Giáo án làm quen với toán
Thứ ba - 08/04/2025 03:52
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: GHÉP ĐÔI
ĐỘ TUỔI : 5 – 6 TUỔI
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: GHÉP ĐÔI
ĐỘ TUỔI : 5 – 6 TUỔI
1 . Mục đích yêu cầu :
a. Kiến thức:
- Trẻ biết được ghép đôi: là ghép 2 đối tượng giống nhau ở 1 số dấu hiệu chung (hình dạng, kích thước, màu sắc, họa tiết trang trí … ) và luôn đi cùng với nhau. Hoặc chúng có mối liên quan mật thiết không thể tách rời.
b. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng tìm, tạo ra các đôi.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi và hoạt động theo nhóm.
c. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Biết vâng lời và làm theo yêu cầu của cô.
2. Chuẩn bị:
- 1 cổng mê cung, 2 hộp quà, 2 đôi dép, một số đôi tất, chìa khoá ổ khoá, 1 tuýp kem đánh răng và 1 bàn chải đánh răng, tranh ảnh về 1 số đồ dùng để ghép đôi, bút.
- Bài hát “Điều kì lạ quanh ta”, “Vũ diệu hoang giã”, bó hoa.
3. Tiến hành
Hoạt động 1 : Ổn định
Cô cho trẻ tham gia chương trình “Khám phá mê cung”
- Trong chương trình này có 3 chặng đường mà người chơi phải vượt qua:
+ Chặng đường thứ nhất (2 trò chơi : Chiếc hộp kì diệu và Đôi bạn thân thiết).
+ Chặng đường thứ hai (2 trò chơi : Vừng ơi mở ra và Chung sức).
+ Chặng đường thứ ba (Vũ điệu hoang giã).
Dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo
Hoạt động 2 : Nội dung chính
* Ghép đôi theo cặp giống nhau (Chặng đường thứ nhất)
Mở đầu chương trình mời tất cả các thành viên đến với chặng đường thứ nhất.
Trò chơi : “Chiếc hộp kì diệu”
Cô cho lần lượt 3 trẻ lên khám phá chiếc hộp kì diệu với 1 chiếc dép và 1 đôi dép.
Cô dạy cho trẻ 1 và đôi. Và có 1 gợi ý của chương trình là tìm chiếc dép còn thiếu để ghép thành 1 đôi, trẻ đi tìm và ghép lại thành đôi.
Cô khái quát : ghép đôi theo cặp giống nhau: là ghép 2 đối tượng giống nhau ở 1 số dấu hiệu chung (hình dạng, kích thước, màu sắc, họa tiết trang trí … ) và luôn đi cùng với nhau.
Ngoài những đôi dép mà cô dùng để dạy các con về ghép đôi, thì trên cơ thể của chúng ta còn rất nhiều bộ phận cũng ghép lại thành đôi đấy! Vậy theo các con trên cơ thể những bộ phận nào cũng có đôi?
- Cho trẻ chỉ và đếm cùng cô một số bộ phận cơ thể có đôi: Đôi tai, đôi mắt, đôi chân, đôi tay,…
+ Vì sao lại gọi là đôi mắt, đôi tai?
=> Những bộ phận cơ thể có số lượng là 2 và giống nhau nên được gọi là đôi.
Trò chơi : “Đôi bạn thân thiết”
Chương trình gửi tặng mỗi bạn 1 món quà (mỗi bạn 1 chiếc tất) và yêu cầu các bạn mang tất vào chân, các bạn vừa đi vừa quan sát xem bạn nào có chiếc tất giống mình và khi nhạc dừng thì 2 bạn chạy nhanh tìm nhau tạo thành 1 đôi tất hoàn chỉnh. Bạn nào giỏi sẽ được chương trình tặng 1 phần quà và tiếp tục chinh phục chặng đường thứ hai.
* Ghép đôi theo mối theo mối liên quan (Chặng đường thứ hai)
Trò chơi : “Vừng ơi mở ra”
Mở hộp quà mà chương trình đã tặng nhưng hộp quà này đã bị khoá và chương trình gợi ý đến nơi cất giấu chìa khoá và yêu cầu các bạn phải đi tìm.
Trẻ đi tìm chìa khoá để mở.
Cô dạy ghép đôi : ổ khoá và chìa khoá.
Sau đó mở quà : 1 cái bàn chải và 1 tuýp kem đánh răng.
Cô dạy ghép đôi : bàn chải và kem đánh răng.
Cô tóm ý: Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều đồ vật, sự vật tuy không giống nhau nhưng nó có mối liên quan với nhau, luôn phải đi liền với nhau và khi chúng ta ghép chúng lại thì chúng cũng tạo thành 1 đôi.
Trò chơi : “Chung sức”
Chương trình yêu cầu các bạn tạo thành 3 vòng tròn và cử đội trưởng lên nhận đồ dùng cho đội của mình (mỗi đội 1 tranh ảnh về 1 số đồ dùng để ghép đôi) yêu cầu trẻ dùng bút và nối những hình ảnh ấy để tạo thành 1 đôi. Ví dụ : 1 cái quần thì nối với cái áo để tạo thành đôi. Trong thời gian là 1 đoạn nhạc, nếu 3 đội hoàn thành xong thì sẽ tiến về chặng đường cuối cùng, chặng đường số 3 để về đích.
* Vũ điệu hoang dã (Chặng đường thứ ba).
Chương trình yêu cầu các bạn hãy nhảy thật là đẹp trên nền nhạc bài “Vũ điệu hoang dã”, nếu chương trình chấm đạt thì các bạn đã hoàn thành xong chương trình “Khám phá mê cung” và mở cửa để các bạn thoát khỏi mê cung.
Hoạt động 3 : Kết thúc
- Nhận xét, kết thúc chương trình và tặng quà cho trẻ.