KẾ HOẠCH Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong thực nhiệm vụ giáo dục và chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Năm học 2023-2024
Thứ ba - 18/06/2024 05:41
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG SAO BIỂN
Số: 34/KH-MGSB |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Hải, ngày 29 tháng 09 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong thực nhiệm vụ giáo dục
và chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Năm học 2023-2024
Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-MGSB ngày 10/09/2023 của trường MG Sao Biến về kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Kế hoạch số 31/KH-MGSB ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Trường MG Sao Biến về kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025, năm học 2023-2024;
Căn cứ vào tình hình thực tế điều kiện của nhà trường, của địa phương, Trường MG Sao Biển xây dựng Kế hoạch phối họp với các cơ quan truyền thông trong thực nhiệm vụ giáo dục về chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”, năm học 2023-2024 như sau:
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em trong nhà trường.
- Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non.
- Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất để cùng quan tâm thực hiện “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- Môi trường giáo dục trong trường, lớp mang tính "mở" kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đấy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
- Giúp cho Cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường được nâng cao nhận thức và năng lực vê quản lý, tô chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quan điếm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ” phù họp điều kiện cụ thể của trường, lóp, địa phương.
- Huy động và tạo điều kiện đế có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các cơ quan truyền thông trong việc xây dựng csvc và môi trường sư phạm, cảnh quan trường, lóp theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- NỘI DUNG PHỐI HỌP
- Phối hợp giữa nhà trường vói gia đình
- Phối hợp thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.
- Giáo viên và cha mẹ trẻ cùng chia sẻ về đặc điểm tâm sinh lý của tùng trẻ đế có thêm kiên thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phối hợp thực hiện Chương trình giáo dục trẻ theo hướng giáo dục lay trẻ làm trung tâm.
- Cha mẹ tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, cụ thể là :
+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình, tạo cho trẻ tính tò mò thích khám phá, sáng tạo; tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
+ Thu hút các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới, ông, bố, anh, chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
+ Giáo dục giới tính cho trẻ.
+ Phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ có biểu hiện tự kỷ, tăng động.
- Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng tâm thế vào học lớp một: Nhà trường cần tuyên truyền, tư vấn đế bố mẹ trẻ và cảc thành viên trong gia đình có thể chuẩn bị cho trẻ các kĩ năng tiền học đọc, học viết, tâm thế phấn khởi sẳn sàng đi học tiểu học.
- Phối hợp trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ,...tô chức các hội thi, các cuộc tham quan dã ngoại, các hoạt động cho trẻ trải nghiệm.
- Tạo môi trường an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Phối hợp kiếm tra đánh giá công tác chãm sóc, nuôi dưõng, giáo dục trẻ của trường/ lớp.
- Tham gia cùng với nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
+ Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường...của trẻ diễn ra hằng ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phù họp. Đe xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
- Đóng góp ý kiến về các mặt khác nhau như: Tạo môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhóm, lớp...Thái độ, tác phong, hành vi ứng xử,... của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.
- Tham gia xây dựng cơ sở vật chất
- Tham gia lao động vệ sinh trường lóp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Đóng góp các nguyên vật liệu phế thải, cải tạo môi trường nhóm, lớp như trang trí lóp, sửa chữa các thiết bị hỏng nhỏ ...
- Phối hợp của nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Ban giám hiệu chủ động tham mưu kịp thời với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch chuyên đề của nhà trường để các cấp lãnh đạo đưa vào chưong trình, mục tiêu phát triến kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm. Cụ thê:
- Huy động mọi nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất cho trường, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi... Đáp ứng yêu cầu nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Huy động trẻ trong độ tuổi đến đảm bảo kế hoạch giao.
- Phối hợp với trạm y tế xã
- Tạo môi trường sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Phối họp với trạm y tế xã tổ chức tuyên truyền khám sức khỏe định kỳ, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh ATTP cho CBGVNV trong nhà trường
- Tổ chức truyền thông hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em. các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch đủ mũi...
- Có chương trình hành động vì trẻ em, phát động tháng hành động vì trẻ em để bảo vệ và thực hiện Quyền trẻ em theo quy định.
- Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, hội khuyến học xã
- Nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích'cực vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ em trong độ tuôi đến trường.
- Huy động sự tham gia của các tầng lóp phụ nữ vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng, đóng góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
- Phối hợp với tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học nhu: Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cách chế biến bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ từ thực phấm sẵn có của gia đình, địa phương; tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì; đảm bảo an toàn về thê chất và tâm lí cho trẻ,..
- Vận động cha mẹ đóng góp xây dựng trường lớp, vận động các ban nghành, các tổ chức,...đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho giáo dục mầm non.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên:
Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ , đóng góp công sức lao động cải tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phố biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ, tham gia tích cực vào các phong trào lễ hội, trải nghiệm, mùa hè xanh...
-
- Phối hợp với công an xã.
- Đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống bạo lực học đường; An toàn giao thông.
- Phát hiện, phòng ngừa các hoạt động gây mất an ninh trật tự trong nhà trường; phòng, chông tội phạm, tệ nạn xã hội và xử lý các vẩn đề về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ATGT có liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh.
- Phố biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật vê an ninh trật tự.
- Bảo đảm an ninh, trật tự tại; an toàn trong các hoạt động lớn của nhà trường; phòng, chống phòng chống cháy no; đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho trẻ để các em không có các hành vi bạo lực trong trường học. Đảm bảo 100% CBGVNV không vi phạm tệ nạn xã hội.
- HÌNH THỨC PHỐI HỢP
- Phối hợp giữa gia đình và nhà trưòng
* Tổ chức hoạt động truyền thông:
- Qua bảng thông báo hoặc qua góc tuyên truyền cho cha mẹ của nhà trường
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hoặc qua điện thoại.
- Tô chức họp phụ huynh định kì đế thông báo cho cha mẹ trẻ những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường ( họp đầu năm) kết hợp phô biến kiến thức nuôi dường, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ trong những giờ đón, trả trẻ.
- Giới thiệu trang Website, facebook của nhà trường, zalo nhóm lóp cho toàn thế phụ huynh biết đe trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con; các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống bạo hành và xâm hại trẻ em.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh của xã)
- Trao đổi với phụ huynh qua đợt kiểm tra sức khỏe hoặc sau khi đánh giá trẻ theo giai đoạn, cuối năm học.
- Thông qua các hội thi, sân chơi tập thể, hoạt động văn nghệ.
- Mời phụ huynh đến dự và tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng trẻ, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp như: ngày hội đến trường, ngày hội thế dục thê thao,...Hội thi.
Hỗ trợ cho cha mẹ trẻ về việc bảo vệ trẻ khỏi bạo lực gia đình và bạo lực học đường; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng.
- Tô chức các buôỉ tọa đàm chia sẻ kỉnh nghiệm theo chuyên đê
- Tô chức thực hành một số kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ:
- Tổ chức các hoạt động thực hành xen kẽ các buổi truyền thông.
- Thực hiện các video clip hướng dẫn chi tiết các bước thực hành một sô nội dung quan trọng, bắt buộc đe cha mẹ thực hiện các thao tác cho đúng rồi gửi qua Zalo, messenger cho cha mẹ trẻ.
- Thực hành thông qua các hoạt động giáo dục có sự tham gia của cha mẹ trẻ.
- Phối hợp của nhà trường và cộng đồng
- Thông qua các cuộc họp, hội nghị Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động đầu năm có sự tham gia của lãnh đạo dịa phương, Ban ĐDCMHS, hội phụ nữ.
- Góc tuyên truyền cho cha mẹ ở trường mầm non.
- Qua các buôi họp phụ huynh của nhà trường.
- Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đài phát thanh
- Qua các buổi phổ biến kiến thức của hội Phụ nữ.
- Qua các buổi họp tổ, thôn.
- Tổ chức các hội thi.
- TÓ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” gắn nội dung phong trào Xanh,sạch,đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện với phòng, chong bạo lực học đường; “Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; các kế hoạch thực hiện ANTT, ATGT, Y tế, chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm ” phòng chông dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, Phố cập GDMN, ... gắn liền với kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn, phòng chổng bạo lực học đường, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS, các cơ quan đóng trên địa bàn, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho trẻ.
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi thành viên trong HĐSP, tô chức các hoạt động phong trào thi đua Hai tốt, thi đua trong tổ chức Công đoàn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; phối hợp với Đoàn thanh niên tô chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thê dục, thê thao cho trẻ và giáo viên trong nhà trường.
- Phối hợp với công an xã trong việc đảm bảo An ninh trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến CB-GV-NV, trẻ. Đảm bảo ATGT trường học
- Phối họp với Ban đại diện cha mẹ trẻ tố chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, hội thi của giáo viên, của trẻ.
- Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, hội khuyến học xã trong việc hỗ trợ các phong trào văn hóa, văn nghệ; chăm lo cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Vận động trẻ trong địa bàn ra lóp,...
- Phối hợp với trạm y tế xã trong việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, trong việc phòng,, chống dịch bệnh, trong việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ,...
- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức đánh giá sơ kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm học tiếp theo.
- Đối với các đơn vị phối họp
- Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Hỗ trợ giúp nhà trường cải tạo cảnh quan sư phạm nhà trường theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,.. .Tham gia, hỗ trợ tổ chức các phong trào văn hóa- văn nghệ , ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ của nhà trường.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến 100% phụ huynh các lóp. Thực hiện đúng vai trò, chức năng, BĐD thực sự là người đại diện cho Cha mẹ trẻ kết hợp với nhà trường để NDCSGD trẻ.
- Huy động sự đóng góp của Cha mẹ trẻ nhằm phát huy nguồn lực xã hội góp phân nâng cao chât lượng giáo dục trong nhà trường.
- Công an xã
- Chủ động tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với nhà trường về công tác đảm. bảo an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong đơn vị. Hồ trợ, phối họp với lực luợng bảo vệ trường, an ninh viên tổ dân phố trên địa bàn trường để giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự có liên quan.
- Thường xuyên trao đôi với nhà trường các thông tin có liên quan đên tội phạm, tệ nạn xã hội và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch tác động lôi kéo cán bộ, nhân viên, giáo viên.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặc biệt là các hành vi đe dọa, các vụ cho vay nặng lãi.
- Thông báo kịp thời cho nhà trường những hành vi, vi phạm pháp luật có liên quan đến cán bộ, nhân viên, giáo viên, phụ huynh học sinh, để cùng phối hợp, xử lý.
3.2. Công đoàn cơ sở
- Công đoàn làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho đoàn viên. Mỗi đoàn viên phải thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; thực hiện tốt nội dung phong trào “Xanh, sạch, đẹp, an toàn, phòng chống bạo lực học đường”; thực hiện tốt phong trào “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”; thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng trường MNLTLTT”
- Tố chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thế thao chọ trẻ và giáo viền trong nhà trường. , .
- Đoàn thanh niên xã
- Hỗ trợ giúp nhà trường cải tạo cảnh quan sư phạm nhà trường. Hỗ trợ các phong trào văn hóa- văn nghệ của nhà trường; chăm lo cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Tuyên truyền, phố biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến
đoàn viên.
- Hội liên hiệp phụ nữ, hội khuyến học xã
- Hội liên hiệp-phụ nữ; Hội khuyên học phường hô trợ các phong trào văn
hóa, văn nghệ; chăm lố cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Vận động trẻ trong địa bàn ra lóp...
- Tuyên truyền cho người dân biết các chính sách cua Nhà nước dầnh cho trẻ khó khăn, trẻ nghèo. Đặc biệt là trẻ khuyết tật phải được tư vấn để cấp giấy và chế độ kịp thời. Đối với trẻ có khả năng hòa nhập thì vận động trẻ ra lớp. Phôi họp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ.
- Phối hợp với nhà trường tặng quà cho trẻ nhân ngày khai giảng, ngày tông kết năm học; tố chức trung thu, tết Thiêu nhi 1/6 cho trẻ.... Các hoạt động giao lưu, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trạm y tế xã
- Định kỳ (tháng 9, tháng 4) trạm y tế xã hỗ trợ việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. cấp phát dung dịch CLOMINB cho nhà trường trong việc vệ sinh trường/ lớp, phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên kiếm tra nhà trường trong việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, trong việc đảm bảo VSATTP, vệ sinh môi trường trong việc đảm bảo các điều kiện về y tế theo quy định.
Trên đây là kế hoạch Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong thực nhiệm vụ giáo dục và chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”, năm học 20223-2024 của trường MG Sao Biến. Đe nghị các đồng chí CBGVNV và các ban ngành, đoàn thể địa phương phối hợp tốt.
Nơi nhận:
- Các đơn vị phối hợp(t/h);
- Trang Web
- Lưu VT
Lê Thị Hồng Trinh
TM. HỘI KHUYẾN HỌC CÔNG AN XÃ
TM. ĐOÀN THANH NIÊN XÃ TM. HLH PHỤ NỮ XÃ
TM. BDDCM TRẺ TM. TRẠM Y TẾ XÃ
TM. BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Phạm Thị Thu Chan