Học tập Bác Hồ

KẾ HOẠCH Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học Năm học 2023 - 2024

Thứ ba - 18/06/2024 05:03
UBND HUYỆN NÚI THÀNH           CỘNG HÒA XÃ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG MG SAO BIỂN                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
               Số:     /KH-MGSB                                 Tam Hải, ngày 26  tháng 9 năm 2023
KẾ HOẠCH
Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
 thương tích trong trường học
Năm học 2023 - 2024
 
 

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Căn cứ Thông tư Liên tịch của Bộ y tế - Bộ Giáo dục và đào tạo (Số: 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/07/2008). Về việc “hướng dẫn công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục”;
Căn cứ Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 21/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT, ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục;
Căn cứ Công văn số 535/PGDĐT, ngày 13/9/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Núi Thành về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023;
Căn cứ Công văn số 247/BCHPCTT&TKCN ngày 21/9/2022 về việc chủ động ứng phó với các hình thái thời tiết nguy hiểm;
Căn cứ kế hoạch số 73/KH-BCĐ, ngày 28 tháng 2 năm 2022 về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huyện Núi Thành năm 2022;
Căn cứ kế hoạch số 488/KH-PGDĐT, ngày 16/9/2022 về việc giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn huyện Núi Thành;   
Căn cứ Công văn Số 496/PGDĐT, ngày 29/9/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Núi Thành về việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm trong ngành Giáo dục đến năm 2025;
Căn cứ Công văn số 560/PGDĐT, ngày 05/10/2022 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Núi Thành; 
Căn cứ vào Kế hoạch số    /KH-MGSB, ngày 09/9/2023 của Trường Mẫu giáo Sao Biển về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024;
Trường Mẫu giáo Sao Biển, xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn thương tích trong trường học, năm học 2023 - 2024 như sau:
 I.  MỤC TIÊU:
- Thực hiện nghiêm túc thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 21/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non.
- Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo "Trường học an toàn, phòng chống TNTT trong nhà trường".
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Chú trọng nội dung phòng chống, hạn chế tai nạn thương tích giao thông, bạo lực, đuối nước, phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ tai nạn thương tích (TNTT) của học sinh trong và ngoài trường học.
- Duy trì công tác tuyên truyền phòng chống TNTT, triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT đến 100% CBGVNV và trẻ các lớp mẫu giáo trên địa bàn thị trấn.
- Phấn đấu không để xảy ra trường hợp trẻ em tử vong và TNTT do các loại TNTT chung gây ra.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phòng chống TNTT cho trẻ em và tiếp tục duy trì xây dựng mô hình “Trường học an toàn - Phòng chống TNTT”.
- 100% CBGVNV trong trường làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức về đảm bảo an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ em trong nhà trường.
III. Nhiệm vụ cụ thể.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch, các phương án về hoạt động trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường; Báo cáo kết quả về phòng GDĐT để phòng GDĐT báo cáo về UBND huyện.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như: Thông qua cuộc họp phụ huynh, nhóm Zallo của lớp, Góc tuyên truyền, các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần trong thời gian ở trường.
100% CBGVNV và phụ huynh trong trường được tuyên truyền phổ biến kiến thức xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích một cách cụ thể có hiệu quả.
100% CBGVNV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, được học tập băng bó cứu thương, cầm máu, sơ cấp cứu thông thường nhằm đảo bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
- 100% các lớp bảo đảm đạt mức tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất theo quy định.
100% các lớp đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ không cho học sinh nô đùa chạy ra đường.
Nghiêm cấm 100% học sinh không mang các vật sắc nhọn, câc đồ chơi nguy hiểm đến trường.
Xây dựng tủ thuốc có đầy đủ dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy định, đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong trường.
Tổ chức học tốt, dạy tốt các chương trình lồng ghép, các hoạt động ngoại khóa về giáo dục kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe cho trẻ, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng tránh bạo hành, xâm hại, phòng tránh trẻ bị thất lạc, phòng cháy nổ, ứng phó với dịch bệnh, thảm họa thiên tai vào trong các hoạt động giáo dục.
Thường xuyên xây dựng, cải tạo môi trường học tập; Kiểm tra độ an toàn của các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và đồ chơi ngoài trời; Kiểm tra tường rào bao bọc xung quanh trường, cổng trường bằng sắt. Luôn chú ý đến đường đi, sân trường phải bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Các cây to cao ở sân trường được cắt tỉa cành.
- Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn điện. Bể nước, xô chậu phải có nắp đậy đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguốn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế biến thức ăn, theo nguyên tắc bếp ăn một chiều.
- Thường xuyên, trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp.
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc,tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau.
- Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng.
- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, đề nghị kiểm tra công nhận trường học đảm bảo an toàn theo quy định
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
  1. Bảo đảm an ninh trật tự.
- Triển khai, thực hiện tốt các quy định về pháp Luật, pháp lệnh, Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị và các công văn hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ an ninh trong trường học nhằm tiếp tục tăng cường nhận thức về công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong trường học cho CB,GV,NV và học sinh của nhà trường.
          - Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật.
Nghiêm cấm cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao.
- Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
2. An toàn giao thông.
- Vận động CBGVNV, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực tháng an toàn giao thông.
- Tuyên truyền vận động phụ huynh đưa đón trẻ khi sử dụng phương tiện giao thông, ngồi cẩn thận, an toàn, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Để xe ngay ngắn trên vỉa hè khi đưa, đón trẻ.
- Không cho xe đi vào trường, đón trả trẻ đúng giờ quy định.
- Khi cho trẻ đi bộ dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi bên phía phải để tạo thói quen cho trẻ.
- Dạy trẻ làm quen các biển báo giao thông, một số luật giao thông, các kĩ năng như: Kĩ năng an toàn khi ngồi trên xe máy; Kĩ năng xử lí khi bị bỏ quên trên xe ô tô; Kĩ năng đội mũ bảo hiểm…Tổ chức hội thi “Tôi yêu Việt Nam”.
3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước.
* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Hợp đồng, cam kết nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo VSATTP.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong nhà trường.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi ký giao, nhận để phòng tránh ngộ độc thức ăn.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng bán trú đầu năm học.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm đến CBGVNV trong trường về Pháp lệnh VSATTP,  Luật An toàn thực phẩm, Cẩm nang tổ chức bán trú trong trường Mầm non  và các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và Y tế. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm..
- Thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày ở trường, giáo dục cho học sinh có thói quen vệ sinh, văn minh, lịch sự trong ăn uống; tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh trường-lớp, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường học.
- CB-GV-NV phải thực hiện các qui định về VSATTP trong chế biến thức ăn, chăm sóc học sinh.
- Đảm bảo chế độ lưu giữ thức ăn qua 24 giờ.
- Y tế thường xuyên triển khai phòng, chống các dịch bệnh trong trường học.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, bếp ăn, công trình vệ sinh để phòng, chống ngộ độc thức ăn.
- Có kế hoạch kiểm tra công tác bán trú thường xuyên và định kỳ.
- Triển khai "Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”
* Phòng tránh ngộ độc (Thức ăn, nước uống, thuốc)
- Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho trẻ.
- Có sổ theo dõi gửi thuốc cho trẻ tại lớp và ghi đầy đủ thời gian nhận thuốc, tên trẻ, tên thuốc, cách sử dụng, phụ huynh gửi thuốc kí và ghi rõ họ, tên; giáo viên nhận thuốc kí, ghi rõ họ, tên. Thuốc chữa bệnh cần để trên cao ngoài tầm với của trẻ.
- CB-GV-NV không được đưa các loại thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc như bả chuột dung dịch sát trùng, mỹ phẩm có hại vào trường, lớp học.
- Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa, a-xít trong vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, ly uống nước…
         - Không cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
         - Không trồng các loại hoa, cây xanh có nhựa độc, gai.
         - Dụng cụ đựng các chất tẩy rửa phải có nhãn, để gọn gàng, đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ.
* Phòng tránh hóc sặc, dị vật đường thở:
- Thức ăn cho trẻ phải nhặt hết vỏ, xương, thực phẩm cắt miếng nhỏ, nấu mềm.
- Không cho trẻ ăn uống khi đang nằm, đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho.
- Không cho trẻ cầm đồ vật, đồ chơi quá nhỏ trẻ có thể đưa vào miệng, mũi, tai.
- Sửa lại tư thế ngủ của trẻ khi thấy trẻ ngủ nằm sấp.
- Khi cho trẻ ăn các quả có hạt, cần bóc vỏ, bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn.
- Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa nói, cười, đùa nghịch.
- Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc đặc biệt là thuốc dạng viên.
- Giáo viên và người chăm sóc trẻ cần nắm vững cách phòng tránh dị vật đường
thở cho trẻ và có một số kỹ năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra khỏi miệng.
- Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình trẻ và đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để cấp cứu cho trẻ.
* Phòng tránh vết thương do các vật sắt nhọn.
- Các đồ dùng giáo cụ, trực quan dễ gây mất an toàn (dao, kéo, hột, hạt) chỉ cho trẻ sử dụng khi có sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên.
- Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt….khỏi nơi vui chơi của trẻ.
- Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt bắt gặp.
- Thường xuyên kiểm tra, xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt luôn chú ý đến đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường trong và ngoài lớp học, các đồ dùng, đồ chơi của trẻ đảm bảo an toàn, phù hợp với độ tuổi, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục và bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
* Phòng bỏng:
- Trước khi cho trẻ ăn uống giáo viên phải kiểm tra độ nóng của thức ăn, nước uống, vừa ấm mới được mang vào lớp cho trẻ ăn.
- Không cho trẻ đến gần bếp ăn, nồi canh, cơm, thức ăn, phích nước nóng.
- Chú ý ống bô xe máy còn nóng, trẻ đến gần dễ bị bỏng.

* Phòng tránh động vật cắn: Chó, mèo, rắn, ong đốt …
- Không nuôi, thả súc vật (chó, mèo) trong trường học, bếp ăn.
- Thường xuyên vệ sinh phòng, nhóm, các gốc cây xanh, các gầm tủ, giá kệ

đồ chơi để phòng tránh các côn trùng, con vật có thể gây thương tích cho trẻ.
* Phòng tránh điện giật:
- Hệ thống điện nước có nắp đậy, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cầu giao, phích điện, công tắc và dây điện phải đặt ngoài tầm với của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra các dây điện cũ, nếu thấy những chỗ không đảm bảo an toàn thì phải thay ngay.
* Phòng tránh đuối nước.
- Không nên để trẻ một mình gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước.
- Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có nguồn nước.
- Tất cả dụng cụ chứa nước đều có nắp đậy chắc chắn.

4. Phòng, chống bạo hành, xâm hại.
- Xây dựng, triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo thông qua các buổi họp đầu năm của nhà trường, không vi phạm đạo đức nhà giáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ khi đến trường.
- Thực hiện lồng ghép giáo dục trẻ kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong các hoạt động ND-CS trẻ.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.
- Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải hiểu được tâm sinh lí của từng phụ huynh và học sinh, biết kìm chế, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ xúc phạm đối với học sinh, ngay cả với những học sinh vi phạm kỉ luật. Các cô phải luôn là tấm gương sáng để học sinh tin tưởng, học tập noi theo.
- Trong giờ đón và trả trẻ, trong các cuộc họp phụ huynh cô giáo cần trao đổi tình hình của trẻ ở lớp như: tình hình sức khỏe, kết quả cân đo, những biểu hiện về tâm lý, sở thích của trẻ…
- Cô yêu thương dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ.
- Lê kế hoạch kiểm tra các lớp, nhóm/ lớp mẫu giáo tư thục trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Thiết lập kênh thông tin như: Hộp thư góp ý và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý thông tin, bảo mật cho người cung cấp thông tin.
           5. Phòng, tránh trẻ bị thất lạc.
- Cô giáo nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ.
-  Cô giáo đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ

ra ngoài lớp trong giờ hoạt động ngoài trời hoặc tham quan.
- Đối với các lớp giáo viên cần quan sát trẻ kĩ trong giờ ngủ trưa, giờ đón, trả
trẻ.
- Trả trẻ giao tận tay cho cha mẹ trẻ, hoặc người lớn được ủy quyền, không
trả trẻ cho người lạ mặt, cô, trẻ đều không quen biết.
- Cô giáo phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ.
           - Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục.
           6. Phòng, chống cháy nổ.
           - Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống cháy nổ trong nhà trường.
           - Xây dựng kế hoạch, các phương án phòng cháy, chữa cháy.
           - Tuyên truyền CBGVNV tiết kiệm năng lượng điện, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Phòng học, môi trường xung quanh, sân chơi, hệ thống điện, nước được tổ chức an toàn.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được trang bị đầy đủ, các phương tiện để ở các khu vực theo quy định và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, bình ga, bếp ga định kì 3 tháng 1 lần.
- CBGVNV được tập huấn và trang bị kiến thức, kĩ năng phòng cháy, chữa cháy.
- Tắt, khóa tất cả các thiết bị; ga, điện, nước trước khi ra về, bảo vệ thường xuyên kiểm tra lại tất cả nguồn điện, bình ga, dây dẫn ga, điện, nước khi đến nhận ca trực.
7. Ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai.
* Ứng phó với dịch bệnh
           - Xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
           - Thường xuyên vệ sinh cá nhân quét dọn lớp học sân trường sạch sẽ, thoáng mát và giữ vệ sinh khu vực xung quanh, diệt bọ gậy…
           - Cho học sinh rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
           * Phòng chống thảm họa thiên tai trong nhà trường.
           - Xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống thảm họa thiên tai trong nhà trường.
- Giáo dục lồng ghép cách phòng chống đuối nước, sấm sét trong nhà trường.
- Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão.
- Tuyên truyền đến CB-GV-NV, phụ huynh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết qua các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn; trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử http://pctt.quangnam.vn,
Trang Facebokk thông tin phòng chống thiên tai Quảng Nam, nhóm Zallo trực ban PCTT của huyện, của trường.
- Khơi thông máng xối trường lớp, chằng chống nhà làm việc, nhà kho và
các công trình xây dựng khác; chặt tỉa cây cối có nguy cơ ngã đổ; di chuyển hồ
sơ, máy móc trang thiết bị lên nơi cao ráo, tránh ngập lụt, ẩm ướt, hư hỏng (nếu có mưa bão)

 - Kiểm tra, gia cố hệ thống điện; tháo gỡ các biểu bảng, cất đồ dùng, đồ chơi ngoài trời…
- Kiểm tra, sửa chữa công trình có sử dụng mái ngói, cửa kính để đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lốc.
- Liên hệ chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai của địa phương
nắm chắc tình hình, có biện pháp phối hợp kịp thời, hiệu quả.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp trên về tình hình khi có bão lũ đến, các phương án giải quyết và báo cáo tình hình thiệt hại sau cơn bão đi qua, đề xuất sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành và các đoàn thể để khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra.
V. Tổ chức thực hiện.
- Phó hiệu trưởng tham mưu với Hiệu trưởng về kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường, trang bị đủ đồ dùng cần thiết cho các lớp.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, các phương án về đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Chỉ đạo các nhóm lớp sắp xếp môi trường lớp học đảm bảo an toàn theo các nội dung trong phụ hục kèm theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 21/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non. Tổ chức tập huấn cách phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy, chữa cháy…
- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức triển khai cho toàn thể giáo viên trong tổ có kế hoạch thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả hàng tháng trong cuộc họp hội đồng nhà trường.
-  Bộ phận kế toán, ban y tế có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm, sửa chữa các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục, công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh cho trẻ và CB-GV-NV cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà  trường.
- Đưa nội dung phòng chống TNTT, xây dựng trường học an toàn vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường; đưa nội dung tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua về công tác y tế trường học.
- Lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, an toàn giao thông, xây dựng trường học an toàn vào chương trình; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tập trung vào các chuyên đề về phòng chống TNTT trong trường học; hướng dẫn sơ cấp cứu một số TNTT thường gặp ở lứa tuổi mầm non.
- Triển khai công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT đến Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá nguy cơ gây TNTT trong trường học và đề xuất kiến nghị với cấp trên; chủ động có giải pháp khắc phục, phòng ngừa; có biện pháp can thiệp trực tiếp vào những nơi có thể xảy ra TNTT, bảo đảm an toàn nơi tổ chức hoạt động ngoài trời, nơi tập thể dục, thể thao, nơi thực hành, thực tập...
- Tiếp tục củng cố, xây dựng phòng y tế nhà trường với các trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu, cơ số thuốc theo quy định; Tổ chức tốt hoạt động y tế học đường; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức bếp ăn bán trú tại trường, quy trình thực hiện bếp ăn bán trú 1 chiều.
- Tổ chức chuyên đề “Tôi yêu Việt Nam”.
- Khám sức khỏe, phân loại bệnh cho học sinh. Lập hồ sơ quản lý trẻ mắc bệnh học đường.
- Tự đánh giá trường học an toàn theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 21/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non; Hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn gửi về phòng GD&ĐT để thẩm định. Thời gian hoàn thành xong trước ngày 31/5/2024.
VI. Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Thời gian Nội dung cụ thể Thực hiện
Tháng 8,9/2023 - Củng cố, bổ sung kiện toàn Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học” đúng, đủ thành phần.
- Triển khai kế hoạch thực hiện công tác “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học” năm học 2023-2024.
- Bảo dưỡng tu sửa đồ chơi ngoài trời
-  Kiểm tra thiết bị phòng, chữa cháy tại trường.
- Cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đến toàn thể CB-GV-NV.
- Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng về công tác an toàn, phòng chống TNTT. Phối hợp với gia đình, giáo viên tuyên truyền về luật giao thông, vận động trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Tổ chức cân đo; khám sức khỏe cho trẻ.
 
Tháng 10/2023 - Xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra tai nạn thương tích, phòng chống dịch, bệnh.
- Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ.
- Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão.
- Tiến hành phun thuốc diệt muỗi trong toàn trường.
 
Tháng 11/2023 - Rà soát, hủy bỏ các đồ chơi tại lớp xung quanh trường học có thể gây TNTT cho trẻ.
- Nhắc nhở phụ huynh cẩn thận khi đưa, đón trẻ trên đường bằng xe (không cho trẻ ngồi một mình trên xe, khi xe ngừng chạy phải lấy chìa khóa xe ra. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Tổ chức tốt các hoạt động tập thể, tạo không khí vui tươi khi đến trường
- Tuyên truyền về cách băng bó vết thương và cách xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ.
- Thường xuyên tuyên truyền vào các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời về cách phòng chống TNTT thường gặp như: hóc sặc, đuối nước, điện giật, tai nạn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tai nạn khi chơi đồ chơi.
 
 
Tháng 12/2023 - Sửa chữa các đồ dùng vật dụng, đèn…..cho các phòng học.
-  Kiểm tra thiết bị phòng, chữa cháy tại trường.
- Cân đo đợt 2 cho trẻ
- Tuyên truyền nghiêm cấm trẻ không được mang các vật sắc nhọn đến lớp.
- Trong các hoạt động của trẻ luôn có giáo viên quản cháu an toàn, không để xảy ra tình trạng cắn, cấu, ..lẫn nhau
- Tuyên truyền về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra các đồ chơi ngoài trời.
 
Tháng 1, 2/2024 - Kiểm tra vệ sinh, lau chùi đồ dùng đồ chơi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, thông thoáng phòng lớp.
- Khám sức khỏe lần 2 cho trẻ
- Tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục trẻ qua các trò chơi, chơi an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
-  Tuyên truyền phòng tránh các nguy cơ trẻ hay gặp trong dịp tết.
 
Tháng 3/2024 -  Kiểm tra thiết bị phòng, chữa cháy tại trường.
- Cân đo đợt 3 cho trẻ
- Viết bài tuyên truyền về trường học an toàn
- Kiểm tra vệ sinh môi trường
- Kiểm tra tu sửa đồ chơi ngoài trời.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục cho học sinh, giáo viên, nhân viên của trường những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ về cách phòng chống tai nạn thương tích.
 
Tháng 4/2024 -  Kiểm tra vệ sinh ATTP
- Yêu cầu các lớp có tranh truyên truyền về an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
-  Giáo viên giáo phải bao quát trẻ trong mọi lúc mọi nơi trẻ hoạt động.
- Vệ sinh đồ dùng đồ chơi vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,
 
Tháng 5/2024 -  Kiểm tra thiết bị phòng, chữa cháy tại trường.
- Tuyên truyền về bệnh dịch mùa trong dịp hè: tay chân miệng, bệnh sởi, viêm não, sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị, đau mắt…
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh phòng chống TNTT xảy ra trong dịp hè như: đuối nước, ngã, say nắng, say nóng....
-  Kiểm tra vệ sinh ATTP, VS môi trường, lớp học
-  Báo cáo tổng kết.
 

Trên đây là kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
 thương tích trong trường học”, năm học 2023 - 2024 của trường Mẫu giáo Sao Biển.
                                                                                                
Nơi nhận:                                                                            TM. BAN CHỈ ĐẠO                                                     
- CB,GV,NV;                                                                             TRƯỞNG BAN                                            
- Y tế trường;
- Lưu VT./.

                                                                                           

                                                                                Lê Thị Hồng Trinh



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây