theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện công khai quy chế theo quy định Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT. Thực hiện công khai các khoản thu, chi; Công khai việc huy động trẻ, các hoạt động, chế độ chính sách, thi đua khen thưởng, tài chính, tuyển sinh. Trong quá trình phối hợp thực hiện, tổ chức Công đoàn vận động đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giám sát thực hiện các chế độ chính sách cho đội ngũ, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ thông qua các cuộc họp hội đồng, qua các hoạt động của nhà trường và công đoàn và hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trước Hội nghị CBCCVC [H9-1.9-03].
         Mức 2
         Hằng năm, nhà trường có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả: Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế; giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, thu chi tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý tài chính, tài sản, có tổng kết, báo cáo trước Hội nghị CBCCVC [H9-1.9-04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ và có các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Điểm yếu
Một vài cá nhân nhất là các giáo viên trẻ chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các kế hoạch, quy chế của nhà trường
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo nhà trường phát huy việc thực
hiện tốt quy chế đân chủ và các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả đồng thời tạo cơ hội cho các cá nhân trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, kế hoạch hoạt động của nhà trường thông qua các cuộc họp tổ, cụm lớp đến họp hội đồng.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 2.
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Mức 1
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp
 ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Hằng năm, nhà trường xây dựng quy chế phối hợp thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự với công an xã Tam Hải; Kế hoạch thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích được xây dựng hằng năm theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010( áp dụng từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022) và theo quy định tại Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021( áp dụng cho năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo) và được UBND huyện Núi Thành cấp giấy chứng nhận trường học an toàn; Phương án phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; Kế hoạch phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; Bếp ăn của nhà trường được UBND huyện Núi Thành cấp giấy chứng nhận là bếp ăn đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo cam kết số 06/2018/CKĐ ATTP, ngày 26 tháng 07 năm 2018 và  cam kết 10/2021/CKĐ ATTP, ngày 07 tháng 10 năm 2021. Trong 5 năm qua, nhà trường thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm  nên trong nhiều năm liền nhà trường chưa để xảy ra việc mất trộm tài sản, tai nạn thương tích, cháy nổ và ngộ độc thực phẩm, tình hình an ninh trật tự trong nhà trường luôn được đảm bảo [H10-1.10-01]; [H10-1.10-02].
b) Nhà trường có hòm thư góp ý đặt ở cổng trường, công khai số điện thoại của Ban giám hiệu trong bảng tuyên truyền của nhà trường để tiện cho việc trao đổi, kiểm tra, tiếp nhận, phản ánh các thông tin của cha mẹ trẻ liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ em, không có tai nạn xảy ra trong nhà trường [H10-1.10-03].
c) Hàng năm nhà trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019. Đồng thời cho giáo viên ký cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường. Giáo dục trẻ  biết cách ứng xử đối với bạn bè, cha mẹ và cô giáo đồng thời quán triệt đội ngũ CBGVNV thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo ở mọi lúc mọi nơi, nên trong những năm qua nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H10-1.10-04].
Mức 2
a) Hằng năm, nhà trường thực hiện triển khai, hướng dẫn đến tất cả CBGVNV và trẻ em thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; Phòng chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường bằng các  hình thức như: lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng sư phạm nhà trường, qua các góc tuyên truyền và thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ [H10-1.10-01]. Tuy nhiên, do phần lớn CBGVNV nhà trường là nữ nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các phương án về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống thảm họa, thiên tai.
b) Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường thường xuyên kiểm tra và qua hòm thư góp ý để thu thập thông tin, đánh giá, xử lý các thông tin, các biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự, cuối năm nhà trường có báo cáo tổng kết[H10-1.10-02].
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã xây dựng được các phương án cụ thể đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trường học, phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an xã và các ban ngành đoàn thể của địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường. 100% CBGVNV được trang bị và nắm chắc kiến thức về NDCSGD trẻ, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Trong những năm qua, không để xảy ra bạo lực học đường, ngộ độc thực phẩm, an ninh trật tự trong nhà trường được giữ vững, tính mạng, thể chất và tinh thần của cô và trò được đảm bảo tuyệt đối an toàn
3. Điểm yếu
 Phần lớn CBGVNV nhà trường là nữ nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các phương án về phòng chống cháy nổ, đảm bảo bảo an ninh trật tự, phòng chống thảm họa, thiên tai.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024 – 2025 và những năm học đến nhà trường duy trì xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và CBGVNV. Tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc phòng chống dịch bệnh và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh để cho CBGVNV thực hiện tốt hơn.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 2.
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:
Trường Mẫu giáo Sao Biển có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, bao gồm 01 Hiệu trưởng, 2 Phó Hiệu trưởng. Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội khuyến học. Nhà trường xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non, với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường, được cấp trên phê duyệt. Lãnh đạo nhà trường luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục. 100% trẻ đến trường được tổ chức học 2 buổi/ngày, được tổ chức ở lại bán trú.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý CBGVNV, quản lý tài chính, tài sản. Hằng năm, nhà trường xây dựng và thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm vì thế trong nhiều năm liền, nhà trường không để xảy ra vụ việc về tai nạn thương tích, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm đối với trẻ trong nhà trường.
Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật, nhà trường còn có những hạn chế sau:
 Công tác tuyển sinh của trường hằng năm còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.Việc thực hiện thu các khoản nộp của phụ huynh qua hệ thống ngân hàng theo Công văn số 1331/UBND-TCKH ngày 17/10/2019 của UBND huyện Núi Thành về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giáo dục thu học phí chưa được thực hiện.
Hội đồng trường có sự thay đổi thành viên, phải củng cố hằng năm nên các
thành viên mới hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao.
Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những điểm mạnh đã đạt được, đồng thời có kế hoạch cụ thể để khắc phục những điểm yếu nêu trên.
Thống kê
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 1:                         10/10
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 2:                         10/10
- Tổng số tiêu chí đạt Mức 3:                         5/5
Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt mức 3
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 
Mở đầu:
Trong 5 năm qua, Trường Mẫu Sao Biển luôn có đủ số lượng CBGVNV theo quy định. Năm học 2023-2024, nhà trường có tổng số 27 CBGVNV (trong đó CBQL: 03 người, giáo viên 16 người, nhân viên: 7 người). Đội ngũ CBQL đều đạt các yêu cầu theo quy định Điều lệ trường mầm non, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, chuẩn mực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, được giáo viên, nhân viên tín nhiệm, có đủ năng lực để quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường.
Cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hằng năm, nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Công văn số 5568/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT, tổ chức đánh giá xếp loại  chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non  theo Công văn số 5569/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT đều được xếp loại khá trở lên.
Tất cả CBGVNV thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Nhà trường có Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường Mầm non. Năm học 2019 – 2020 đến nay, cô Ngô Thị Bích Ngọc chuyển công tác sang trường Tiểu học Trần Phú và thay cô Lê Thị Hồng Trinh làm hiệu trưởng nhà trường. Cô Lê Thị Hồng Trinh có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non 19 năm,  trong đó có 7 năm trực tiếp giảng dạy, 8 năm là phó hiệu trưởng và 4 năm làm hiệu trưởng trường Mẫu giáo Sao Biển.
Phó hiệu trưởng 1 là cô Trần Thị Trà My có thời gian công tác liên tục 27 năm trong ngành giáo dục mầm non, trong đó có 8 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, 19 năm làm công tác quản lý (có 2 năm làm phó hiệu trưởng tại Trường Mẫu giáo Bình Minh và 17 năm làm phó hiệu trưởng tại Trường Mẫu giáo Sao Biển).
Phó hiệu trưởng 2 là cô Phạm Thị Thu Chang có thời gian công tác liên tục là 17 năm trong ngành giáo dục mầm non, trong đó có 13 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, 4 năm làm công tác quản lý.
Hiệu trưởng hai phó hiệu trưởng đều có trình độ Đại học sư phạm mầm non; đều đã tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giáo dục; luôn có uy tín về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường tốt và có sức khỏe tốt để công tác. [H11-2.1-01].
b) Hằng năm, Năm học 2019 – 2020 xếp loại Tốt 1 người( Tỉ lệ: 33,33%),  Khá 2 người (Tỉ lệ: 66,67%); Năm học 2020 -2021 xếp loại Tốt 1 người( Tỉ lệ: 33,33%) Khá 2 người (Tỉ lệ: 66,67% ). [H11-2.1-02]. Năm học 2022 -2023 xếp loại Tốt 3 người( Tỉ lệ: 100%) [H11-2.1-02]. 
         c) Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng nhà trường luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, có khả năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Hằng năm CBQL của nhà trường tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, giáo dục như: Tập huấn về ứng dụng CNTT, phần mềm thống kê Pmis, phần mềm Emis, phổ cập giáo dục, phần mềm dinh dưỡng và truy cập trang web. Tất cả CBQL đều hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định. [H11-2.1-03]. Tuy nhiên, việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
Mức 2
a) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
b) Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng hằng năm đều được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị do Huyện ủy, UBND và Phòng GDĐT huyện Núi Thành tổ chức; Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đều có bằng trung cấp lý luận chính trị, đồng thời trong quá trình lãnh đạo nhà trường luôn được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm cao và được cấp trên khen tặng. [H11-2.1-04].
Mức 3
          Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
2. Điểm mạnh
CBQL nhà trường đều có trình độ Đại học Sư phạm mầm non, đều đã qua lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giáo dục, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý tốt, tổ chức điều hành bộ máy CBGVNV, luôn năng động, nhạy bén, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, CBQL của nhà trường được tập thể tín nhiệm cao và đều đánh giá xếp loại xuất sắc, tốt, khá.
3. Điểm yếu
Việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý của CBQL nhà trường đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng           
Năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo, CBQL nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý có hiệu quả, phát huy năng lực quản lý năng động, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi, tạo sự bứt phá để lãnh đạo điều hành nhà trường ngày càng phát triển.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
a) Hằng năm, nhà trường đều bố trí giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện tốt nội dung Chương trình giáo dục mầm non theo quy định. Năm học 2019 - 2020 đến nay trường có 16 giáo viên và 8 lớp mẫu giáo. Nhà trường phân công lao động căn cứ  theo Điều lệ trường Mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12  năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư số 52/2020/TT – BGDĐT ngày 31/12//2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN Công lập, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát huy năng lực, sở trường và sức cống hiến trong công tác NDCSGD trẻ tại các lớp: Năm học 2019 -2020: có 16 giáo viên/8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) ; Năm học 2020 -2021: có 16 giáo viên/ 8 lớp (Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp); Năm học 2021 -2022: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp); Năm học 2022 – 2023: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) Năm học 2023 – 2024: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) [H12-2.2-01]; [H12-2.2-02
b) Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Có 16/16 giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, tỷ lệ 100%. Số giáo viên có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn là 16/16, đạt tỷ lệ 100%. Năm học 2019 -2020: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%). Trong đó có 14/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 87,5%); Năm học 2020 -2021: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%). Trong đó có 14/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 87,5%); Năm học 2021 -2022: 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%); Năm học 2022 -2023: có 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%) Năm học 2023 -2024: có 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%); [H12-2.2-03].
c) Thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Hằng năm, 100% giáo viên của nhà trường được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Năm học 2019 - 2020: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2020 - 2021: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2021 - 2022: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2022 - 2023: Tốt 16 cô (tỉ lệ 100%), Năm học 2023 - 2024: Tốt 16 cô (tỉ lệ 100%)[H12-2.2-04]; [H12-2.2-05]. 
Mức 2
a) Trong 5 năm qua, nhà trường luôn tích cực vận động và tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học nâng chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn, học tin học, để ứng dụng vào công tác giảng dạy. Nhà trường có 16/16 giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỷ lệ 100%. so với năm học 2019 - 2020 số giáo viên nâng chuẩn lên Đại học sư phạm mầm non tăng 2 giáo viên, tỷ lệ 12, 5%. [H12-2.2-03]. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
b) Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
c) Nhà trường có đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, tận tụy với công việc; thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo; tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết trong nội bộ nên trong 5 năm qua nhà trường không có giáo viên bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào.
