Học tập Bác Hồ

Giáo án giao lưu âm nhạc giữa các vùng miền

Thứ ba - 08/04/2025 03:49
Giáo án âm nhạc
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI:  GIAO LƯU ÂM NHẠC GIỮA CÁC VÙNG MIỀN
ĐỘ TUỔI : 5-6 TUỔI
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết biểu diễn (hát, vận động) các bài hát: “Inh lả ơi - dân ca Thái”, “Đi cấy - dân ca Thanh Hóa”, “ Bắc Kim Thang - dân ca Nam Bộ”
- Trẻ biết tên bài hát “Ai mì Quảng không - dân ca trữ tình Quảng Nam”, biết mì quảng là đặc sản ẩm thực của Quảng Nam được bộ văn hoá du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể.
2. Kỹ năng
- Trẻ hát tự nhiên, vận động nhịp nhàng theo lời ca.
- Ôn luyện củng cố các kỹ năng vận động, kỹ năng ca hát.
- Rèn khả năng nghe nhạc cho trẻ, chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.
3. Giáo dục
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động biểu diễn.
- Qua các bài hát giáo dục trẻ biết yêu quý và phát huy các làn điệu dân ca.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử, ly nhựa, quần áo, băng ghế dài.
- Nhạc các bài hát chủ đề: Inh lả ơi, Đi cấy, Bắc Kim Thang, Ai mì quảng không
- Sân khấu biểu diễn.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Miền Nam thì có hoa mai : gặp nhau thì có 1,2 lời chào

Miền Bắc Thì có đào : gặp thì có lời chào đầu tiên.
 Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Giao lưu: Âm nhạc bốn phương” ngày hôm nay.
Đến với chương trình giao lưu âm nhạc ngày hôm nay chúng ta cùng hân hoan chào đón sự góp mặt quý ban giám khảo và  3 đội cùng tham gia chương trình. Chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay dành cho đội Họa Mi, đội Hoa Ban và đội Sen Vàng.
Đồng hành với các đội hôm nay là cô Quyền, người dẫn chương trình
- Đến với chương trình hôm nay các đội sẽ trải qua 3 phần:
Phần 1: Giao lưu văn nghệ
Phần 2: Quà tặng âm nhạc
Phần 3: Trò chơi âm nhạc
Ngay bây giờ không để các đội phải chờ lâu, cô mời các đội đến với phần 1 của chương trình mang tên “Giao lưu văn nghệ”.
Hoạt động 2: Nội dung chính
a. Giao lưu văn nghệ: Biểu diễn một số bài hát trong chủ đề “Giao lưu: Âm nhạc bốn phương”
- Trong phần giao lưu văn nghệ hôm nay hứa hẹn sẽ là những tiết mục biểu diễn đặc sắc, những làn điệu dân ca của các vùng miền để các con cảm nhận được nét đẹp văn hóa trong âm nhạc của các vùng miền trên cả nước. Trước khi thưởng thức những tiết mục đó xin mời các con cùng lắng nghe 1 giai điệu và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì nhé.
Các con vừa được nghe giai điệu bài hát gì?
Bài hát thuộc dân ca vùng nào?
À đúng rồi, chúng mình vừa được nghe giai điệu bài hát Inh lả ơi của dân ca Thái.
Bây giờ cô và các con cùng hát thật to bài hát này nhé!
Vừa rồi chúng mình vừa hát rất hay bài hát Inh lả ơi của dân ca Thái. Bài hát nói về mùa xuân trên núi rừng Tây Bắc.
Cả lớp hát. Vừa rồi ba đội chúng ta vừa giao lưu một bài hát rất hay, để chuẩn bị cho phần trình diễn đến từ 3 đội, chương trình sẽ dành cho 3 đội 5 giây để thảo luận hình thức biểu diễn cho tiết mục của mình (5 giây thảo luận bắt đầu).
Chúng ta hãy cùng nhau đi từ Bắc vào Nam nhé các con.
* Biểu diễn hát múa bài hát “Inh lả ơi” dân ca Thái
- Tiếp theo chương trình chúng ta sẽ cùng thưởng thức tiết mục đến từ đội Hoa Ban, không biết đội Hoa Ban sẽ biểu diễn bài gì nhỉ?
- Đến với chương trình giao lưu âm nhạc đội con sẽ biểu diễn bài gì?
Đội Hoa Ban sẽ tái hiện lại một mùa xuân rộn ràng tiếng ca trên núi rừng Tây Bắc qua bài hát Inh lả ơi- dân ca Thái. Hoa Ban biểu diễn.
Cô khái quát: Qua phần trình diễn của đội Hoa Ban đã cho chúng ta một lần nữa nhìn thấy mùa xuân trên vùng núi Tây bắc, rừng núi Tây bắc thật là đẹp khi màu xuân sang có ngàn hoa đua nở cùng nhau khoe sắc.
Chúng ta hãy cho đội Hoa Ban 1 tràn vỗ tay thật lớn.
* Biểu diễn hát múa bài hát: “ Đi cấy” – dân ca Thanh Hóa
Tiếp theo chương trình xin mời các bạn và các quý vị chúng ta cùng lắng nghe phần biểu diễn đến từ đội Họa MiVới trang phục là áo tứ thân duyên dáng,các bạn đội Họa Mi sẽ gửi đến chương trình bài hát “ Đi cấy – dân ca Thanh Hoá”
- Đội Họa Mi thể hiện.
* Vận động theo nhạc cùng ly nhựa bài hát: “Bắc Kim Thang”– dân ca Nam bộ
Tiếp theo chương trình chúng ta sẽ cùng thưởng thức tiết mục đến từ đội Sen Vàng, không biết đội Sen Vàng sẽ biểu diễn bài gì nhỉ?
Mang trên mình bộ bà ba duyên dáng đội Sen Vàng của chúng ta ngày hôm nay sẽ gửi đến buổi giao lưu tiết mục “Bắc Kim Thang”– dân ca Nam bộ.
- Mời đội Sen Vàng lên biểu diễn. (biểu diễn cùng ly nhựa)
- Vậy qua phần thể hiện của đội Sen Vàng, có bạn nào có câu hỏi gì dành cho đội Sen Vàng không nào?.
*  Cả 3 đội lên biểu diễn bài hát: “Bắc Kim Thang”– dân ca Nam bộ
Tiếp theo chương trình xin mời quý vị chúng ta cùng lắng nghe phần biểu diễn đến từ đội 3 đội với bài hát  “Bắc Kim Thang”– dân ca Nam bộ.
* Cô khái quát: Vừa rồi các đội đã trải qua phần “Giao lưu văn nghệ” với các tiết mục mang làn điệu dân ca các vùng miền đều rất đặc sắc và hấp dẫn. Những làn điệu dân ca này đều là nét đặc trưng của các vùng miền của đất nước Việt Nam chúng ta. Vì vậy cô và các con mình sẽ cùng nhau lan tỏa những làn điệu dân ca ấy  đến mọi người nhé. Xin dành tặng 3 đội một tràng pháo tay thật lớn. Sau đây là phần 2 của chương trình mang tên “Quà tặng âm nhạc”.
b. Nghe hát: “Ai mì quảng không” – Dân ca trữ tình Quảng Nam
Trong phần “Quà tặng âm nhạc” này cô Quyển cũng muốn mang đến cho chúng mình một làn điệu dân ca trữ tình của vùng Quảng Nam và nó liên quan đến 1 món ăn.
Đố các bạn đó là món ăn nào? (cho xem hình ảnh tô mì quảng)
* Cô tóm lại : Mì Quảng là một trong những món ngon đặc sản của Quảng Nam chúng ta vừa bình dị, vừa dân dã. Sợi mì Quảng cũng được làm từ bột gạo như các loại bún, phở,... nhưng lại có sắc thái và hương vị hoàn toàn khác. Mì Quảng được ví như “linh hồn” của nền ẩm thực Quảng Nam. Mì Quảng được bộ văn hoá thể thao và du lịch công bố với danh mục là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào ngày 9/8/2024 (theo quyết định số 2327), và “phi vật thể” là gì thì sau này các con lớn sẽ được học nhé.
Ngay sau đây chúng mình cùng đến với bài hát “Ai mì quảng không” – của cố nhạc sĩ Trần Phú Thiên – 1 người con Quảng Nam sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Thể hiện tình cảm kết hợp nhạc.
- Vừa rồi cô hát cho các nghe bài hát gì?
Đúng rồi, cô vừa hát cho các con nghe bài hát Ai mì quảng không” – Dân ca trữ tình Quảng Nam. Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát cô mời các bạn cùng lắng nghe lại bài hát “Ai mì Quảng không?” thêm một lần nữa nhé. Cô mời các bạn đội cùng vận động cùng cô. Cô hát kết hợp minh họa.
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát Ai mì quảng không?” : Bài hát có giai điệu vô cùng ngọt ngào, sâu lắng, thông qua tô mì để nhắc nhở con cháu nhớ về quê hương Quảng Nam yêu thương nghĩa tình.
c. Trò chơi âm nhạc: “Khiêu vũ với bóng”
Tiếp theo chương trình giao lưu ngày hôm nay sẽ là phần chơi hết sức thú vị mà các đội chắc chắn sẽ rất háo hức chờ đợi, đó là phần “Trò chơi âm nhạc” với trò chơi “Khiêu vũ với bóng”.
- Cách chơi: Ghép hai trẻ thành một cặp, lấy bụng để giữ lấy bóng, tay cầm vào tay nhau như đang khiêu vũ, không được dùng tay để giữ bóng.
- Nhạc bài có nhạc chậm, bình thường, chậm, nhanh... yêu cầu trẻ nghe nhạc, khiêu vũ theo nhịp và yêu cầu không để bóng rơi.
- Cặp nào làm bóng rơi sẽ bị loại.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét chung, động viên khuyến khích trẻ
Hoạt động 3: Kết thúc
Trò chơi “Khiêu vũ với bóng” đã khép lại chương trình biểu diễn giao lưu âm nhạc ngày hôm nay. Một lần nữa thay mặt những người làm chương trình xin gửi lời cảm ơn đến các quý đại biểu, quý khán giả, đặc biệt cảm ơn những tiết mục vô cùng xuất sắc đến từ 3 đội chơi, 3 đội rất xứng đáng nhận được quà từ chương trình, xin mời đại diện 3 đội lên nhận quà.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Thống kê
  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 573
  • Tháng hiện tại: 22,445
  • :Tổng lượt truy cập:728,906
fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây