BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊNĐỀ “GIÁO DỤC ƯP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI” NĂM HỌC 2023- 2024
Thứ ba - 18/06/2024 06:10
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG SAO BIỂN
Số....../BC- MGSB |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Hải, ngày 07 tháng 4 năm 2024 |
BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊNĐỀ
“GIÁO DỤC ƯP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI”
NĂM HỌC 2023- 2024
Thực hiện công văn số 177 của Phòng GDĐT ngày 05/9/2023 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2023 – 2024;
Căn cứ kế hoạch số 47b/KH-MGSB ngày 5 tháng 10 năm 2023 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của trường MG Sao Biển.
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, lớp. Nay trường MG Sao Biển báo cáo thực hiện chuyên đề “Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai” năm học 2023– 2024 với những nội dung như sau:
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Thuận lợi
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phòng Giáo dục, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt chuyên đề.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần tự giác trong công việc, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyên đề trọng tâm
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động của chuyên đề.
2.Khó khăn
- Đội ngũ giáo viên năng lực sáng tạo không đồng đều, số giáo viên trẻ mới ra trường còn chiếm nhiều và khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép thực hiện chuyên đề của giáo viên còn hạn chế
II. CÁC BIỆN PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI
1.Công tác chỉ đạo của Ban Giám Hiệu
- Ban giám hiệu Nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Sở, của phòng GD&ĐT đến từng giáo viên trong nhà trường về thực hiện chuyên đề cấp trường.
- Thăm lớp khảo sát thực trạng các bài dạy và các hoạt động hằng ngày tại các nhóm lớp
- Xây dựng triển khai chuyên đề và duyệt kế hoạch cụ thể cho từng nhóm lớp. Chỉ đạo các lớp trang trí làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường cho trẻ trong lớp học
- Hướng dẫn giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn các nội dung phù hợp với trình độ của trẻ, phù hợp với điều kiện không gian của nhóm lớp.
- Khảo sát mua sắm bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất và xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung cấp phát kịp thời các lớp.
- Chỉ đạo các nhóm lớp tạo môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn lành mạnh, các mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong nhà trường, với trẻ và các bậc phụ huynh
- Xây dựng nội dung của chuyên đề luôn gắn với việc đổi mới phương pháp giáo dục, xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động trong trường theo chương trình giáo dục mầm non mới.
2.Các hoạt động đã triển khai
2.1 Đối với cán bộ quản lý
- Tạo điều kiện cho CBGV tham gia dự giờ chuyên đề các trường bạn
- Xây dựng kế hoạch chuyên đề trên cơ sở chỉ đạo của Phòng Giáo Dục
- Chú trọng việc chỉ đạo lồng ghép việc giáo dục bảo ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
- Chỉ đạo các lớp trang trí tạo môi trường cho trẻ trong và ngoài lớp học theo chủ đề
- Tổ chức chuyên đề cấp trường, sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi thảo luận, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên đề
2.2. Đối với giáo viên
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của Phòng giáo dục và trường tổ chức
- Chủ động, sáng tạo trong công tác lập kế hoạch, lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ hoạt động
- Xây dựng kế hoạch dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh nghiệm
3.Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non.
3.1. Tạo môi trường học tập
- Xây dựng môi trường tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học
- Chọn một số giáo viên có năng lực chuyên môn xây dựng tiết mẫu.
- Xây dựng lớp điểm thực hiện chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
- Khuyến khích giáo viên và phụ huynh sưu tầm tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có để tạo môi trường học tập phong phú đa dạng cho trẻ
3.2. Tổ chức hoạt động học và chơi
- Chỉ đạo giáo viên khi xây dựng kế hoạch cần lựa chọn các bài vận động phù hợp với nội dung chương trình, đảm bảo tính vừa sức với lứa tuổi, thực hiện các bài tập từ dễ đến khó, thiết kế tổ chức các hoạt động phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực
- Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ phẩm chất mạnh dạn, tự tin, kĩ năng khéo léo nhanh nhẹn khi tham gia các hoạt động học và vui chơi.
3.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi vận động, thi đua giữa các lớp trong các giờ hoạt động ngoài trời lồng ghép giáo dục ứng phó biển đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi tận dụng các nguyên vật liệu phế thải.
- Tổ chức các buổi lao động trong và ngoài lớp học có trẻ cùng tham gia để tạo môi trường xanh sạch an toàn cho trẻ.
3.4. Nâng cao chất lượng chuyên đề
- Chỉ đạo các lớp xây dựng, lồng ghép chuyên đề để nhân rộng ra các lớp trong trường. Nâng cao chất lượng các giờ sinh hoạt chuyên môn.
3.5.. Tăng cường công tác kiểm tra.
- Tổng kết đánh giá thực hiện chuyên đề sau mỗi giai đoạn để rút kinh nghiệm và có kế hoạch bổ xung
- Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ giáo viên qua đó trao đổi rút kinh nghiệm cho từng giờ dạy, thống nhất nội dung phương pháp khi thực hiện các hoạt động
3.6. Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề
- Tổ chức hoạt động lễ hội có lồng ghép giáo dục ứng phó biến đổi khi hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm cùng phối hợp với nhà trường. Huy động sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh về nguyên vật liệu các đồ dùng qua sử dụng, kinh phí phục vụ cho chuyên đề
II.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ.
1. Đối với giáo viên
- Nắm vững các phương pháp giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, đổi mới hình thức lồng ghép vào các hoạt động giáo dục cho trẻ. 100% giáo viên dạy đúng phương pháp.
- 100% nhóm lớp đã trang trí bổ xung đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung chuyên đề. Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn lành mạnh.
- 90% giáo viên biết xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp mình và khả năng nhận thức của trẻ.
- 85% giáo viên vận dụng đưa giáo dục Ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…
2. Đối với trẻ
- 100% trẻ có biết thể hiện kĩ năng phòng tránh khi gặp thời tiết xấu
- 90% trẻ có kỹ năng thực hiện một số công việc đơn giản trong ăn ngủ và vệ sinh cá nhân
- 90% trẻ nhận biết được các hành vi sai trái của con người đối với môi trường biển.
III-KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT
* Để thực hiện chuyên đề vào những năm sau có kết quả tốt hơn, nhà trường có một số đề xuất sau :
- Tham quan dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn
- Cung cấp đa dạng các tài liệu tham tham khảo về chuyên đề
- Đầu tư cơ sở vật chất, phòng nhóm lớp, thiết bị đồ dùng để đáp ứng với yêu cầu thực hiện chuyên đề
Trên đây là báo cáo tổng kết chuyên đề “Giáo dục ứng phó biến dổi khí hậu và phòng chống thiên tai” của trường Mẫu giáo Sao Biển. Rất mong nhận được sự góp ý của bộ phận chuyên môn để năm học tới nhà trường tiếp tục chỉ đạo có kết quả tốt hơn .
Nơi nhận: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Các tổ chuyên môn (T/h)
- Lưu VT.
Phạm Thị Thu Chang