Mức 3
a) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
b) Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
2. Điểm mạnh
Đội ngủ giáo viên đủ về số lượng theo quy định, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Cơ cấu giáo viên hợp lý, đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định. 100% giáo viên được đánh đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và xếp loại tốt trở lên.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Trong 5 năm không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3. Điểm yếu
Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2023 – 2024 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì ổn định về cơ cấu đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế về ứng dụng CNTT và bố trí giáo viên lớn tuổi cùng với giáo viên trẻ có khả năng ứng dụng CNTT tốt trong công tác NDCSGD trẻ, chủ yếu đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tổ, dự giờ thăm lớp, thao giảng do giáo viên tự chọn, dựa vào tình hình thực tế của tổ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tập trung vào chủ đề năm học của nhà trường. Tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, phấn đấu học tập để ngày càng tiến bộ.
5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Nhà trường có đầy đủ nhân viên theo Thông tư 06/2015/TTLT - BGDĐT - BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định: Từ năm học 2018 – 2019 đến nay: Nhà trường có 07 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 01 văn thư kiêm nhân viên y tế, 01 nhân viên bảo vệ, 04 nhân viên nấu ăn)[H13-2.3-01].
          b) Đội ngũ nhân viên của nhà trường được phân công và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao theo sự phân công của hiệu trưởng. Nhân viên kế toán tham mưu về công tác quản lý tài chính, tài sản của đơn vị, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính. Nhân viên bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản, CSVC, bảo vệ an ninh, trật tự của nhà trường. Nhân viên nấu ăn thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp nhận thực phẩm, sơ và chế biến thức ăn hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phân chia thức ăn cho trẻ hợp lý. Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ, tuyên truyền về phòng chống các loại dịch bệnh trong nhà trường. Nhân viên văn thư thực hiện việc lưu trữ công văn đi, công văn đến của nhà trường, thực hiện các báo cáo thống kê trong nhà trường [H13-2.3-02]. Tuy nhiên, nhà trường có đến 2 điểm trường nhưng chỉ có một nhân viên văn thư kiêm y tế nên công tác y tế học đường ở cơ sở lẻ quán xuyến chưa tốt bằng cơ sở chính.
           c) Đội ngũ nhân viên nhà trường trong 5 năm qua luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chế độ lương thưởng, chính sách của CBGVNV và trẻ đều đảm bảo. Các hoạt động của nhà trường đều thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, mất mát tài sản trong nhà trường. Các thông tin hai chiều đều cập nhật kịp thời. Hằng năm, các nhân viên của nhà trường đều được đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H13-2.3-03].  
          Mức 2
          a) Đã mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
 b) Trong 5 năm qua, đội ngũ nhân viên nhà trường đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo sự phân công của hiệu trưởng, được tập thể tín nhiệm, cấp trên khen tặng. Không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. [H11-2.3-04]. 
          Mức 3
           a) Nhân viên nhà trường đạt trình độ chuẩn theo quy định. Nhân viên kế toán có bằng Đại học kế toán, nhân viên văn thư có bằng trung cấp hành chính văn thư lưu trữ, ngoài ra kế toán và văn thư đều có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Từ năm học 2018-2019 đến nay, nhân viên văn thư kiêm nhân viên y tế, có chứng chỉ y tế. 04 nhân viên nấu ăn đều có chứng chỉ nghề nấu ăn, có giấy chứng nhận qua lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm, 01 nhân viên bảo vệ đã qua lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ. Tất cả nhân viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đào tạo gắn với công việc được giao [H12-2.3-05].
           b) Hằng năm, đội ngũ nhân viên nhà trường đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, luôn có tinh thần tự học, tự rèn. Nhà trường đã tạo điều kiện để nhân viên học tập nâng cao trình độ, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Nhân viên kế toán tập huấn về nghiệp vụ kế toán, phần mềm Misa, nhân viên văn thư tập huấn lưu trữ hồ sơ, phần mềm thống kê emis, nhân viên bảo vệ tập huấn về an ninh trật tự trong trường học, nhân viên nấu ăn tập huấn đảm bảo an toàn thực phẩm, chế biến món ăn ngon, hấp dẫn cho trẻ, nhân viên bảo vệ đã được tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy [H13-2.3-06].
           2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định. Nhân viên kế toán, nhân viên y tế, nhân viên nấu ăn, nhân viên bảo vệ có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm. Tất cả nhân viên đều chấp hành theo sự phân công lao động của hiệu trưởng, luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được tập thể tín nhiệm.
          3. Điểm yếu
           Nhà trường có đến 2 điểm trường nhưng chỉ có một nhân viên y tế nên công tác y tế học đường ở cơ sở lẻ chưa quán xuyến tốt bằng cơ sở chính.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Trong năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả mà đội ngũ đã đạt được, tạo điều kiện để các nhân viên phát huy năng lực của mình, duy trì tốt nề nếp làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường thêm việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Nhân viên văn thư kiêm nhiệm vụ y tế, nhà trường sẽ phân công lao động, bố trí thời gian hợp lý để công tác y tế trong nhà trường được đảm bảo.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
          *Kết luận về tiêu chuẩn 2:
          Trường Mẫu giáo Sao Biển có Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đảm bảo theo các yêu cầu quy định của Điều lệ trường mầm non. CBQL của nhà trường có đủ năng lực để triển khai các hoạt động NDCSGD trẻ; có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được cấp trên đánh giá cao, được phụ huynh tín nhiệm, tin yêu. Đó là yếu tố cơ bản trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khoa học đạt hiệu quả cao.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ theo quy định, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn đội ngũ giáo viên tích cực tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, được phụ huynh tin yêu.
 Đội ngũ nhân viên trong trường đảm bảo về số lượng, có văn bằng, chứng chỉ, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, được phân công bố trí phù hợp. Nhiệt tình, năng nổ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Đảm bảo an toàn trong việc chăm sóc trẻ ăn bán trú tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức và Chuẩn nghề nghiệp giáo
 viên mầm non hằng năm đạt 100% từ loại khá trở lên. Trong 5 năm qua, nhà trường không có CBGVNV nào bị kỷ luật.
Tuy vậy, đội ngũ CBGVNV của nhà trường vẫn còn một số hạn chế:
Việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý của CBQL nhà trường đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
Việc ứng dụng CNTT trong việc tự xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
         Nhân viên văn thư phải kiêm y tế học đường.
Để khắc phục những khó khăn này thì trong thời gian tới: Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bố trí thời gian hợp lý cho nhân viên y tế có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các điểm trường.
Thống kê
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 1:                        3/3
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 2:                        3/3
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 3:                        3/3
                   Tiêu chuẩn 3:  Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Mở đầu
Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 cơ sở đặt tại thôn Tân Lập và thôn Xuân Mỹ. Mỗi điểm trường đều có khuôn viên riêng biệt, có tường rào bao quanh, có cổng trường, biển tên trường, đảm bảo an toàn  xanh, sạch, đẹp. Trong những năm qua nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo đầu tư về CSVC, bên cạnh đó công tác XHHGD đã huy động được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức, cộng đồng nên cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ, đảm bảo theo quy định của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tổng diện tích đất của 02 cơ sở là 2.667,6m2, diện tích bình quân đạt 14,6 m2/1 trẻ. Trong 5 năm học qua, nhà trường luôn bố trí đảm bảo 1 phòng học/ lớp; Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu. Sân vườn được bố trí hợp lý, có cây xanh bóng mát có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi. Trường có các công trình vệ sinh đảm bảo yêu cầu cho cô và trẻ; bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều. 
Khối phòng hành chính quản trị có trang thiết bị, Đồ dùng đồ chơi theo quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật ĐDĐC và thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GDĐT quy định. Các phòng học, phòng chức năng được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, ĐDĐC đảm bảo theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 hợp nhất các thông tư ban hành danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN. Các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch, giải pháp tích cực để bảo quản, thay thế, sửa chữa, bổ sung để đảm bảo điều kiện NDCSGD trẻ đạt hiệu quả. 
         Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
         Mức 1
          a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
           b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;
          c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
          Mức 2 
          a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
          b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập; 
          c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
         Mức 3
         Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
         1. Mô tả hiện trạng
         Mức 1
         a) Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 điểm trường với tổng diện tích đất là
2.667,6 m2, tỷ lệ bình quân đạt  14,6m2/trẻ, vượt 2,6m2/ trẻ . Điểm trường chính đặt tại thôn Tân Lập có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định số BD 821635 cấp ngày 21/2/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, với diện tích 2.530 m2, diện tích bình quân 14,6m2/trẻ, Điểm trường lẻ tại thôn Xuân Mỹ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định BR648648 cấp ngày 15/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam với diện tích 137,6 m2, bình quân 12,50m2 /trẻ. Tất cả các điểm trường đảm bảo diện tích theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, đảm bảo đủ diện tích cho trẻ được học tập, vui chơi một cách an toàn [H14-3.1-01].
         b) Các điểm trường đều có cổng, có biển tên trường ghi đúng nội dung hướng dẫn của Điều lệ trường mầm non, mẫu chữ rõ ràng, màu sắc hài hòa trang trí đẹp phù hợp với cấp học. Khuôn viên các điểm trường có tường rào bao quanh vững chắc, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tổ chức các hoạt động, cách biệt với các hộ dân đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động [H14-3.1-02].
           c) Khu vực sân chơi rộng, thoáng mát được thiết kế phù hợp với lứa tuổi mầm non. Diện tích sân chơi của trường với tổng diện tích 473,07m2, chiếm trên 17,8% diện tích mặt bằng của trường đảm bảo cho trẻ sinh hoạt và tổ chức các hoạt động như thể dục, đá bóng, trò chơi dân gian, góc cổ tích, khám phá môi trường xung quanh. Các lớp học đều có hành lang kết nối liên hoàn rất thuận lợi cho việc lưu thông giữa các lớp trong một điểm trường. Sân trường có nhiều cây xanh bóng mát, có các loại cây hoa trồng ở các khu vườn được bảo vệ chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, tạo cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo sự hấp dẫn cho trẻ vui chơi hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ [H14-3.1-03].
         Mức 2
         a) Diện tích xây dựng công trình của trường là 1.694,53m2/2667,6m2 chiếm tỷ lệ 63,5% diện tích đất. Trong đó: Diện tích xây dựng công trình của điểm trường chính là 1.605,53m2/2.530 m2 chiếm tỷ lệ  63,5% diện tích đất; diện tích xây dựng công trình của điểm trường lẻ là 89m2/137,6 m2 chiếm tỷ lệ  64,7% diện tích đất. Diện tích xây dựng công trình của trường gồm các phòng học và các phòng chức năng, bếp ăn, khu vệ sinh, khối phòng hiệu bộ, được thiết kế xây dựng đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, các điểm trường đều được thiết kế phù hợp đảm bảo cho trẻ sinh hoạt chung, học tập, ăn, ngủ thoải mái, mát mẻ, an toàn. 
         Diện tích sân vườn tại các điểm trường là: 973,07 m2/2667,6 m2 chiếm 36,5% diện tích chung của điểm trường. Trong đó: Diện tích sân vườn tại điểm trường chính là: 924,47 m2/2.530 m2 chiếm 36,5% diện tích đất; diện tích sân vườn tại điểm trường lẻ là : 48,6 m2/137,6 m2 chiếm 35,3% diện tích đất. Sân vườn thoáng mát tạo không khí vui tươi cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ [H14-3.1-04].
          b) Nhà trường có khuôn viên riêng biệt ở 02 điểm trường, có tường rào bao quanh ngăn cách bên ngoài. Có sân chơi rộng, mát mẻ được thiết kế phù hợp với lứa tuổi mầm non. Diện tích sân chơi của trường với tổng diện tích 973,07 m2. Trong những năm qua nhà trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các bậc phụ huynh cũng như sự cố gắng của giáo viên, nhân viên nhà trường, giúp cho nhà trường trồng nhiều cây xanh, cây hoa nên đến nay sân trường có nhiều cây xanh bóng mát như: cây lộc vừng, cây xanh, các loại cây hoa, được sắp xếp trồng ở các khu vui chơi, khu vườn cổ tích, được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên, sắp xếp hài hòa tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nhà trường có vườn rau dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập, tạo môi trường, không gian gần gũi với trẻ, có gắn bảng tên từng loại để dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp cho trẻ dễ nhận biết, quan sát, tìm tòi, học hỏi khám phá thế giới thực vật [H14-3.1-04]. Điểm trường lẻ thôn Xuân Mỹ tuy có tường rào bao quanh kiên cố nhưng xây dựng cùng chung với cơ sở lẻ trường Tiểu học Trần Phú nên rất khó khăn trong công tác NDCSGD trẻ.
         c) Các khu vực của nhà trường dành cho trẻ chơi đều có thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi như: Xích đu thuyền rồng 6 chỗ ngồi, đu quay con thú 6 chỗ ngồi,nhà banh, xích đu, thuyền rồng 8 chỗ ngồi, cầu trượt con voi, bập bênh. Ngoài ra nhà trường tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi tự làm, trang trí lớp, trang trí môi trường, vận động cán bộ giáo viên thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong nhà trường, qua đó số ĐDĐC dạy học cho trẻ được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo chương trình GDMN đạt kết quả tốt. Các khu vực dành cho trẻ chơi của nhà trường đều có rào chắn an toàn cho trẻ hoạt động [H14-3.1-02].
        Mức 3
         Sân vườn ở tất cả các điểm trường đều có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời do Bộ GDĐT ban hành. Mỗi điểm trường gồm có nhiều loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ như: Cầu trượt liên hoàn, đu quay, bập bênh, xích đu rồng 15 chỗ nhựa, máy bay. Ngoài ra, nhà trường triển khai cho đội ngũ giáo viên tự làm thêm ĐDĐC ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ, qua đó số ĐDĐC cho trẻ được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo chương trình GDMN đạt kết quả tốt. Năm học 2021 - 2022 nhà trường tập trung cải tạo làm mới và sắp xếp bố trí lại các khu vực chơi cho phù hợp với thực tế nhà trường [H14-3.1-02].
         2. Điểm mạnh
          Cả 02 điểm trường đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất bình quân 14,6m2/1 trẻ, vượt 2,6m2/1 trẻ trẻ  so với diện tích đất bình quân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khuôn viên các điểm trường đảm bảo vệ sinh, môi trường thân thiện và an toàn; có cây xanh, đồ chơi ngoài trời bố trí hài hòa, đa dạng, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và trải nghiệm.
        3. Điểm yếu
         Điểm trường lẻ thôn Xuân Mỹ tuy có tường rào bao quanh kiên cố nhưng xây dựng cùng chung với cơ sở lẻ trường Tiểu học Trần Phú nên rất khó khăn trong công tác NDCSGD trẻ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
         Trong năm học 2023-2024 và những năm học đến nhà trường luôn duy trì và bảo quản cảnh quang tạo môi trường xanh - sạch - đẹp cho trẻ được hoạt động, vui chơi một cách an toàn ở các điểm trường. Đồng thời, có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng tường rào ngăn cách giữa 2 lớp Mẫu giáo và Tiểu học rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng NDCSGD trẻ tại nhà trường. Dự kiến kinh phí xây dựng 50.000.000đ và dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3. 
          Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập 
        Mức 1
         a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi; 
         b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
         c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
        Mức 2
         a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định; 
         b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng. 
         Mức 3
Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
        1. Mô tả hiện trạng
        Mức 1
         a) Trong 5 năm qua nhà trường luôn đảm bảo số phòng học/lớp cho trẻ mẫu giáo phù hợp với số lượng trẻ và được phân chia theo đúng độ tuổi. Năm học 2022 - 2023  trường có 8 phòng học bố trí 8 lớp theo đúng độ tuổi. Trong đó tại điểm trường cơ sở thôn Tân Lập có 7 phòng, 3 phòng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi; 4 phòng lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Điểm trường cơ sở thôn Xuân Mỹ có 1 phòng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Diện tích bình quân tại các phòng học đạt 1,4 m2/trẻ. Các phòng đều xây dựng kiên cố có đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền được lát gạch men màu sáng không trơn trượt, tường được ốp gạch men, đảm bảo an toàn cho trẻ trong sinh hoạt [H14-3.1-03].
          b) Các cơ sở sử dụng phòng sinh hoạt chung vừa làm phòng ngủ cho trẻ vừa cho trẻ hoạt động có diện tích phòng 49m² đảm bảo trung bình là 1,4 m²/ trẻ. Nơi ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhà trường có 01 phòng đa chức năng đặt tại điểm trường chính có diện tích là 145,92m² được lát gạch men, có gióng múa bằng inox trước kính, đủ ánh sáng, trang trí phù hợp, thoáng mát, có đủ đồ dùng trang thiết bị như: Tủ đựng trang phục, đàn, đồ múa của trẻ, vòng, gậy dùng cho trẻ hoạt động thể chất, âm nhạc thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tối thiểu hoạt động NDCSGD trẻ [H14-3.1-03]. 
          c)  Nhà trường có đầy đủ các hệ thống đèn, quạt gắn tường đảm bảo đủ ánh sáng và đủ mát cho trẻ hoạt động, có tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đủ để phục vụ trong các hoạt động đủ theo quy định. Mỗi lớp có 4 kệ đựng đồ dùng đồ chơi cho trẻ và 2 tủ đựng đồ dùng cá nhân, được sắp xếp bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận tiện khi sử dụng và đảm bảo chuẩn theo quy định [H15-3.2-01]. Tuy nhiên có 8 cái quạt trần gắn tường ở các lớp sử dụng qua nhiều năm đến nay đã giảm chất lượng sử dụng.
         Mức 2
         a) Mô tả tại chỉ báo b Mức 1
b) Trong những năm học qua nhà trường trang bị cho các lớp hệ thống tủ, kệ, giá đựng ĐDĐC, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng [H15-3.2-02]. 
         Mức 3
         Nhà trường có phòng âm nhạc diện tích 75m2, phòng tin học diện tích 50m2 và phòng tiếng Anh diện tích 50m2 để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học được trang bị đầy đủ trang thiết bị, bàn ghế cho giáo viên và trẻ.
         2. Điểm mạnh
           Nhà trường có đủ số phòng của các lớp mẫu giáo theo độ tuổi. Các phòng học được xây dựng kiên cố, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo các nhu cầu của trẻ. Trường có phòng đa năng thuận lợi cho các hoạt động thẩm mỹ và thể chất của trẻ.
         3. Điểm yếu
Có 8 cái quạt trần gắn tường ở các lớp sử dụng qua nhiều năm đến nay đã giảm chất lượng sử dụng       
 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp phát huy việc bảo quản, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị hiện có, duy trì trang trí lớp đẹp, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh phù hợp, bố trí đủ đồ dùng, tạo không khí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Trong năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học, tủ đựng đồ dùng cá nhân cho trẻ từ nguồn kinh phí mua sắm đã được cấp, mua sắm thay thế 8 quạt trần gắn tường đã hư hỏng, dự kiến kinh phí 16.000.000 đồng và hoàn thành trong tháng 03 năm 2023.
         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3 
         Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
         Mức 1
         a) Có các loại phòng theo quy định; 
         b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
         c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
         Mức 2 
         a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
          b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
        Mức 3
        Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
        1. Mô tả hiện trạng
        Mức 1
         a) Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng theo quy định được xây dựng kiên cố như: Phòng hiệu trưởng , phòng Phó hiệu trưởng , phòng  y tế, phòng âm nhạc, phòng hành chính quản trị có diện tích 18 m2, phòng nghỉ nhân viên 26 m2, phòng bảo vệ có diện tích 22,4 m2. Tất cả các phòng đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia theo yêu cầu thiết kế trường mầm non [H14-3.1-03]. 
         b) Các phòng chức năng của nhà trường có đầy đủ các phương tiện làm việc, như máy vi tính, tủ đựng hồ sơ và bàn ghế tiếp khách có các biểu bảng theo quy định, tủ để tài liệu và các phương tiện làm việc, trang bị có 01 bộ bàn ghế và tủ văn phòng, có bảng theo dõi kế hoạch hoạt động của nhà trường, lịch công tác trang trí gọn gàng. Phòng y tế có tủ đựng các thiết bị y tế, 1 giường bệnh, tủ cá nhân và các loại sổ sách theo dõi sức khỏe trẻ trang trí các bảng thông báo các biện pháp phòng chống và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, bảng tổng hợp tình trạng sức khỏe trẻ, bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Phòng nhân viên có tủ đựng đồ dùng cá nhân và giường ngủ được bố trí gọn gàng sạch sẽ. Phòng bảo vệ có tivi, giường ngủ và các dụng cụ phục vụ cho công tác bảo vệ như: đèn pin, dụng cụ bảo hộ. Tất cả các phòng đều nối mạng Internet [H16-3.3-01]. Tuy nhiên, phòng y tế còn hạn chế về trang thiết bị y tế như: các dụng cụ để khám sức khỏe cho trẻ và các dụng cụ để theo dõi sức khỏe.
         c) Nhà trường có khu để xe cho CBGVNV tại 2 điểm trường với diện tích 60m2/nhà xe/1 điểm trường, các khu để xe đều có mái che và được bố trí hợp lý đảm bảo an toàn, trật tự thuận lợi cho CBGVNV [H14-3.1-03]. 
         Mức 2
         Mô tả tại chỉ báo a, c  Mức 1.
         Mức 3
         Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
Theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Ngoài nội dung đã được mô tả tại chỉ báo a Mức 1, nhà trường còn có phòng Hội trường kiên cố với tổng diện tích 40 m2 và có sân khấu ngoài trời để tiện tổ chức các sự kiện cho trẻ. Tuy nhiên, phòng Hội trường có diện tích chưa đảm bảo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
         2. Điểm mạnh
Nhà trường có đầy đủ các khối phòng hành chính quản trị đảm bảo theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT “ Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”. Tất cả các phòng được trang thiết bị tối thiểu các phương tiện làm việc. Nhà trường còn có sân khấu ngoài trời để tiện tổ chức các sự kiện cho trẻ.
        3. Điểm yếu
        Trang thiết bị y tế, các dụng cụ để theo dõi sức khỏe của trẻ còn hạn chế.
         Phòng Hội trường có diện tích chưa đảm bảo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
        4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
         Trong năm học  2023-2024 và những năm học tiếp theo, đội ngũ cán bộ quản lý cùng nhân viên nhà trường tiếp tục quản lý và sử dụng tốt các phòng chức năng và đồ dùng, trang thiết bị hiện có, đề xuất sửa chữa, bổ sung kịp thời đồ dùng mới, tăng cường cây xanh trong các phòng làm việc, tạo môi trường xanh, thân thiện. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tháng 10 năm 2022 sẽ mua sắm, bổ sung thêm các trang thiết bị để khám sức khỏe cho trẻ, các dụng cụ y tế còn thiếu như: bộ khám sức khỏe, cân đo, máy đo thân nhiệt để phục vụ việc theo dõi sức khỏe ban đầu cho trẻ với kinh phí dự kiến là 5.000.000 đồng, dự kiến sẽ hoàn thành việc mua sắm này trong tháng 12 năm 2022
           Kế hoạch xây dựng Hội trường theo Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 09/06/2020 của HĐND huyện về một số nội dung về Kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 của huyện Núi Thành với tổng số tiền 2.000.000.000 gồm nhà bếp, phòng Hội trường, phòng bảo vệ và dự kiến hoàn thành trước năm 2025
         5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3
         Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
         Mức 1
           a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
           b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm
riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
          c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
          Mức 2 
          Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
          Mức 3
           Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Nhà trường có 02 bếp ăn tại 02 điểm trường với tổng diện tích 99.72m²; Bếp ăn ở điểm trường Thôn Xuân Mỹ được xây dựng kiên cố có diện tích 40 m2, bình quân 2,7 m2/trẻ, bếp ăn ở thôn Tân Lập là bếp ăn bán kiên cố, có diện tích 59,72 m2, bình quân 0,4 m2/trẻ [H14-3.1-03]. Bếp ăn của nhà trường được phân chia các khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Có khu tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Bếp ăn có đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú tại bếp như: Tủ hấp cơm, máy sấy chén, các loại xoong, nồi, bát, thìa đều bằng inox. Bếp được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng chống cháy nổ như: các bảng tiêu lệnh và bình chống cháy nổ; Có hệ thống ống cống thoát nước thải đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh [H17-3.4-01] Tuy nhiên, bếp ăn ở cơ sở thôn Tân Lập đang bị xuống cấp do tận dụng lại lớp học cũ của trường Tiểu học Trần Phú. 
           b) Bếp ăn có kho đựng thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt có ghi tên các loại thực phẩm đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [H17-3.4-02].
           c) Mỗi bếp ăn của nhà trường đều có 01 tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm, hằng ngày được nhân viên nấu ăn lưu mẫu các thức ăn niêm yết bằng giấy niêm phong và được ghi tên từng loại thực phẩm rõ ràng cụ thể. [H17-3.4-03]. 
         Mức 2
         Mô tả tại chỉ báo a, b, c Mức 1.
         Mức 3
          Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Bếp ăn của các điểm trường được xây dựng độc lập với khối phòng học và sân chơi của trẻ. Bếp ăn thông thoáng đủ ánh sáng. Tường, trần nhà và sàn nhà nhẵn không trơn trượt, bằng phẳng, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Các Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn; Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để đến các phòng học của trẻ.  Bếp ăn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, thuận tiện cho việc sử dụng. Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc vệ sinh. Có phương tiện phân loại thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác được làm từ nguyên vật liệu chắc chắn có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp ăn một chiều [H17-3.4-04].
         2. Điểm mạnh
          Bếp ăn được xây dựng bán kiên cố. Có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
        3. Điểm yếu
          Bếp ăn ở cơ sở thôn Tân Lập đang bị xuống cấp do tận dụng lại lớp học cũ của trường Tiểu học Trần Phú được xây dựng năm 1990 
         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
         Nhà trường chỉ đạo CBGVNV sử dụng và bảo quản tốt nhà bếp, đồ dùng phục vụ bán trú. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tham mưu UBND huyện đầu tư  kinh phí khoảng 2.000.000.000 đ để xây dựng bếp ăn kiên cố tại điểm trường Tân Lập trong năm 2023, thời gian hoàn thành cuối năm 2025.
         5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3
         Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
         Mức 1
          a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
          b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
         c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
         Mức 2 
         a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
         b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
         c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
         Mức 3
         Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
         1. Mô tả hiện trạng
         Mức 1
          a) Nhà trường hàng năm đầu tư mua sắm các trang thiết bị, ĐDĐC cho các lớp theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT. Giáo viên phát huy hiệu quả trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị, ĐDĐC. Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả các ĐDĐC ở mỗi lớp đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với Chương trình GDMN và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bàn, ghế học sinh và giáo viên, nhân viên được trang bị đầy đủ đáp ứng được yêu cầu NDCSGD trẻ, các thiết bị ĐDĐC đều được cập nhật trên sổ theo dõi tài sản cố định của nhà trường [H18-3.5-01].
          b) Ngoài thiết bị ĐDĐC phục vụ hằng ngày cho trẻ có trong danh mục theo quy định. BGH nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch làm thêm một số đồ chơi phục vụ học tập và phục vụ hoạt động ngoài trời cho trẻ. Giáo viên tìm kiếm, tận dụng các phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra những mẫu đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ tại lớp mình phụ trách bằng các vỏ chai nhựa, hột hạt, vỏ dừa, vỏ ốc, hộp sữa và nhiều nguyên vật liệu khác. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do giáo viên tự làm ngoài danh mục đảm bảo tính an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ [H18-3.5-02]. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế nên một số thiết bị, đồ dùng ngoài danh mục chưa được đầu tư đều ở các lớp. Một số ĐDĐC tự làm bằng phế liệu có niên hạn sử dụng ngắn, độ bền thấp, nhanh hỏng.
          c) Định kỳ hằng năm, vào ngày cuối năm tài chính và cuối năm học và đầu mỗi năm học nhà trường tổ chức kiểm kê tài sản của toàn trường, từ đó xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, ĐDĐC cho năm học mới, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC và từng CBGVNV theo dõi, kịp thời phát hiện ĐDĐC hư hỏng, xây dựng dự trù kinh phí, đề xuất sửa chữa và mua sắm bổ sung, thay thế theo nhu cầu của từng lớp [H18-3.5-03].
         Mức 2
          a) Tất cả các lớp học và các phòng chức năng của nhà trường đều được trang bị hệ thống máy tính và được kết nối mạng Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học [H18-3.5-04].
         b) Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
         c) Mô tả tại chỉ báo b, c Mức 1.
         Mức 3
         Mô tả tại chỉ báo b Mức 1
2. Điểm mạnh
Có đầy đủ các thiết bị, ĐDĐC đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ NDCSGD trẻ. Hầu hết các thiết bị, ĐDĐC đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa kịp thời. Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học đạt hiệu quả.
         3. Điểm yếu
          Thiết bị, đồ dùng ngoài danh mục chưa được đầu tư đều ở các lớp. ĐDĐC tự
làm bằng phế liệu có niên hạn sử dụng ngắn, độ bền thấp, nhanh hỏng.
         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên các lớp khai thác hiệu quả các đồ dùng đồ chơi sẵn có, giáo viên hướng dẫn trẻ cùng làm các đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương, phát huy vai trò của trẻ trong các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Phối hợp với cha mẹ trẻ đang làm việc từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là ngư dân hỗ trợ các nguyên vật liệu như ống chỉ, lõi giấy, vỏ sò, ốc biển…  để trẻ chơi tại các góc, trong các hoạt động giáo dục. Nhà trường tham mưu các cấp bổ sung thêm kinh phí hằng năm để mua sắm thay thế các đồ dùng đồ chơi đã hư hỏng. Năm 2023, nhà trường cân đối tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu để đầu tư mua sắm, bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học ngoài danh mục, để đáp ứng yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Tham mưu với địa phương, các nhà hảo tâm mua sắm thêm một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, phục vụ công tác NDCSGD phù hợp với Chương trình GDMN.
         5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3. 
         Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
         Mức 1
         a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
          b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
         c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
         Mức 2 
         a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định; 
          b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
         1. Mô tả hiện trạng
         Mức 1
          a) Các lớp học đều có công trình vệ sinh dành cho trẻ. Nhà vệ sinh của trẻ được thiết kế xây dựng theo quy trình khép kín có phân chia phòng nam, nữ riêng biệt được trang bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh trong công trình vệ sinh của trẻ: có 1 bồn rửa tay dài gồm 4 vòi rửa, có 3 bồn ngồi vệ sinh, 2 bồn dài để tiểu tiện phù hợp với trẻ và đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Diện tích các khu vệ sinh của trẻ đảm bảo 0,6m2 / trẻ, khu vệ sinh cho CBGVNV có diện tích 15m2, có đủ nước sạch và đồ dùng phục vụ vệ sinh, lavabo rửa tay có tráng men được lắp đặt vừa tầm trẻ, thuận tiện cho trẻ và CBGVNV khi sử dụng [H14-3.1-03]. 
          b) Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch của chương trình Nông thôn mới của xã Tam Hải tài trợ. Ngoài ra nhà trường còn sử dụng hệ thống máy lọc nước do Công ty Ô tô Trường Hải hỗ trợ để lọc nước, sử dụng cho việc ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ, đảm bảo đủ lượng nước sinh hoạt cho trẻ và CBGVNV trong toàn trường. Hệ thống cống rãnh thoát nước ở các điểm trường được xây dựng và có nắp đậy đảm bảo vệ sinh [H19-3.6-01]. Tuy nhiên, hệ thống cống rãnh cấp thoát nước ở cơ sở thôn Xuân Mỹ nhỏ, không đảm bảo chỉ tiêu thoát nước, sân trường còn thấp hơn so với mặt đường, nên khi trời mưa lớn, kéo dài khiến sân trường bị ngập nước; phía sau điểm trường chính thôn Tân Lập là cống thoát nước của xã nên môi trường sinh hoạt của trẻ bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.
         c) Hàng năm nhà trường hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom rác thải do đó lượng rác thải hàng ngày của nhà trường được thu gom và xử lý kịp thời nên đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học an toàn cho trẻ, đáp ứng quy định theo thông tư liên tịch số 13/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế - Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học [H19-3.6-03].
         Mức 2
         a) Mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
         b) Mô tả tại chỉ báo b, c Mức 1.
         2. Điểm mạnh
          Nhà trường có đủ phòng vệ sinh cho trẻ và khu vệ sinh cho CBGVNV đảm bảo sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường, có hệ thống máy lọc nước do Công ty Ô tô Trường Hải hỗ trợ, nguồn nước sạch của chương trình Nông thôn mới cung cấp để sử dụng nấu ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày cho trẻ, đảm bảo đầy đủ lượng nước cho sinh hoạt cho trẻ và CBGVNV trong toàn trường.
         3. Điểm yếu
          Hệ thống cống rãnh cấp thoát nước ở cơ sở thôn Xuân Mỹ nhỏ, không đảm bảo chỉ tiêu thoát nước, sân trường còn thấp hơn so với mặt đường, nên khi trời mưa lớn, kéo dài khiến sân trường bị ngập nước.
           Phía sau điểm trường chính thôn Tân Lập là cống thoát nước của xã nên môi trường sinh hoạt của trẻ bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Nhà trường tiếp tục phát huy mặt mạnh, trong quá trình sử dụng thường xuyên bảo trì, vệ sinh sạch sẽ, không để ô nhiễm môi trường. Máy lọc nước luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và định kỳ thay lõi lọc 3 tháng/lần để đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng. 
          Nhà trường tham mưu với Phòng GDĐT, UBND huyện Núi Thành có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước và nâng cao sân trường cơ sở thôn Xuân Mỹ để đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa mưa. 
           Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu UBND, HĐND xã có kế hoạch cải thiện cống thoát nước của dân ở sau điểm trường chính để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, dự kiến thời gian khắc phụ đến tháng 05/2023.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3. 
          Kết luận về Tiêu chuẩn 3
          Trường Mẫu giáo Sao Biển có 02 điểm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khuôn viên đẹp, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Các điểm trường đều được đầu tư CSVC và trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, xây dựng kiên cố và bán kiên cố, khuôn viên của trường đều có biển tên trường, tường rào bao quanh đảm bảo. Diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh và được cắt tỉa thường xuyên, có vườn rau, vườn cây ăn quả. Sân chơi đảm bảo an toàn và có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng sinh hoạt chung đảm bảo an toàn, trang trí đẹp, có đủ đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo quy định; có hiên chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Bếp được xây dựng theo quy trình một chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú,
 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. 
          Nhà trường có đủ số lượng phòng theo quy định như: văn phòng, phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Phòng hành chính - quản trị diện tích đảm bảo, đủ đồ dùng và các phương tiện làm việc. Phòng y tế, phòng bảo vệ kết hợp dành cho nhân viên, nhà để xe có diện tích theo quy định, có đầy đủ các vật dụng cần thiết. Nhà trường đầu tư ĐDĐC theo danh mục, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN. Các thiết bị, ĐDĐC ngoài danh mục quy định đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. Nhà trường thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản hàng năm và xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu NDCSGD trẻ. CBGVNV nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, sử dụng và quản lý tốt CSVC và tài sản. 
          Bên cạnh đó, ngân sách của nhà trường hàng năm chi mua sắm, sửa chữa nhỏ còn hạn chế, nguyên nhân do nguồn đầu tư ngân sách của huyện ít, viêc tu sửa của nhà trường hằng năm phải tu sửa, nâng cấp đồ dùng, đồ chơi. Vì vậy năm 2023 nhà trường sẽ tham mưu với cấp trên để xây mới nhà ăn cơ sở thôn Tân lập, nâng cấp sân trường, làm hệ thống thoát nước cơ sở thôn Xuân Mỹ, đảm bảo trong công tác dạy bán trú trong nhà trường.
         Thống kê
       - Tổng số tiêu chí đạt Mức 1:                         6/6
       - Tổng số tiêu chí đạt Mức 2:                         6/6
       - Tổng số tiêu chí đạt Mức 3:                         5/6
         Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
         Mở đầu: 
         Công tác phối hợp giữ vai trò quan trọng trong việc NDCSGD trẻ, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non thì không thể thiếu được sự hổ trợ của cha mẹ trẻ, chính quyền địa phương.Vì vậy, trong nhiều năm qua nhà trường đã phối hợp tốt với BĐDCMT. Đồng thời, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư, nâng cấp sửa chữa và xây dựng CSVC để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển, làm tốt công tác XHHGD, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, BĐDCMT để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện phù hợp với truyền thống của địa phương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ trẻ đã xác định được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường, biết cách nuôi con theo khoa học.. BĐDCMT các lớp của nhà trường được thành lập và thực hiện có kế hoạch, phối hợp hiệu quả với Ban giám hiệu và giáo viên phụ trách các lớp hướng dẫn, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về giáo dục đến cha mẹ trẻ nhằm nâng cao trách nhiệm NDCSGD trẻ, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Cụ thể là nhà trường đã và đang xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thân thiện, trẻ tích cực đến trường.
          Với kết quả đạt được trong những năm qua, nhà trường không dừng lại mà
tiếp tục đẩy mạnh công tác XHHGD ở nhiều lĩnh vực. Từ đó đã tạo nên sự gắn kết thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ. 
          Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
          Mức 1
           a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
          b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học; 
          c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
          Mức 2 
          Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
          Mức 3
          Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Hằng năm, vào đầu năm học nhà trường tổ chức hội nghị cha mẹ trẻ ở lớp và bầu ra BĐDCMT số lượng là 2 người/lớp, trong đó gồm 1 trưởng ban, 1 thành viên. Trên cơ sở này, nhà trường đã phối hợp và tiến hành tổ chức họp các trưởng, phó ban của các lớp để bầu ra BĐDCMT của trường từ 5-7 người gồm 01 trưởng ban, 01 phó ban và các thành viên. BĐDCMT hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [H20-4.1-01].
           b) Trong những năm qua, BĐDCMT của trường đã xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm và đã xây dựng được kế hoạch hoạt động của BĐDCMT một cách cụ thể đúng theo Điều lệ và sát với tình hình thực tế của nhà trường. Kế hoạch hoạt động của BĐDCMT được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường và Điều lệ của BĐDCMT do Bộ GDĐT ban hành [H20-4.1-02].
           c) Hằng năm, BĐDCMT đã tổ chức họp đúng theo quy định của Điều lệ 3 lần/năm, vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học để triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động trong năm học, phối hợp với cha mẹ trẻ có biện pháp NDCSGD trẻ phù hợp. Trong các cuộc họp đó, Ban giám hiệu nhà trường đã cùng BĐDCMT giải quyết các kiến nghị của cha mẹ trẻ, góp ý kiến cho hoạt động của BĐDCMT nhằm thúc đẩy hoạt động của Ban đại diện [H20-4.1-03]; [H20-4.1-04].
           Cuối mỗi năm học BĐDCMT tổ chức họp báo cáo tổng kết đánh giá cụ thể trước toàn thể cha mẹ trẻ về hoạt động trong thời gian qua và có ý kiến đề xuất với
 nhà trường để có kế hoạch cho năm học tiếp theo [H20-4.1-05]. 
          Mức 2
           BĐDCMT phối hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm
 học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường về công tác NDCSGD được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của BĐDCMT. Phối hợp với nhà trường tổ chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa như thăm Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2, tượng đài Mẹ Thứ, khu chứng tích Sơn Mỹ, tổ chức tiệc Buffet cho trẻ, phòng chống các dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covid-19. Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, thông tin của cha mẹ trẻ để kịp thời phản ánh, trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường có biện pháp giải quyết kịp thời. BĐDCMT cùng với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền chủ trương, chính sách về GDMN, về quy tắc ứng xử văn hóa trong giao tiếp của cha mẹ trẻ đối với CBGVNV. Nhà trường thường xuyên thực hiện tốt Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đến phụ huynh, cộng đồng [H20-4.1-06].
          BĐDCMT đã phối hợp với nhà trường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, hướng dẫn cha mẹ trẻ về công tác NDCSGD trẻ bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ, thông qua họp cha mẹ trẻ, trao đổi trực tiếp, qua hòm thư, bảng tuyên truyền của trường, của lớp để phổ biến công khai các văn bản quản lý giáo dục có liên quan đến cha mẹ trẻ, các chương trình hoạt động giáo dục trẻ, các kiến thức NDCSGD trẻ, cách phòng tránh các dịch bệnh, hướng dẫn cha mẹ trẻ phối hợp NDCSGD trẻ và vận động tham gia vào các hoạt động lễ hội trong năm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ trong việc phối hợp NDCSGD trẻ có nhưng chưa nhiều; góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú, hình thức chưa bắt mắt nên ít thu hút sự chú ý và quan tâm của phụ huynh.
          Mức 3
           Hằng năm, BĐDCMT phối hợp có hiệu quả với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học. BĐDCMT phối hợp với nhà trường thực hiện tốt các hoạt động như tổ chức các ngày lễ, ngày hội: Ngày hội đến trường của bé, Vui Trung Thu cho bé, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ hội Mùa Xuân, ngày 8/3, ngày bế giảng năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ BĐDCMT [H20-4.1- 07].
          2. Điểm mạnh
           Nhà trường có đầy đủ các thành phần BĐDCMT của lớp, của trường. BĐ DCMT hoạt động theo đúng quy định. Ban thường trực hội cha mẹ trẻ hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng và phát triển nhà trường. 
          3. Điểm yếu
          Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ trong việc phối hợp NDCSGD
trẻ có nhưng chưa nhiều; góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú, hình thức chưa bắt mắt nên ít thu hút sự chú ý và quan tâm của phụ huynh.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo nhà trường chỉ đạo các lớp đầu tư xây dựng góc tuyên truyền với nội dung mới lạ, hình ảnh đa dạng phong phú, hình thức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của cha mẹ trẻ. Duy trì sự hoạt động có hiệu quả của BĐDCMT của trường, lớp. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa BĐDCMT từng lớp, với BĐDCMT của trường. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ trẻ. Nhà trường phối hợp với cha mẹ trẻ đẩy mạnh công tác NDCSGD trẻ có hiệu quả.
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3. 
          Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường.
          Mức 1
           a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
           b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
           c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
          Mức 2 
          a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
           b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
          Mức 3
          Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1 
           a) Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND xã, để xây dựng kế hoạch, đề ra các Nghị quyết nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với thực tế của tình hình địa phương [H1-1.1-05]. 
           b) Trong 5 năm qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Thông qua các cuộc họp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, qua các bài tuyên truyền, các góc tuyên truyền của lớp và của nhà trường, qua trao đổi giữa cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ, qua đài truyền thanh của xã, trang Website của nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường [H21-4.2-02].  
          c) Ngoài nguồn kinh phí của UBND huyện đầu tư mua sắm, sửa chữa CSVC, hằng năm nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương và cha mẹ trẻ để huy động các nguồn lực cho nhà trường như mua sắm dụng cụ bán trú với số tiền 11.781.000đ, vận động sự tài trợ của các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội, ban ngành, đoàn thể trong xã để huy động các nguồn lực hỗ trợ sự kiện, lễ hội của nhà trường, tặng quà cho các trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong ngày Hội đến trường, trung thu, dịp tết nguyên đán, tổng kết năm học [H6-1.6-06]; [H21-4.2-03]. Tuy có đạt được những kết quả nêu trên, nhưng qua đây cũng cho thấy việc thực hiện xã hội hóa chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ cha mẹ trẻ, chính quyền tại địa phương là chủ yếu. Công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
          Mức 2
           a) Vào đầu mỗi năm học nhà trường luôn chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để có thể xây dựng kế hoạch, tờ trình, nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược để các cấp, ngành tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng nhà trường và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác NDCSGD trẻ [H21-4.2-04].
           b) Nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương như: Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, BĐDCMT, Công đoàn cơ sở nhà trường và Chi đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Ngày Hội đến trường của bé, tết Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, tham quan Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam,  tượng đài Mẹ Thứ, khu chứng tích Sơn Mỹ, trường Tiểu Học, lễ hội Mùa Xuân, ngày bế giảng năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi, tổ chức tiệc Buffet cho trẻ [H21-4.2-05]. 
          Mức 3
           Nhà trường tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND xã và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo dục, nhà trường cùng với BĐDCMT phối kết hợp tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đội ngũ CBQL nhà giáo thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, trang phục làm việc của giáo viên đảm bảo mẫu mực. Nhà trường từng bước xây dựng, hoàn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong học tập, chủ động tham gia các hoạt động, rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách, đạo đức lối sống văn hóa cho trẻ em. Khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, CSVC, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường giáo dục. Hằng năm nhà trường được Ủy ban nhân dân huyện công nhận là “Cơ quan văn hóa” [H21-4.2-06].
          2. Điểm mạnh
           Trường chủ động làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, phối hợp có
hiệu quả với chính quyền địa phương, BĐDCMT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. BĐDCMT năng nổ nhiệt tình, luôn có những ý kiến đóng góp để xây dựng và phát triển nhà trường
          3. Điểm yếu
           Việc thực hiện xã hội hóa chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ cha mẹ trẻ, chính quyền tại địa phương là chủ yếu. Công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Trong năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong xã, phát huy hiệu quả của môi trường giáo dục an toàn, cảnh quang xanh - sạch - đẹp của nhà trường, đồng thời tham mưu kịp thời với các cấp chính quyền trong việc bổ sung kinh phí và xây dựng CSVC cho nhà trường.
Về công tác tham mưu nhà trường trực tiếp tham mưu và tuyên truyền sâu rộng công tác XHHGD tới các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm huy động thêm các nguồn lực để bổ sung, xây dựng CSVC cho nhà trường.Cụ thể bằng các giải pháp sau:
- Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền
- Thứ hai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác XHHGD để góp phầnxây dựng và phát triển nhà trường
- Thứ ba: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đơn vị đóng chân trên địa bàn, các doanh nghiệp
- Thứ tư: Kết nối huy động nguồn XHHGD ngoài tỉnh
- Thứ năm: Quản lý, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn hỗ trợ
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3. 
          Kết luận về Tiêu chuẩn 4:
          Kết quả đạt được như trên là nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua đó BĐDCMT đã có kế hoạch cụ thể phân công từng công việc cho từng thành viên trong ban hỗ trợ về chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, giáo viên có thể trao đổi một số kinh nghiệm cho phụ huynh biết để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng phát triển tốt.
           Nhà trường thực hiện tốt Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT. Các biểu bảng tuyên truyền được thiết kế đa dạng về nội dung, hình thức, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. BĐDCMT các lớp, nhà trường hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. CBGVNV thực hiện tốt việc tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ đạt hiệu quả.
           Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với UBND huyện, chính quyền địa phương đầu tư CSVC, mua sắm bổ sung trang thiết bị, ĐDĐC cho nhà trường với tổng kinh phí trong 5 năm học qua gần 3,5 tỷ đồng, và xây dựng cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh nhằm phục vụ tốt các hoạt động của trẻ. Phối hợp tốt với các đoàn thể tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
            Thống kê
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 1:                            2/2
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 2:                            2/2
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 3:                            2/2
          Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
          Mở đầu:
          Trong những năm qua, trường Mẫu giáo Sao Biển đã không ngừng đổi mới công tác quản lý và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, chất lượng NDCSGD trẻ ngày càng được nâng lên. Nhà trường luôn xác định công tác nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ là một nhiệm vụ hàng đầu, luôn chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, với nhiều biện pháp thiết thực, sáng tạo và hiệu quả nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt chất lượng cao và được cha mẹ trẻ và cộng đồng ghi nhận. Năm học 2018-2019, 2019-2020 nhà trường thực hiện Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; Từ tháng 01/2021 đến nay nhà trường tiếp tục thực hiện theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. Nhà trường chú trọng xây dựng mục tiêu giáo dục và tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Xây dựng môi trường giáo dục thông qua đó tạo cho trẻ sự hứng thú, trẻ được vui chơi, trải nghiệm phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ. Ngoài ra nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội, vui chơi, các hội thi, các hoạt động tập thể, hoạt động tham quan dã ngoại, giáo dục kỹ năng sống, theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.Vì vậy kết quả hằng năm cho thấy, hầu hết trẻ có sự phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm xã hội phù hợp với độ tuổi, trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động, có nền tảng kỹ năng, kiến thức vững vàng, có được những thói quen tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và có khả năng tự phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân hằng ngày. Trẻ biết phối hợp các giác quan để thực hiện tốt các vận động đi chạy, nhảy, leo, trèo và có ý thức về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông. Trẻ được khám sức khỏe, theo dõi cân nặng, chiều cao từ đó 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì được can thiệp bằng các biện pháp phù hợp. Vì vậy chất lượng NDCSGD trẻ của nhà trường ngày càng nâng cao và phát triển. Trong những năm học qua từ năm học 2018 -2019 đến năm học 2022-2023 nhà trường không có học sinh khuyết tật.
          Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
          Mức 1
          a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
           b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
           c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
          Mức 2
          a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
          b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ;
          Mức 3
          a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
          b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Trong những năm học qua, nhà trường đã tổ chức thực hiện Chương trình GDMN theo đúng kế hoạch giáo dục năm, chủ đề, tuần, nhà trường căn cứ vào Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở này các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ mình và tổ chức sinh hoạt chuyên môn, định hướng các hoạt động chuyên môn để thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường [H8-1.8-01]. Căn cứ kế hoạch nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng thời gian biểu và thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo mục tiêu và kết quả mong đợi theo độ tuổi của Chương trình GDMN, phù hợp với thực tế tình hình địa phương, nhu cầu của trẻ, đảm bảo linh hoạt, sáng tạo nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về năng lực. Vì vậy chất lượng giáo dục trẻ ở mọi lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ ngày càng được nâng cao. Chỉ tiêu các lĩnh vực phát triển của trẻ đầu năm từ 90-97%, cuối năm đạt 95%-98%  [H8-1.8-01] [H22-5.1-01].
          b) Hằng năm nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành phù hợp với quy định, thực hiện sát sao các chỉ đạo của Sở GDĐT, Phòng GDĐT. Căn cứ chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành, dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và đặc điểm của trẻ các độ tuổi, nhà trường cùng với các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch Chương trình GDMN cho các độ tuổi theo 5 lĩnh vực phát triển của trẻ. Các mục tiêu được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và lồng vào các hoạt động phù hợp với độ tuổi đáp ứng được khả năng và nhu cầu của trẻ. Nhà trường thực sự quan tâm đến thực hiện chương trình GDMN. Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thao giảng theo các tổ để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ với các hình thức (dự giờ các hoạt động học, thảo luận nội dung bồi dưỡng thường xuyên,...). Vì vậy chất lượng trên trẻ ở tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ đạt 95% trở lên [H22-5.1-02]; [H22-5.1-03].
          c) Định kỳ nhà trường rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN dựa vào tình hình thực tế của trường và năng lực của giáo viên. Hằng năm, thông qua việc kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên, qua dự giờ, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất giáo viên nhà trường đánh giá được việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN, từ đó giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch kịp thời nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời chỉ đạo giáo viên sau mỗi chủ đề phải đánh giá được kết quả các mục tiêu đạt được, những mục tiêu chưa đạt được, xem xét lại các nội dung trong chương trình đã phù hợp với kết quả mong đợi chưa? Có những tồn tại gì? Sau một chủ đề trẻ học được những gì? Trẻ tiếp thu như thế nào? Trên cơ sở đó, nhà trường có kế hoạch điều chỉnh cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng NDCSGD  [H25-5.4-02] [H8-1.8-03].
          Mức 2
a) Hằng năm, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện Chương trình GDMN theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Giáo viên xây dựng kế hoạch theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào nhu cầu của trẻ và thực tế của nhà trường, chú ý đến sự tham gia tích cực và mức độ thoải mái của trẻ, chú ý tôn trọng sự khác biệt của trẻ để đánh giá trẻ theo quy định. Xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và hoạt động giáo dục luôn hướng vào trẻ vào khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ, những nội dung giáo dục là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết, gần gũi với trẻ, phù hợp với tình hình địa phương. Khi tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, giáo viên luôn là người đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất để trẻ được hoạt động, được trao đổi và trình bày ý kiến. Nhờ đó mà trẻ luôn tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy kết quả chất lượng giáo dục theo 5 lĩnh vực phát triển ở trẻ đạt cao cuối năm đạt 95%-98%  [H22-5.1-04] [H22-5.1-05]. Tuy nhiên, một vài giáo viên mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN như: Còn gò bó trẻ, chưa tạo được sự thoải mái cho trẻ khi tham gia vào hoạt động, ít chú tâm đến việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Một vài giáo viên thực hiện công tác đánh giá trẻ hàng ngày chưa đảm bảo mục đích. Hồ sơ sổ sách chuyên môn còn nhiều so với qui định.
          b) Hằng năm, nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, phù hợp với văn hóa của địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ. 100% giáo viên các nhóm lớp lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống, cho trẻ trải nghiệm với thực tế cuộc sống, tham quan dã ngoại tại các khu di tích lịch sử của Tỉnh Quảng Nam như: Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, Chi bộ Quang Ánh Minh, Nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Hải, và Khu chứng tích Sơn Mỹ tại Quảng Ngãi...Đặc biệt nhà trường cho trẻ đi xem lễ hội cầu ngư của nhân dân xã Tam Hải, tham gia các ngày lễ tết truyền thống của Việt Nam( tết cổ truyền) để giúp cho trẻ có nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước…[H22-5.1-03]; [H22-5.1-07].
          Mức 3
           a) Trong những năm qua, nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới, cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn có ý thức tự bồi dưỡng, tìm tòi, cập nhật, tham khảo các bài dạy, trò chơi, trang trí lớp của các nước phát triển trên mạng xã hội, youtube, phim ảnh để chọn lựa nội dung phù hợp đưa vào các hoạt động giáo dục trẻ. Trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái khi tham gia vào các hoạt động, giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ tăng cường tính tự lập, tích cực trong mọi hoạt động.  Nhà trường áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương.
          b) Hằng năm vào cuối năm học, nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và có kế hoạch điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cho năm học tiếp theo [H22-5.1- 08].
          2. Điểm mạnh
          Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN theo chương trình khung của Bộ GDĐT, bám sát chỉ đạo chuyên môn của Sở GDĐT,
Phòng GDĐT phù hợp với điều kiện nhà trường.
          Nhà trường thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ theo các tổ để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy chất lượng trên trẻ ở tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ đạt 95% trở lên.
3. Điểm yếu
Một vài giáo viên mới vào nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN như: Còn gò bó trẻ, chưa tạo được sự thoải mái cho trẻ khi tham gia vào hoạt động, ít chú tâm đến việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
Một vài giáo viên thực hiện công tác đánh giá trẻ hàng ngày chưa đảm bảo mục đích. Hồ sơ sổ sách chuyên môn còn nhiều so với qui định
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  Năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục thực hiện chương trình GDMN theo quy định. Nhà trường có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua những lần tổ chức chuyên môn, thao giảng, sinh hoạt chuyên đề giúp cho giáo viên học tập lẫn nhau; kiểm tra giáo viên theo kế hoạch. Tăng cường bồi dưỡng công tác đánh giá trẻ cho đội ngũ giáo viên theo đúng chương trình GDMN nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát huy năng lực cá nhân của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
 Nhà trường tiếp tục động viên và tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo qua sách báo, tư liệu trên mạng về chương trình GDMN của các nước trong khu vực và thế giới, biết vận dụng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương.
Nhà trường chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện công tác đánh giá trẻ hàng ngày đúng mục đích nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Giảm tải hồ sơ sổ sách chuyên môn nhà trường, thực hiện đúng quy định theo Công văn 431/GDĐT – GDMN ngày 15/3/2022 trong những năm học tiếp theo.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
          Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
          Mức 1
           a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
          b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
          c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
          Mức 2
          Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
          Mức 3
          Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
  1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Hằng năm, nhà trường chú trọng chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên vận dụng
linh hoạt các phương pháp, biện pháp trong tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình GDMN, đáp ứng với nhu cầu của trẻ và tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, giáo viên dựa vào những mục tiêu, nội dung giáo dục cần đạt để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp. Từ đó, giáo viên linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức và phương pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhóm, lớp để tổ chức tốt các hoạt động. Các phương pháp linh hoạt tùy theo từng hoạt động như phương pháp trò chuyện, quan sát, trải nghiệm thực tế, phiếu bài tập.... Nhằm tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động phát huy hết khả năng của trẻ, giáo viên thực hiện các hoạt động một cách linh hoạt phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục theo từng độ tuổi và điều kiện thực tế của nhà trường. Giáo viên chú trọng việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo mọi điều kiện cho tất cả trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm qua các chuyên đề: Lồng ghép chuyên đề phát triển vận động (Hội thi: Chiến sĩ tí hon), chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ( Hội thi “ Bé với kỹ năng sống), chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Hội thi Trang trí lớp học đẹp, hội thi trang trí môi trường giáo dục bên ngoài)...., ngoài ra còn tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm như: Khám phá vật nổi vật chìm, hạt tan và không tan trong nước, đong nước xem vật nào chứa được nhiều nước hơn... Qua đó giúp trẻ hình thành khả năng đo lường, phán đoán về thể tích vật chứa, khơi gợi niềm yêu thích khám phá ở trẻ [H23-5.2-01].
          b) Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, nhà trường ưu tiên đầu tư kinh phí để cải tạo cảnh quan môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn, tận dụng hết tất cả các khu vực trong nhà trường để xây dựng các khu vui chơi, hoạt động cho trẻ một cách khoa học và phù hợp: Khu vui chơi phát triển vận động (ném bóng, bóng rổ, sân chơi bóng đá mini); khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi; khu vườn ươm của bé ở khu vực này trẻ được tự tay ươm mầm và trồng rau và chăm sóc cây cối; khu vui chơi với các nhân vật cổ tích và hiểu thêm về một số câu chuyện cổ tích, khu vực khám phá trải nghiệm với những trò chơi thử nghiệm đơn giản như ( Vật nổi – vật chìm, hạt tan và không tan, luồn đan dây,...), ở khu khám phá thủy cung trẻ được quan sát và tìm hiểu một số con vật sống dưới biển biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ nguồn nước,..... môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh, trang trí môi trường lớp học phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi, bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm, thực hiện tốt chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên luôn tạo không khí vui vẻ, cảm giác an toàn, thoải mái, giúp trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Hằng ngày giáo viên tổ chức hoạt động góc cho trẻ được trải nghiệm, khám phá các góc chơi như bé làm nội trợ, bé làm thợ xây, họa sĩ tí hon... Ở đây trẻ được tập làm người lớn, được phát triển các kỹ năng xã hội... Bên cạnh đó, khi được tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thỏa thích khám phá vui chơi. Khi ra ngoài trời trẻ được chơi ở khu phát triển vận động, vườn cổ tích, chơi với cát, đất, sỏi, nước, khám phá thủy cung, khu khám phá trải nghiệm, khu vườn bé yêu,...những hoạt động này rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.[H23-5.2-02].
          c) Trong những năm qua, nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế. Tập thể nhà trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức linh hoạt khác nhau như tổ chức tiệc buffet, tham quan  thắp hương nghĩa trang liệt sĩ của xã, tham quan các di tích lịch sử của Tỉnh Quảng Nam (Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ) và chứng tích sơn Mỹ của Tỉnh Quảng Ngãi, tham quan giao lưu với các chú Cảnh sát biển tại Tam Quang, tham quan trường Tiểu học Trần Phú tại Xã Tam Hải, tổ chức các hoạt động giao lưu sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, hội thi như hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, “Bé làm họa sĩ”, “Chiến sĩ tí hon”, “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, “ Trang trí lớp học đẹp”, “Trang trí môi trường giáo dục bên ngoài”, “ tuyên truyền viên giỏi cấp trường”, tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi” cấp trường.
          Giáo viên các lớp cũng thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức để thu hút trẻ như tổ chức các trò chơi: Hình với bóng, ai tinh mắt, con vật nào xuất hiện, qua đó trẻ phát triển khả năng quan sát, khám phá và ghi nhớ tốt, biết phối hợp các giác quan để xem xét, thảo luận về sự vật hiện tượng và kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm,... để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng qua các hoạt động thử nghiệm: Thả vật vào nước và quan sát để nhận biết vật chìm, vật nổi, cho trẻ thử nghiệm cho hạt vào nước và quan sát đoán xem hạt nào tan và không tan trong nước; dùng tay sờ và đoán được đồ vật. Trẻ biết phán đoán, phát hiện những sự việc có thể diễn ra tiếp theo như: Làm thử nghiệm gieo hạt, trồng cây, theo dõi sự phát triển của cây. Ngoài ra, trẻ còn được chơi theo ý thích, được đóng vai tham gia vào cuộc sống thu nhỏ của người lớn như bé bán hàng, mua hàng, bé tập đong nước, bé tập làm đầu bếp,... Bên cạnh đó giúp trẻ giải quyết được những vấn đề đơn giản phù hợp với độ tuổi qua hoạt động chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và các trò chơi. Trẻ có khả năng ghi nhớ, so sánh sự khác nhau của các nhóm đối tượng, các sự vật xung quanh như: Nhiều hơn - ít hơn; cao hơn - thấp hơn; to - nhỏ. Hằng tuần trẻ được tham gia tất cả các hoạt động giáo dục vì vậy trẻ được thực hành, trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. Kết quả đánh giá các mục tiêu được đánh giá cuối năm đều đạt được từ 87% đến 95% [H23-5.2-03]; [H23-5.2-05].
