Học tập Bác Hồ

Bài tuyên truyền về chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Thứ năm - 29/06/2023 04:04

Hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm
Trong trường mầm non, nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ đơn
thuần là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà còn là nơi giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ ngay từ tuổi mầm non, giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động.Trong những năm học vừa qua nhà trường đã xây dựng  kế hoạch và tổ chức tốt các biện pháp tăng cường cho trẻ khám phá ,trải nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ
PHÒNG GD ĐT NÚI THÀNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN

           
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 

BÁO CÁO THAM LUẬN
( Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề  “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 )
 
 

Kính thưa quí vị đại biểu! Thưa toàn thể Hội nghị!  
Hôm nay,  tại  Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”  giai đoạn 2016-2020; tôi rất vinh dự được đại diện cho tập thể cán bộ giáo viên Trường MG Sao Biển xin báo cáo tham luận tại Hội nghị về “ Biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
          Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới quý vị đại biểu cùng toàn thể hội nghị  lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
          Kính thưa Hội nghị!
Trường Mẫu giáo Sao Biển được thành lập ngày 28/7/2010 là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển. Trong những năm qua, được sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Núi Thành, sự quan tâm tạo điều kiện của UBND xã Tam Hải, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường nên cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc -giáo dục trẻ của nhà trường được tăng cường. Tháng 3/2016, trường được UBND tỉnh công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, đây chính là điều kiện cần thiết để nhà trường thực hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Mục tiêu chuyên đề là: Giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Nhưng  trong thực tế: Vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Trong thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ hoạt động; giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học, công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ  tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao; trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động. Vì thế, phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.
Kính thưa các đồng chí! Thưa Hội nghị!
  Trong trường mầm non, nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ đơn
thuần là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà còn là nơi giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ ngay từ tuổi mầm non, giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động.Trong những năm học vừa qua nhà trường đã xây dựng  kế hoạch và tổ chức tốt các biện pháp tăng cường cho trẻ khám phá ,trải nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Vì thế, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ CBQL, GV, NV và phụ huynh. cụ thể như sau :
          Biện pháp 1: Công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường trong các năm học.
Trong các năm học vừa qua Ban giám hiệu nhà trường  xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và triển khai đến toàn  thể giáo viên  tăng  cường cho trẻ khám phá ,trải nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ
Hàng năm  chỉ đạo thực hiện chuyên đề để giáo viên được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về kỹ năng và hình thức tổ chức hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
 Tổ chức kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên  và tổng kết chuyên đề theo từng năm học;
  Biện pháp 2 : Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch GDLTLTT
 Việc xây dựng kế hoạch là rất cần thiết, giúp GV dự kiến kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động GD một cách hiệu quả nên khi xây dựng kế hoạch không nên mang tính hình thức và đối phó. Việc lập kế hoạch giúp giáo viên thực hiện đúng mục tiêu giáo dục, giúp dự kiến trước nội dung, thời gian tổ chức hoạt động đạt hiệu quả. 
       *Xác định mục tiêu giáo dục.
Căn cứ vào nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ giáo viên  xác định mục tiêu hướng vào trẻ nghĩa là trẻ sẽ làm được gì, sẽ như thế nào sau một năm học sau một tháng và sau một tuần, ngày. Do đó, mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một hoạt động đặt ra cần cụ thể và có khoảng thời gian nhất định để đạt được MT đưa ra.
* Lựa chọn nội dung:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục để xác định nội dung cho từng lĩnh vực.
Mạng nội dung chứa đựng những nội dung chính trong 5 lĩnh vực đối với độ tuổi  mẫu giáo của chương trình có liên quan đến chủ đề mà giáo viên  mong muốn trẻ đạt được về ( kiến thức, kỹ năng, thái độ). Từ những nội dung, kiến thức, kỹ năng đơn giản gần gũi đến mở rộng, phức tạp hơn, từ những điều trẻ đã biết đến chưa biết và biết một cách đầy đủ trọn vẹn.
*Lựa chọn hoạt động giáo dục:
-  Xây dựng mạng hoạt động  giáo viên đưa ra các hoạt động giáo dục mà giáo viên  dự kiến cho trẻ trải nghiệm hàng ngày, hàng tuần, dưới hình thức “học bằng chơi, chơi mà học” để tìm hiểu, khám phá các nội dung của chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Cách tiếp cận này cho phép giáo viên  có thể điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt hơn để có thể đưa các tình huống tự nhiên vào kế hoạch hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ và làm cho không khí lớp học thêm sinh động.
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng GDLTLTT
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới HĐ CSGD trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT; tăng cường vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ
        Trước tiên: Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBGV cả về nội dung, quan điểm cho tới việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN; chủ động xây dựng kế hoạch giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm phương pháp GDLTLTT với các trường bạn nhằm nâng cao năng lực tổ chức HĐGD theo quan điểm giáo dục LTLTT và tăng cường hoạt động trải nghiệm cho trẻ.Biện pháp 6: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ tham gia tốt qua các hoạt động.
          Tăng cường các HĐ trải nghiệm, khám phá: Trẻ được thực hành trải nghiệm trong các giờ có chủ đích, giờ chơi.  Khác với những hoạt động trước kia chỉ tổ chức trong lớp học, hiện nay những hoạt động lên lớp của giáo viên trường tôi đã có nhiều thay đổi, linh hoạt và phong phú hơn. Trẻ không những được thực hành, trải nghiệm trong lớp với các đồ chơi mang tính mở mà còn được khám phá với nhiều đồ chơi được các cô thiết kế và bố trí phù hợp ngay trong khuôn viên của nhà trường. Khi tổ chức các HĐGD, GV trường tôi rất quan tâm tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trải nghiệm thực tế như chơi với nước, sỏi, cát,  chăm sóc vườn rau, đi cảm nhận các giác quan…đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động này vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học
         * HĐ trải nghiệm ngoài nhà trường: Những nội dung cho trẻ khám phá xã hội về lễ hội, truyền thống văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thường khó đối với GV, theo cách tiếp cận dạy học xưa GV thường chú trọng đến tranh ảnh, sưu tầm video cho trẻ xem và học thụ động. Nhưng với việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường môi trường xã hội, cho trẻ được cảm nhận thông qua thực tế. Trường chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động hết sức thiết thực và ý nghĩa. Trẻ được sống trong khung cảnh của lễ hội, được tận mắt nhìn. Chắc hẳn trong các bé không bé nào có thể quên được ấn tượng của những buổi hoạt động đó.
         Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức nhiều hội thi, hội khoẻ, các ngày hội, ngày lễ để giúp trẻ được giao lưu học hỏi, trải nghiệm và rèn luyện thêm các KNS
      Kết quả đạt được : Qua việc áp dụng các biện pháp trên mà nhà trường trong những năm qua đã đạt được như sau
* Đối với giáo viên: GV trong trường nắm được phương pháp, xây dựng kế hoạch theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
-  Nâng cao năng lực, sáng tạo hơn trong thiết kế các hoạt động cho trẻ.
- Trang trí lớp đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ phù hợp với từng chủ đề giúp trẻ thực hành, trải nghiệm một cách hiệu quả.
- GV đã biết lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp GD phù hợp để tăng cường cho trẻ khám phá ,trải nghiệm và phát huy tính tích cực của trẻ và để trẻ thực sự là trung tâm của các hoạt động.
       *  Đối với trẻ:
+ Trẻ tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động một cách hào hứng, tự nguyện.
+ Biết vận dụng những kỹ năng đã học vào thực tế, tự đưa ra ý kiến riêng không còn phụ thuộc vào cô vì thế giờ học trở nên sôi động hơn.
+ Trẻ có những thói quen hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, biết cách điều khiển hành vi của mình.
+ Trẻ yêu trường lớp, yêu cô giáo, bạn bè và thích đến trường hơn.
Đối với cha mẹ trẻ:
Phụ huynh yên tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò trách nhiệm đối với con em mình.
          Bài học rút ra trong thời gian tới.
          Quan điểm GDLTLTT phải được chỉ đạo xuyên suốt để đảm bảo việc thực hiện CTGDMN có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi. Mọi HĐ đều hướng đến trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập tích cực nhằm hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.       Đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm GDLTLTT trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho GVMN. Việc hỗ trợ cần rất cụ thể, sát thực, linh hoạt, không áp đặt...cần khuyến khích sự sáng tạo của GV và tôn trọng GV( bởi GV là nhười hiểu trẻ rõ nhất)
* Làm sao để trường học thực sự là ngôi trường “ Hạnh phúc” và trẻ cảm thấy “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Thưa toàn thể Hội nghị!
Trên đây là báo cáo tham luận về  nội dung  Xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại trường MG Sao Biển. Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quí vị đại biểu. Cuối cùng tôi xin kính chúc các quí vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí dự Hội nghị  mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
                                                                            Xin trân trọng cảm ơn!
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Hồng Trinh

Nguồn tin: Trường MG Sao Biển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây