Căn cứ Công văn số 138/PGD ĐT-GDMN, ngày 09/09/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Núi Thành về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2019-2020; Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020 và điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị, trường Mẫu giáo Sao Biển đã bám sát kế hoạch, cải tiến công tác quản lý, nỗ lực phấn đấu với nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm học với những kết quả cụ thể như sau:
I. Kết quả đạt được 1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong nhà trường. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. 100% giáo viên thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường và địa phương, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, thực hành tiết kiệm, không có giáo viên vi phạm tư cách đạo đức nhà giáo. Tham gia hiến máu tình nguyện đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao 4/4 đơn vị máu, có 4 đồng chí tham gia đó là: Bích Thảo, Long, Quyền, Nga. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn và thân thiện: Giáo viên tham gia tổng vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh sân trường, tận dụng phế liệu, tranh thủ giờ nghỉ trưa làm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học, trang trí lớp học đúng theo chủ điểm, góc tuyên truyền cho phụ huynh luôn đổi mới cả nội dung lẫn hình thức, gây sự chú ý cho phụ huynh để họ thường xuyên theo dõi các sản phẩm của con mình tạo ra và nắm bắt nhiều nội dung bổ ích để nâng cao kiến thức nuôi dạy con ngày càng tốt hơn. Giáo viên giỏi trường 13/16 cô đạt 81,25%, 07 sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện. 2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ: -Tổng số lớp:08 lớp, 205/85, chia làm 2 điểm trường: Thôn Tân Lập: 07 lớp bán trú(3 MG lớn, 4 MG nhở): 194/82 nữ Thôn Xuân Mỹ: 01 lớp MG ( ghép 3 đối tượng: Lớn, nhở, bé): 11/3 nữ - Tổng số nhóm, lớp tư thục: 7 nhóm, lớp (2 nhóm có phép, 5 nhóm ký cam kết) với tổng số trẻ là 114 trẻ. -Huy động trẻ ra lớp: Trẻ 5 tuổi: 109/109 trẻ đạt 100%(Học tại trường 97 trẻ, trái tuyến 12 trẻ) Trẻ 4 tuổi: 114/143 trẻ đạt 79,72% (Học tại trường 102 em, trái tuyến 12 em) Trẻ 3 tuổi: 101/123 trẻ đạt 82,11%( Học tại trường 6 trẻ, nhóm tư thục 95 trẻ) Trẻ từ 0->2 tuổi: 66/264 trẻ đạt 25,00%; Trẻ từ 0 – 5 tuổi ra lớp: 390/639 đạt tỉ lệ: 61,03% Trẻ từ 3 – 5 tuổi ra lớp: 324/375 đạt tỉ lệ: 86,40% *So với cùng kỳ năm trước tỷ lệ trẻ MG ra lớp tăng 9,30% (Cùng kỳ năm học 2018- 2019 : 77,1%) Nhà trường làm tốt công tác điều tra hộ gia đình, nắm chắc số trẻ 5 tuổi trên từng địa bàn thôn, huy động 100% trẻ 5 tuổi đến trường, thiết lập hồ sơ PCGDMN 5 tuổi, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho lớp MG 5 tuổi. Xã Tam Hải đã được UBND tỉnh kiểm tra và công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi thời điểm tháng 12/2019. - Công tác tham mưu đối với việc quy hoạch phát triển trường lớpcho giáo dục mầm non: Trường tham mưu với lãnh đạo địa phương và Phòng GD ĐT đã làm mái che cho lớp nhỡ A thôn Tân Lập và cơ sở thôn Xuân Mỹ; quy hoạch và xây dựng khu “ Vườn bé yêu”, “ Vườn cổ tích”, “ Vườn rau của bé” , tráng xi măng và lót cỏ nhựa các khu vui chơi cho trẻ ; mua sắm mới đồ chơi ngoài trời thay thế đồ chơi đã cũ và không an toàn. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Và tiếp tục tham mưu xây mới nhà bếp theo quy định trường chuẩn và xây phòng ăn riêng cho các lớp... - Kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện đẩy mạnh các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất: Do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đủ để mở lớp 3 tuổi, mà phụ huynh có nhu cầu cho trẻ đến trường để đi làm các công ty, xí nghiệp ở khu kinh tế mở Chu Lai nên nhà trường tư vấn cho các gia đình có điều kiện mở nhóm trẻ tư thục, giải quyết nhu cầu của phụ huynh. Trong năm học qua, trên địa bàn xã Tam Hải đã hoàn thành thủ tục và cấp phép thêm 2 nhóm tư thục, nâng nhóm tư thục thành 7 nhóm, trong đó có 2 nhóm có phép, 4 nhóm đã có cam kết với UBND xã hoạt động đúng Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục theo Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGD ĐT ngày 18/6/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Công tác triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi dục của địa phương theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung quy trình thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ: - Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Nhà trường đã huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. - Triển khai thực hiện công tác điều tra, đảm bảo hồ sơ phổ cập, cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC theo phân cấp quản lý. Lưu trữ đầy đủ các hồ sơ về PCGDMN theo quy định. - Việc kiểm tra, đánh giá, công nhận, duy trì phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi làm tốt. Được huyện công nhận đơn vị hoàn thành công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã. Xã đã được Phòng GD-ĐT Núi Thành, Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi thời điểm tháng 12/2019. - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, chế độ hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ theo Nghị định Số 60, Nghị định Số 06 của Chính phủ với tổng số tiền hỗ trợ là 231.450.000đ ( Hai trăm ba mươi mốt triệu, bốn trăm năm mươi nghìn đồng). - 100% giáo viên dạy lớp MG 5 tuổi đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 8/8 cô đạt 100%. 4. Chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ: Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường: a) Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non - Nhà trường tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên thực hiện đúng Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, 100% giáo viên nghiêm túc thực hiện. - Giáo viên xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ. Trong mỗi lớp và xung quanh các khu vực ngoài sân trường đều quan tâm thiết kế các góc mở, để trẻ tự tham gia thực hành và trải nghiệm theo hướng GDLTLTT. -Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi trong thực hiện Chương trình GDMN; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. -Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020; trường tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm 05 năm triển khai thực hiện chuyên đề, báo cáo kết quả về Phòng GDĐT. Sau 5 năm với sự nổ lực thực hiện tốt chuyên đề nên trường đạt tập thể xuất sắc trong xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm được huyện khen. -Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ sở GDMN thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN; xây dựng khu phát triển vận động, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định; giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ. -Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điểu chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. b) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ - Nghiêm túc thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quán triệt và tổ chức thực hiện nội dung Quyết định Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 07/05/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. - Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ thông qua các kỳ họp hội đồng, đoàn thể, hội nghị phu huynh học sinh, khai giảng, bế giảng. - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ theo Thông tư 13/2010/TT- Bộ GDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT:Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm, khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường. Nhiều năm qua nhà trường không có trường hợp trẻ bị TNTT xảy ra tạ trường. c)Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe - Huy động mọi nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ được ăn bán trú 100% và nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú tại nhà trường. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN. Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tại trường. - Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Phối hợp với trạm Y tế tăng cường các giải pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi so với đầu năm học và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì. - Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi. *Kết quả cụ thể: - Trạm y tế khám sức khỏe Lần 1 vào tháng 10/2019; Lần 2 vào tháng 5/2020:
Nội dung
TSHSTT
TS trẻ được khám
Số trẻ mắc bệnh
So sánh
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 1
Tỷ lệ %
Đợt 2
Tỷ lệ %
Tăng(+)
giảm(-)
Nấm lưỡi
208
203
208
203
13
6,25
04
1.97
- 4,55
Sâu răng
208
203
208
203
108
51.92
117
57.63
+ 5,71
Viêm Amidal
208
203
208
203
96
46,15
99
48,76
+ 2,61
Viêm mũi
208
203
208
203
03
1,44
23
11,33
+ 9,89
Mắt
208
203
208
203
03
1.44
02
0,98
- 0.46
Viêm giác mạc
208
203
208
203
0
0
00
00
0
Bệnh ngoài da
208
203
208
203
16
7,69
03
1,47
- 6.22
Bệnh khác
208
203
208
203
48
23.07
36
17.73
- 5.34
Loại I
208
203
208
203
36
17,30
30
14.77
- 2,53
Loại II
208
203
208
203
172
82.69
173
85.22
+ 2.53
*Cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng:
Lần 1(207 trẻ)
Lần 2 (208 trẻ)
Lần 3(205 trẻ)
So với đầu năm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Tăng
Giảm
Trẻ có cân nặng bình thường
192
92,75
195
93,75
202
98,54
5,79
Trẻ SDD thể nhẹ cân
02
0,97
01
0.48
0
0
0,97
Trẻ béo phì
06
2.89
08
3.84
0
0
0
2,89
Trẻ thừa cân
07
3.38
04
1.92
03
1.46
1.92
Trẻ có chiều cao B.Thường
201
97.1
202
97.11
204
99,51
2.41
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
05
2.41
05
2.4
0
0
2.41
Trẻ cao hơn so với tuổi
01
0.48
01
0.48
01
0.48
0
0
d)Kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn QG - Nhà trường rất quan tâm đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng giáo dục tổ chức, thành lập hội đồng tự đánh giá, nhóm thư ký, nhóm công tác, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của hội đồng đánh giá. Các nhóm công tác đã thu thập các minh chứng nhằm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Số lượng tiêu chí đạt: 19/25 tiêu chí đạt mức 3. Căn cứ theo Điều 34, Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở Cấp độ 2.-Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được nhà trường đưa lên hàng đầu. Từ ngày 10/3/2016, theo Quyết định 884/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Nam trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Hơn 4 năm qua, trường vẫn tiếp tục quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất để giữ vững, duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và chuẩn bị từng bước để nâng lên trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 theo Thông tư 19 vào năm 2021. 5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi - Trường Mẫu giáo Sao Biển có tổng diện tích là 2667,6 m2 chia làm 2 cơ sở: đó là cơ sở Tân Lập 2530 m2 và cơ sở Xuân Mỹ 137,6 m2. - Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Cơ sở chính đặt tại thôn Tân Lập có 8 phòng học kiên cố, 1 bếp ăn bán trú một chiều, 1 nhà kho, 1 phòng bảo vệ, 1 phòng nhân viên, 1 văn phòng, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng y tế, 1 phòng tin học, 1 phòng hành chính quản trị, 1phòng hiệu trưởng và 1phó hiệu trường. Cơ sở Xuân Mỹ có 1 phòng học và 1 bếp ăn bán trú được xây dựng kiên cố và đã đưa vào sử dụng tháng 3 năm 2018, tổ chức bán trú vào tháng 9/2018. Bên trong các phòng học đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy học, trang trí đẹp, luôn thay đổi theo từng chủ điểm, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt. Các phòng làm việc đều đầy đủ tiện nghi để cán bộ, nhân viên làm việc. Ngoài sân trường được bố trí nhiều khu vực cho trẻ vui chơi, hoạt động: khu vui chơi có 16 đồ chơi ngoài trời (Cơ sở Xuân Mỹ 02 bộ, Cơ sở Tân Lập 14 bộ), khu phát triển vận động nhiều đồ dùng tự làm phục vụ trẻ hoạt động, vườn cổ tích được xây dựng với nhiều câu chuyện cổ tích để trẻ vui chơi, được tự do sáng tạo, thả trí tưởng tượng cũng như lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi thơ trong sắc màu cổ tích, Thư viện bé yêu nhà trường đã xây dựng để trẻ đọc truyện tranh, hoặc phụ huynh đọc cho trẻ nghe trong giờ đưa đón trẻ, điều này giúp tăng cường kỹ năng ngôn ngữ, sự phát triển đa dạng, đồng bộ của trẻ. Vườn bé yêu nhà trường xây dựng nhiều đồ chơi cho trẻ trải nghiệm và thực hành và luôn thay đổi theo từng chủ đề để trẻ hứng thú tham gia; vườn hoa cây cảnh luôn xanh tươi, muôn hoa khoe sắc. Trường có hệ thống nước sạch đảm bảo vệ sinh được Trung tâm y tế huyện Núi Thành cấp giấy chứng nhận. Trường cũng trang bị hệ thống chống sét, phòng cháy, chữa cháy, có hợp đồng công ty môi trường Quảng Nam xử lý rác thải, có máy phát điện phòng khi cúp điện để phục vụ hoạt động bán trú tại trường. - Công tác quản lý mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi: Nhà trường thành lập hội đồng mua sắm ngay từ đầu năm học. Các tổ chuyên môn và các bộ phận báo cáo nhu cầu cần thiết, ban mua sắm lập kế hoạch. Cuối năm 2019 và cuối năm học 2019-2020, trường tổ chức kiểm kê tài sản để Ban giám hiệu kịp thời thanh lý những tài sản đã hư hỏng, sửa chữa những trang thiết bị còn tận dụng được đưa vào sử dụng, có kế hoạch mua sắm bổ sung để đảm bảo công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường. - Mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học: 349.729.000 đồng - Tu sửa cơ sở vật chất và làm mới thêm: 205.636.000 đồng - Kinh phí hoạt động chuyên môn: 41.450.000 đồng Tổng cộng: 596.815.000 đồng 6. Công tác phát triển đội ngũ - Tổng số CBQL-GV-NV: 26 người ( CBQL: 03; GV: 16; NV: 07) Trong đó: Số CBQLvà GV MN đạt chuẩn: 19/19; Tỷ lệ: 100%. Trong đó số trên chuẩn: 17/19, tỷ lệ: 89,5 %; giáo viên trên chuẩn cao 14/16 tỷ lệ 87,5%. ( Có 2 GV đang theo học ĐHSPMN và gần tốt nghiệp) - Trường hướng dẫn giáo viên vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tiến hành đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Thông tư số 25/2018/TT-BGD ĐT, chuẩn nghề nghiệp GVMN theo Thông tư số 26/2018/TT-BGD ĐT ngày 08/10/2018. - Tham gia đầy đủ các lần tập huấn, giao lưu, tham quan các trường trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh do PGD Núi Thành tổ chức. Mở chuyên đề, dạy minh họa về chương trình GDMN mới để GV được giao lưu học hỏi lẫn nhau. - Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu xây dựng và thực hiện chính sách cho GVMN. Tỷ lệ giáo viên trong biên chế nhà nước 16/16 (100%), tỷ lệ giáo viên/ lớp (2 GV/lớp), mẫu giáo 5 tuổi (2 GV/lớp). - Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GVMN theo 10 mô-đun phát triển chuyên môn và các nội dung bồi dưỡng khác của địa phương): + Bồi dưỡng thường xuyên (19/19) CBGV tham gia đạt tỷ lệ 100% , trong đó: Loại Giỏi: 17, Tỷ lệ: 89,5 %; Loại Khá: 02, Tỷ lệ : 10,5% - Việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng theo Thông tư số 25/2018/TT-BGD ĐT ngày 08/10/2018, chuẩn nghề nghiệp GVMN theo Thông tư số 26 /2018/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả: + Chuẩn hiệu trưởng, PHT: Tốt: 3 , Tỷ lệ: 100 %; Khá: 0 , Tỷ lệ: 0 %;Đạt: 0 , Tỷ lệ 0 %; + Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: 16/16 GV được đánh giá. Trong đó: Loại Tốt: 16 ,Tỷ lệ: 100 %; Loại Khá: 0 , Tỷ lệ: 0 %; Đạt: 0 ,Tỷ lệ: 0 %; + Phân loại viên chức theo Nghị định 56: 23 viên chức được phân loại.Trong đó: (HTXSNV: 4,Tỷ lệ:17,4%; HTTNV: 17, Tỷ lệ: 73,9%, HTNV: 2, Tỷ lệ; 8,7%) - Xây dựng kế hoạch thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì trường Mẫu giáo Sao Biển đảm bảo giáo viên, nhân viên nấu ăn theo quy định. 7. Kết quả của việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục mầm non. - Quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, đặc biệt về quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập. Đã kiểm tra tất cả các nhóm trẻ tư thục và tư vấn, đề nghị các chủ nhóm thực hiện đúng theo TT13/BGD&ĐT “Xây dựng trường học an toàn phòng, chống, tai nạn thương tích”. Nhà trường đã kiểm tra các nhóm trẻ tư thục trên địa bàn 2 đợt đã góp ý và hướng dẫn các chủ nhóm hoạt động đúng Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục; thiết lập đầy đủ hồ sơ quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy... - Tiếp tục tham mưu UBND xã đôn đốc, nhắc nhở các nhóm trẻ tư thục chưa được cấp phép hoàn thiện hồ sơ, cơ sở vật chất để tiếp tục cấp phép. Hiện nay, địa bàn xã có 7 nhóm trẻ, trong đó 2 nhóm có phép, 5 nhóm đã cam kết với địa phương về quy chế hoạt động đảm bảo theo quy định. Hiện nay, nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương nếu nhóm trẻ nào không đảm bảo các điều kiện đã cam kết đề nghị đình chỉ hoạt động. - Chỉ đạo, thực hiện giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, không gây áp lực cho cán bộ, giáo viên. - Thực hiện tốt 3 công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dântheo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã công khai tất cả nội dung theo 4 biểu mẫu quy định: Cam kết chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, năm học 2019-2020;Công khai chất lượng giáo dục mầm non thực tế năm học 2019-2020; Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục mầm non, năm học 2019-2020;Công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non, năm học 2019-2020. Công khai dưới nhiều hình thức: trong các cuộc họp của hội đồng nhà trường, họp ban đại diện và họp phụ huynh học sinh toàn trường, niêm yết tại văn phòng trường, đài truyền thanh xã, website của trường. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách hành chính: + 100% các lớp mẫu giáo trong trường nối mạng Internet, sử dụng các phần mềm đã được thẩm định vào các hoạt động chăm sóc GD trẻ; + Trường đã sử dụng tốt trang Web Phòng GDĐT để nắm thông tin và báo cáo kịp thời;Khai thác hiệu quả thông tin trên kênh điều hành tác nghiệp của Sở và Phòng. Nhận và xử lý kịp thời các thông tin qua kênh điều hành. + Đến nay đã có 23/26 đ/c CB-GV-NV biết sử dụng vi tính, 16/16 GV biết sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoin vào việc soạn giảng giáo án điện tử. Cán bộ giáo viên trong trường đều có địa chỉ Email và trao đổi thông tin, báo cáo qua mạng Internet. - Công tác thanh tra, kiểm tra và cải cách thủ tục hành chính trong nhà trường được chú trọng. Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm 2019-2020 mà trường đã đề ra. Kết quả kiểm tra:
Nội dung thanh kiểm tra
Số lớp
(Số lần)
Giỏi (Tôt)
Khá
TB (ĐYC)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Công tác tuyển sinh
08
08
100.0
0
0
0
0
Chuyên đề VS, nề nếp lớp
08
03
37.50
05
62,5
0
0
Hồ sơ sổ sách GV
31
28
90.32
03
9.67
0
0
Kiểm tra chuyên đề
9
07
77.78
02
22.22
0
0
Kiểm tra toàn diện
05
03
60.00
02
40.00
0
0
Kiểm tra đột xuất
13
12
92.31
01
7.69
0
0
Bếp ăn bán trú, VSATTP
04
04
100.0
0
0
0
0
Kiểm tra VS cá nhân trẻ
16
16
100.0
0
0
0
0
Kiểm tra các bộ phận
18
18
100.0
0
0
0
0
Kiểm tra nhóm trẻ tư thục
06
03
50.0
03
50.0
0
0
- Đổi mới đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực giáo viên, đặc biệt là năng lực thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả cụ thể: Chất lượng giáo dục:
TT
Lĩnh vực phát triển
NH 2018-2019 (%)
NH 2019-2020 (%)
So năm trước (%)
1
Phát triển thể chất
98.98
98.47
- 0.51
2
Phát triển nhận thức
92.89
93.65
+ 0.76
3
Phát triển ngôn ngữ
91.88
93.83
+1.95
4
Phát triển thẩm mỹ
98.48
99.40
+ 0.92
5
Phát triển TC-XH
100.0
97.23
- 2.77
Chung 5 lĩnh vực
96.45
96.56
+ 0.11
Tỷ lệ bé ngoan, chuyên cần được đảm bảo:
Khối lớn
Khối nhỡ
Toàn trường
Tỷ lệ Bé ngoan
97.47%
98.20%
97.84%
Tỷ lệ Chuyên cần
97.69%
99.17%
96.53%
Khen thưởng học sinh cuối năm: 132/205 học sinh, tỷ lệ 64.39%. Trong đó: BNXS: 8 em, TL: 3.91%; BNHG: 49 em, TL: 23.90%; BNCH: 75 em, TL: 36.58% 8.Công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế Năm học 2019-2020 nhà trường đã căn cứ vào nhiệm vụ năm học, vào thực trạng của trường, của lớp để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác xã hội hóa, tích cực tham mưu, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, hội phụ huynh tổ chức ngày lễ, ngày hội, hội thi với nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Kết quảxã hội hóa giáo dục năm học qua, trường nhận một số hiện vật và số tiền là: - Mua sắm đồ dùng bán trú: 28.210.000 đồng - Quà hỗ trợ Ngày hội Bé vui đến trường: 7.930.000 đồng - Trung thu: 3.875.000 đồng - Ngày Nhà giáo Việt Nam: 2.444.000 đồng - Mua học liệu cho trẻ: 20.387.000 đồng - Đồ dùng học tập cho học sinh : 7.928.000 đồng - Tham quan Bộ tư lệnh CSB 2: 7.090.000 đồng - Lễ hội mùa xuân+Tiệc puphe cho trẻ: 10.710.000 đồng - Quà bế giảng năm học: 24.150.000 đồng Tổng cộng: 163.624.000 đồng (Một trăm sáu mươi ba triệu, sáu trăm hai mươi bốn nghìn đồng) 9. Công tác truyền thông về giáo dục mầm non - Trong năm học, nhà trường đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục về đổi mới và phát triển mầm non. - Ban giám hiệu tập trung chỉ đạo cán bộ, giáo viên công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, chế độ sinh hoạt của nhà trường theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới, các nội dung về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Ngay từ đầu năm học, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ như tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học: về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi bé ở Trường Mầm non, các loại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp… Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, qua góc tuyên truyền của trường, của lớp, qua cuộc họp phụ huynh, các ngày lễ, ngày hội. - Lồng ghép giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và chương trình giáo dục: - Giáo viên sưu tầm các trò chơi, bài hát dân ca, trò chơi dân gian của địa phương để đưa vào hoạt động dạy trẻ. - Tổ chức Ngày hội bé vui đến trường, Vui hội Trung thu, Lễ hội Mùa Xuân, trẻ MG Lớn thăm Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 tại Tam Quang, Hội thi chiến sỹ tí hon. Hội thi Cô nuôi giỏi dành cho 4 đối tượng… II. Đánh giá chung 1. Đánh giá tóm tắt những điểm nhấn, nổi bật so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm học trước: - Hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, duy trì trường Chuẩn quốc gia mức độ 1, từng bước hoàn chỉnh các tiêu chí xây dựng trường Chuẩn quốc gia mức độ 2. - Tổ chức bán trú 100% cho học sinh, trẻ suy dinh dưỡng được cải thiện đáng kể - Thực hiện chương trình GDMN mới ở 100% các lớp và đạt kết quả cao. - Các danh hiệu thi đua đạt được cao hơn năm trước. - Đầu tư mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho trẻ đảm bảo các yêu cầu. - Cảnh quan sư phạm nhà trường luôn luôn sạch đẹp, thoáng mát, có góc thiên nhiên có đủ vườn hoa, cây cảnh, khu vực chơi với nước, với cát, khu phát triển vận động, vườn cổ tích, vườn bé yêu, Thư viện bé yêu... phục vụ cho hoạt động dạy và học của cô và trẻ. - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được quan tâm và đạt kết quả cao. - Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy đạt kết quả tốt. - Đã tổ chức nhiều hoạt động Lễ, Hội thiết thực để thực hiện Chương trình GDMN mới và tuyên truyền về GDMN đạt kết quả tốt. - Tham gia đầy đủ các hội thi do ngành tổ chức: - Đời sống vật chất và tinh thần của nhà giáo, lao động luôn được quan tâm và được nâng cao nên các cô yên tâm công tác và hăng say với công việc. 2. Những khó khăn, hạn chế a) Những vấn đề còn gặp khó khăn, vướng mắc của đơn vị: - Cơ sở chính (Tân Lập) nhà bếp xuống cấp trầm trọng, thiếu các hạng mục theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 2. b)Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế ở từng nội dung: - Nhà bếp cơ sở chính (Tân Lập) được cải tạo từ phòng làm việc cũ của trường tiểu học. c) Các giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo: - Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo hỗ trợ kinh phí làm nhà bếp, các hạng mục còn thiếu theo chuẩn mức 2. III. Kiến nghị, đề xuất với Phòng GDĐT, Sở GDĐT, Bộ GDĐT - Quan tâm và tham mưu lãnh đạo huyện tăng cường kinh phí xây dựng, sửa chữa, bổ sung xây bếp ăn bán trú, nhà kho cơ sở chính, phòng hội trường, hệ thống thoát nước, Trên đây là nội dung báo cáo tổng kết năm học 2019- 2020 của trường Mẫu giáo Sao Biển. Kính mong các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, Ban Phân hội phụ huynh học sinh, tập thể CB-GV-NV nhà trường tham gia đóng góp ý kiến. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD ĐT; - CBGVNV; - Lưu VT.