          Mức 2
          Trong những năm qua, nhà trường đã chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng
thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường.
          Hằng năm nhà trường tổ chức cho các cháu đi tham quan, học tập ngoại khóa như tổ chức cho trẻ đi tham quan Tượng đài mẹ Nguyễn Thị Thứ, tham quan chứng tích Sơn Mỹ - Quảng Ngãi, tham quan và viếng hương nghĩa trang liệt sĩ của xã Tam Hải, tham quan giao lưu với các chú Cảnh Sát Biển tại Tam Quang, thăm quan trường Tiểu học Trần Phú. Từ năm học 2019 – 2020 đến nay nhà trường đã ký hợp đồng với Trung tâm Anh ngữ Liên Lục Địa tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng anh, nhảy aerobic; năm học 2021-2022 đến nay nhà trường và trung tâm đã phối hợp và dạy thêm cho trẻ môn mỹ thuật. Thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm đã giúp cho trẻ có ý thức học tập, rèn luyện tích cực để trở thành con ngoan trò giỏi. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hội thi cho trẻ như hội thi “Bé khỏe bé ngoan”, “Bé khéo tay”, “Chiến sĩ tí hon”, “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Thông qua các hoạt động này, trẻ phát huy tính kỷ luật, tích cực tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ thêm yêu mến, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trường. Hình thành cho trẻ những hiểu biết ban đầu về các hiện tượng, biểu tượng, sự việc xung quanh trẻ, hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với trẻ, với những gì xung quanh trẻ, giúp cho trẻ có thái độ tích cực hơn trong các hoạt động mình thực hiện, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Tại các ngày lễ, hội trẻ được trải nghiệm các hoạt động: Tô tượng, in bánh và làm nhiều các loại bánh kẹo khác nhau, trang trí mâm ngũ quả, làm một số đồ vật từ lá dừa, đan tết dây dừa,... Tại khu vực góc dân gian trẻ được chơi các trò chơi dân gian, trò chơi đóng kịch, kể chuyện sáng tạo, giao lưu văn nghệ... [H23-5.2-04]. Tuy nhiên một số giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít nên kỹ năng tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế, khuôn khổ, cứng nhắc, chưa mạnh dạn tổ chức theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.   
         Từ môi trường hoạt động đã được thiết kế, nhà trường chỉ đạo các lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho trẻ các buổi trải nghiệm thông qua các ngày hội, ngày lễ: Ngày hội bé đến trường, Tết trung thu, Tết và mùa xuân, trong những năm qua nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ ăn buffet vào các ngày lễ ( tết trung thu, lễ hội mùa xuân), lồng ghép vào các hoạt động học để trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của các ngày lễ như: ngày 8/3, 20/11, 20/10, 20/11, 22/12. [H23-5.2- 03]; [H23-5.2-04].
          Mức 3
          Hằng năm, nhà trường xây dựng, tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp, phong phú, gần gũi, thân thiện với trẻ. Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên,... bố trí theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tạo không gian cho trẻ hoạt động, khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ cùng chuẩn bị các vật liệu và đồ dùng với cô như: Sưu tầm các hình ảnh sách báo, tờ lịch bỏ đem lên làm album, làm thành quyển truyện, sách....các nắp chai, viên sỏi để chơi ghép số, ghép hình, ghép chữ, tạo thành những bông hoa, làm thiệp tặng sinh nhật...Trong lớp các góc chơi được các cô bố trí phù hợp với diện tích phòng, góc yên tĩnh cách xa góc ồn ào, có nhiều góc mở để trẻ tự chơi, tự sáng tạo, tự tư duy và trải nghiệm, các góc luôn được thay đổi nâng cao để tạo sự hưng phấn, hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động các góc. Các đồ dùng được bố trí và sắp xếp ở vị trí thuận lợi, trẻ dễ sử dụng. Hàng ngày giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động: Xây dựng góc thực hành kỹ năng sống trong lớp cho trẻ tập buộc dây giày, rửa tay, cài khuy áo, chải tóc, tết tóc, tìm hình cho bóng,.... Nhóm chơi gia đình cho trẻ chơi làm bánh, nhặt rau, nấu ăn... Bên cạnh đó nhà trường và giáo viên cùng bố trí các khu vui chơi ở ngoài trời, khu vận động, các đồ dùng, đồ chơi để trẻ được vui chơi thỏa thích, được trải nghiệm như khu vui chơi với cát, sỏi, đá, nước, cà kheo, ném vòng vào chai, thư viện của bé, góc thiên nhiên, vườn cổ tích, góc khám phá thử nghiệm, góc thủy cung, khu các gian hàng chợ quê, khu vận động, khu vườm ươm,... Môi trường giáo dục trong nhà trường được giáo viên và trẻ thiết kế phù hợp với các chủ đề trong năm học. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hội thi cho trẻ như hội thi: “Bé khỏe bé ngoan”, “Bé khéo tay”, “Chiến sĩ tí hon”, “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”,  Cũng trong các hoạt động này trẻ phát huy tính kỉ luật, tích cực tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ thêm yêu mến, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trường. Hình thành cho trẻ những hiểu biết ban đầu về các hiện tượng, biểu tượng, sự việc xung quanh trẻ, hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với trẻ, giúp cho trẻ có thái độ tích cực hơn trong các hoạt động mình thực hiện, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục từng độ tuổi để tạo cho trẻ môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích trẻ hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” [H23-5.2-05]; [H23-5.2-06].
          2. Điểm mạnh
           Nhà trường đã ưu tiên đầu tư kinh phí để cải tạo cảnh quan môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn, tận dụng hết tất cả các khu vực trong nhà trường để xây dựng các khu vui chơi, hoạt động cho trẻ một cách khoa học và phù hợp. Giáo viên quan tâm xây dựng các góc chơi trong lớp học với nhiều đồ chơi phù hợp, đa dạng, đảm bảo an toàn, phù hợp với nhu cầu, khả năng của lứa tuổi trẻ để thu hút trẻ tham gia một cách hứng thú, tích cực. Nhà trường luôn quan tâm tổ chức cho trẻ đi tham quan, học tập ngoại khóa trẻ phát huy tính kỷ luật, tích cực tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ thêm yêu mến, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trườngGiáo viên chú trọng tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá khi tham gia các hoạt động. 
           Giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, nắm được phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục.
 3. Điểm yếu
          Một số giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm chưa có nhiều nên kỹ năng tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong tổ chức hoạt động cho trẻ theo phương pháp đổi mới.
            Trẻ chưa tự tin trong giao tiếp.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Năm học 2023-2024 và những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục tổ chức tốt hơn các hoạt động NDCSGD trẻ, đồng thời tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động NDCSGD trẻ một cách linh hoạt phù hợp với độ tuổi và điều kiện thực tế.
         Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, thụ động thông qua việc tổ chức nhiều tiết dạy, dự giờ góp ý.
           Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học hỏi từ  trường bạn để trau dồi thêm chuyên môn. Hướng dẫn giáo viên bố trí lại các góc chơi trong lớp để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm đạt hiệu quả. nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
            Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm cụ thể vào từng tháng và gắn vào các hội thi tổ chức trong tháng, thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
            Chỉ đạo giáo viên thường xuyên tăng cường rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
          5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
          Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
          Mức 1
          a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
           b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
         c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
          Mức 2
          a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
          b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
          c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
         Mức 3
          Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
  1. Mô tả hiện trạng
         Mức 1
          a) Trong những năm qua, nhà trường luôn thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học. Nhà trường phối hợp với Trạm y tế xã Tam Hải tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, xây dựng kế hoạch và phối hợp để khám sức khỏe cho trẻ. Hằng năm, nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm. Mỗi lần khám sức khỏe giáo viên đều thông báo kết quả khám sức khỏe cho phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh hoặc qua góc tuyên truyền, qua giờ đón trả trẻ. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với trung tâm y tế huyện phun thuốc, khử trùng, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh covid 19.
          Vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ, thông qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên thông báo tình hình sức khỏe của trẻ, chia sẻ với phụ huynh chương trình NDCSGD trẻ theo khoa học để đảm bảo trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần [H24-5.3-01].
          b) Hằng năm nhà trường phối hợp với trạm y tế xã Tam Hải, trung tâm y tế dự phòng Huyện tiêm chủng cho trẻ, phòng chống dịch bệnh, tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm học. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. Trẻ được cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng), BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng), cân đo 3 lần/năm học [H24-5.3-02]; [H24-5.3-03]; [H24-5.3-04].
          c) Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ [H24-5.3-05]; Nhà trường có biện pháp phục hồi tình trạng trẻ SDD, thừa cân và béo phì cho trẻ theo từng quí [H24-5.3-06]. Cuối năm học 2021 – 2022 tỷ lệ trẻ có sức khỏe bình thường, phát triển về cân nặng và chiều cao đạt 95% trở lên, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 0 trẻ giảm 8 trẻ so với đầu năm, tỷ lệ giảm 4,68%, số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 1 trẻ giảm 6 trẻ so với đầu năm, tỷ lệ giảm 3,5% , số trẻ thừa cân còn 1 trẻ giảm 8 trẻ so với đầu năm, tỷ lệ giảm: 4, 68%, số trẻ béo phì còn 1 trẻ giảm 3 trẻ so với đầu năm, tỷ lệ giảm: 1,75%. Với tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì  nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên nhóm lớp thực hiện nhiều biện pháp để 100% trẻ được  can thiệp phù hợp nhằm hạn chế trẻ SDD, thừa cân, béo phì cho trẻ như: Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi: Tích cực cho trẻ vận động ngoài trời để tăng cường thể chất, theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, vận động trẻ ăn hết xuất, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày…, tuyên truyền với phụ huynh cho trẻ uống bổ sung vi chất dinh dưỡng tại trạm y tế và Vitamin A, B1, Canxi, tẩy giun định kỳ cho trẻ. Đối với trẻ thừa cân, béo phì: Tích cực cho trẻ được tham gia vào các hoạt động nhất là các trò chơi vận động, giáo dục kiến thức cơ bản để trẻ có thể tự phòng chống béo phì, tuyên truyền với phụ huynh tăng cường cho trẻ ăn nhiều chất xơ, hạn chế cho trẻ ăn các chất có nhiều đường, uống nước ngọt. [H24-5.3-07]. Tuy nhiên trẻ thừa, cân béo phì hàng năm vẫn còn. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Do một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới trẻ, điều kiện kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn nên bữa ăn của trẻ chưa được cải thiện, nhiều phụ huynh còn thờ ơ chưa có sự phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc trẻ, phó thác cho nhà trường.
        Mức 2
         a) Vào đầu các năm học, nhà trường tổ chức Hội nghị phụ huynh học sinh có lồng ghép tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Qua các giờ đón trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh về các bệnh thường gặp ở trẻ em, cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, các biện pháp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì … Bên cạnh đó giáo viên trao đổi kịp thời với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ sau mỗi lần cân đo và tình hình sức khỏe hằng ngày ở lớp, tư vấn với phụ huynh các biện pháp giúp trẻ có cân nặng, chiều cao bình thường, giúp trẻ vui vẻ khi đến trường cũng như ở nhà và tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa (có sự tham gia của phụ huynh) như: tham quan giao lưu với các chú Cảnh sát biển, tham gia các hội thi: Cô nuôi giỏi, chiến sĩ tí hon, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,.. để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần [H24-5.3-08].
          b) Những năm qua, nhà trường chú trọng việc lựa chọn thực phẩm sạch cho trẻ, hợp đồng với những nhà cung ứng thực phẩm uy tín, tuân thủ các điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ năm học 2019-2020 đến nay nhà trường đã ký hợp đồng với công ty Garden để cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó luôn sử dụng phần mềm dinh dưỡng để tính chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường đảm bảo cân đối các chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. Thực đơn được thay đổi theo mùa phù hợp với nhu cầu sở thích của trẻ [H20-4.1-04]; [H24-5.3.09].
         c) Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
         Mức 3: Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
         2. Điểm mạnh
          Nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hằng năm, nhà trường luôn phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. 100% trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng các biện pháp  phù hợp. Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. Nhà trường và giáo viên các lớp đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
           Nhà trường tổ chức công tác nuôi dưỡng có hiệu quả, định lượng dinh dưỡng và tỷ lệ dinh dưỡng giữa các chất đảm bảo theo yêu cầu.
          3. Điểm yếu
          Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Do một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới trẻ, điều kiện kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn nên bữa ăn của trẻ chưa được cải thiện, nhiều phụ huynh còn thờ ơ chưa có sự phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc trẻ, phó thác cho nhà trường.
           Kế hoạch phục hồi suy dinh dưỡng nhẹ cân, béo phì chưa có biện pháp cụ thể nên tính khả thi không cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo, để khắc phục tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì nhà trường phải đề ra những biện pháp cụ thể. Đối với trẻ suy dinh dưỡng cô cho trẻ ăn nhiều hơn trẻ bình thường, luôn động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và bổ sung thêm các loại vitamin, muối khoáng, các thực phẩm có chứa sắt chống thiếu máu ( Giáo viên tuyên truyền phụ huynh qua các buổi họp, thông qua bảng tuyên truyền tại các lớp). Bên cạnh đó, nhà trường cũng có các biện pháp để hạn chế tốc độ tăng cân đối với trẻ thừa cân, béo phì. Trong các bữa ăn ở trường khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, củ; từ năm học 2021-2022 đến nay nhà trường đã vận động phụ huynh sau bữa cơm trưa bổ sung thêm cho trẻ một hộp sữa chua để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ tham gia các hoạt động trong lớp như: xếp ghế giúp cô, trực nhật, hạn chế cho trẻ ăn nhiều cơm, thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm cung cấp nhiều đạm. Tuyên truyền phụ huynh nên tăng cường cho trẻ ăn sữa chua, uống nước cam, uống sữa không đường tách béo.
          Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tư vấn cho cha  mẹ trẻ cách chăm sóc và nuôi dưỡng,  để trẻ có chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý khi trẻ ở nhà.
           Nhà trường tập trung xây dựng biện pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, béo phì cụ thể để đạt được kết quả tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
           5. Tự đánh giá:  Đạt Mức 3.
          Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
          Mức 1
           a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
          b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
          Mức 2
          a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
         b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
          c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
          Mức 3
          a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
          b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
          a) Hằng năm, nhà trường làm tốt công tác điều tra độ tuổi để huy động trẻ ra lớp. Cùng với đó, nhà trường chỉ đạo cho tất cả các lớp thực hiện Chương trình GDMN một cách có hiệu quả. Tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ đảm bảo đúng theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Về phía giáo viên chú trọng đến việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, theo hình thức “chơi mà học, học bằng chơi” giúp trẻ khám phá và trải nghiệm nhiều điều mới lạ, tạo môi trường trong và ngoài lớp thân thiện với trẻ, cô giáo luôn vui vẻ, hòa đồng, luôn đóng vai trò như một người bạn cùng học, cùng chơi với trẻ. Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi đến trường, kích thích sự hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp. Chính vì vậy, tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ 5 tuổi trong 5 năm qua luôn đạt từ 95%-98%, tỷ lệ chuyên cần các độ tuổi khác đạt tỷ lệ 90% - 98% [H5-1.5-04]; [H5-1.5-05]; [H25-5.4-01].
          b) Nhà trường tăng cường các biện pháp nhằm tuyên truyền để giúp cha mẹ trẻ và cộng đồng hiểu được về mục tiêu GDMN, hiểu rõ trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách khoa học và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp và đã hoàn thành tốt công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi dựa trên Chương trình GDMN và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ. Phối hợp với cha mẹ trẻ cùng đánh giá về 5 lĩnh vực phát triển, với 120 chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GDĐT ban hành. Kết quả: 100% trẻ 5 tuổi tại trường được theo dõi, đánh giá theo 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Cuối năm học 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN [H25-5.4-02]; [H25-5.4-03]. Tuy nhiên đa số phụ huynh của trường làm nghề biển nên việc phối kết hợp với nhà trường trong việc thực hiện chương trình GDMN, hiểu rõ yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong nhà trường và việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1chưa được cao.
          c) Trong 5 năm học qua nhà trường không có trẻ khuyết tật.
          Mức 2
          a) Đã mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
          b) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
           c) Tại thời điểm đánh giá nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập
          Mức 3
          a) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
           b) Tại thời điểm đánh giá nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập
          2. Điểm mạnh
          Hằng năm, tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi trong 5 năm qua luôn đạt từ 95%-98%, tỷ lệ chuyên cần các độ tuổi khác đạt tỷ lệ 90% - 98%. Trong 5 năm qua có 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN.
          3. Điểm yếu          
          Đa số phụ huynh của trường làm nghề biển nên việc phối kết hợp với nhà trường trong việc thực hiện chương trình GDMN, hiểu rõ yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong nhà trường và việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1chưa được cao.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
          Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục tăng cường
các biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về mục tiêu GDMN, bằng các  hoạt động một ngày của trẻ tại các nhóm, lớp thông qua các hoạt động “Hội chợ quê”; “Thu hoạch rau”; “Lễ hội mùa xuân”… Để phụ huynh hiểu rõ những yêu cầu đổi mới của GDMN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 ngày càng khoa học, tránh tình trạng gò ép trẻ học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, những bài viết liên quan đến hoạt động cụ thể của nhóm, lớp đến cha mẹ trẻ và cộng đồng bằng nhiều hình thức như: Qua bản tin tuyên truyền, cổng thông tin điện tử của nhà trường để duy trì t lệ trẻ 5 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi đi học chuyên cần đạt trên 94% và 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục trẻ mầm non. Tiếp tục quan tâm các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đến với phụ huynh, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ, tham mưu với lãnh đạo cấp trên có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về NDCSGD trẻ cho cán bộ quản lý và giáo viên.
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
          Kết luận về Tiêu chuẩn 5:
          Trong 5 năm qua, trường Mẫu giáo Sao Biển đã thực hiện hiệu quả Chương trình GDMN theo chỉ đạo của Phòng GDĐT huyện Núi Thành nên trẻ đã có sự phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội phù hợp với độ tuổi và đáp ứng theo quy định của Chương trình GDMN, chất lượng NDCSGD trẻ ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, nhà trường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên thực hiện linh hoạt các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ hứng thú, phát huy hết khả năng khi tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
          Hằng năm, nhà trường luôn phối hợp với Trạm y tế xã Tam Hải tổ chức các
 hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng .
          Kết quả giáo dục của nhà trường trong 5 năm qua đạt hiệu quả cao. Hằng năm tỷ lệ chuyên cần luôn đạt trên 94% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN.
          Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác NDCSGD nhưng trong 5 năm qua nhà trường vẫn còn những hạn chế như: Một số giáo viên chưa mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch giáo dục, chưa thật sự mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, số trẻ thừa cân, béo phì vẫn còn. Một số giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít nên kỹ năng tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế. Vì thế trong năm học 2022 - 2023 nhà trường có giải pháp để nâng cao trong công tác NDCSGD trẻ như:
          - Mua sắm thêm trang thiết bị dạy học và khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.
          - Tăng cường hoạt động vui chơi, hoạt động thực hành cuộc sống để trẻ có cơ hội được khám phá, trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân.
          - Chỉ đạo GV thực hiện việc xây dựng môi trường trong lớp và ngoài trời tại các lớp theo chủ đề. Chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng đổi mới, tạo nhiều khu vực  vui chơi cho trẻ hoạt động và trải nghiệm.
           Kết quả tự đánh giá        
Tiêu chí Trường tự đánh giá 
(Đạt/Không đạt)
TV đoàn ĐGN
tạm đánh giá
(Đạt/Chưa đạt/Không đạt)
1 Đạt  
2 Đạt  
3 Đạt  
4 Đạt  
          Thống kê
          - Tổng số tiêu chí đạt Mức 1: 4/4
          - Tổng số tiêu chí đạt Mức 2: 4/4
          - Tổng số tiêu chí đạt Mức 3: 4/4
          - Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt mức 3
           C. KẾT LUẬN CHUNG:
          Trong 5 năm qua Trường Mẫu giáo Sao Biển đã có sự quan tâm hỗ trợ của
phòng GDĐT Núi Thành, của Đảng ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận hỗ trợ hết mình của cha mẹ trẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường phát triển và không ngừng đi lên. Trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, bao gồm 01 Hiệu trưởng, 2 Phó Hiệu trưởng, các Hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, tổ thẩm định Sáng kiến, ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.  Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong việc, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, 100% giáo viên đạt trên chuẩn . Hầu hết  giáo viên tích cực tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, được phụ huynh quý mến. Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  và hoàn thành tốt nhiệm vụ, trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc 4 năm liền , được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2016. Lãnh đạo nhà trường có năng lực chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học. Các tổ chuyên môn của nhà trường phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục. Đội ngũ đoàn kết, nhất trí cao và đồng tâm hiệp lực trong việc xây dựng trường lớp; nhà trường tạo được uy tín trong cộng đồng nhất là về chất lượng CSGD trẻ. Tất cả trẻ đến trường được phân theo độ tuổi, học 2 buổi trên ngày và ăn ở bán trú. Đặc biệt huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và 100% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Lớp học được bố trí phù hợp, đúng theo quy định. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi ngày càng giảm dần, tỷ lệ phục hồi trẻ suy dinh dưỡng ngày càng tăng. Chất lượng trẻ đạt qua các lĩnh vực ngày càng được nâng lên. Các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và CBGVNV được thực hiện tốt. Trường Mẫu giáo Sao Biển luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ.
          CSVC đảm bảo, diện tích sân chơi được thiết kế phù hợp, có cây xanh và được cắt tỉa đẹp, có vườn cây ăn quả cho trẻ chăm sóc, có đủ đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng học đảm bảo an toàn, trang trí đẹp, có đủ đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo quy định; Có hiên chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Phòng âm nhạc, phòng tin, phòng anh văn diện tích đảm bảo. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Nhà trường có văn phòng. Phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, hành chính diện tích đảm bảo và đủ đồ dùng và các. Có phòng riêng cho trẻ làm quen với tin học, ngoại ngữ. Nhà trường đầu tư đồ dùng, đồ chơi theo mục, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN, thường xuyên tiến hành kiểm
tra, kiểm kê tài sản hàng năm và xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm phù hợp.
Hằng năm, nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học cho trường. BĐDCMT các lớp, nhà trường hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ cha mẹ trẻ. CBGVNV thực hiện tốt việc tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ đạt hiệu quả. Đặc biệt là thực hiện tốt chương trình GDMN theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường. Qua đó việc tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” cũng được giáo viên thực hiện thường xuyên.
          Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, trong 5 năm qua trường cũng đã có những điểm yếu nổi rõ, đó là: Trong công tác vận động XHHGD của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn đạt hiệu quả chưa cao. Một vài giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít nên kỹ năng tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế.
          Từ kết quả đạt được, trong những năm đến nhà trường tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được đồng thời có giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ, đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhất là các hội thi giáo viên giỏi, tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ, phát huy hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn. Về công tác XHHGD, tích cực tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các đơn vị kinh tế để đầu tư hoàn thiện CSVC, thiết bị, cùng chung tay góp sức thay đổi diện mạo nhà trường phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay.
          Qua công tác tự kiểm tra và đối chiếu với quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 19/2008/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Trường MG Sao Biển tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như sau:
          - Số lượng tiêu chí đạt Mức 1:                         25/25; tỉ lệ 100%;
          - Số lượng tiêu chí đạt Mức 2:                         25/25; tỉ lệ 100 %;
          - Số lượng tiêu chí đạt Mức 3:                        19/19; tỉ lệ 100 %;
           - Trường Mẫu giáo Sao Biển đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3.
          - Trường Mẫu giáo Sao Biển đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.
                                                                  Núi Thành, ngày 24  tháng 05 năm 2024
                                                                          HIỆU TRƯỞNG
                                                                       

                                 

                                                                      Lê Thị Hồng Trinh

 

Nguồn tin: Trường MG Sao Biển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây