Học tập Bác Hồ

Kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng thừa cần, béo phì năm học 2024-2025 của trường MG Sao Biển

Thứ năm - 10/10/2024 23:14
- Truyền thông hiệu quả các biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ mẫu giáo.
- Phát hiện sớm các trẻ em bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì trong trường học.
- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì trong nhà trường.
- Bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ.
- Nhận biết suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ.
- Cách phòng, tránh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ.
UBND HUYỆN NÚI THÀNH         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG SAO BIỂN             Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
       
   

Số:  32 /KH-MGSB                           Tam Hải, ngày 24 tháng 9 năm 2024


KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG – THỪA CÂN -BÉO PHÌ
NĂM HỌC 2024 -2025
 
 

Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT – BGGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 ban hành Điều lệ trường Mầm non .
          Căn cứ Thông tư số 45/2021/TT – BGDĐT của BGDĐT ban hành quy định  về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.
Căn cứ vào chỉ tiêu về tăng cường công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đã đề ra trong nhiệm vụ năm học 2024 -2025của trường Mẫu giáo sao Biển;      
Căn cứ tình hình thực tế cân đo trẻ lần 1, trường MG Sao Biển đề ra kế hoạch phòng chống trẻ SDD năm học 2024– 2025 như sau:
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
          Năm học 2024 -2025, trường MG Sao Biển có 8 lớp ( 4 lớp MGL, 3 lớp MGN, 1 lớp MGB ), với 187 trẻ.
- Số trẻ cân đo: 187/187, tỷ lệ: 100%
+ Cân nặng bình thường: 176/187, tỷ lệ: 94,12%
+ Chiều cao bình thường: 182/187, tỷ lệ: 97,33%
+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5/187, tỷ lệ: 2,68%
+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 5/187, tỷ lệ: 2,68%
- Thừa cân: 3/187, tỷ lệ: 1,6%
- Béo phì: 3/187, tỷ lệ: 1,6%.
- Tỉ lệ chung toàn trường: 171/187, tỉ lệ 91,44%
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Truyền thông hiệu quả các biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ mẫu giáo.
- Phát hiện sớm các trẻ em bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì trong trường học.
- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì trong nhà trường.
- Bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ.
- Nhận biết suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ.
- Cách phòng, tránh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ.
II.CHỈ TIÊU, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP:
1.Chỉ tiêu:
     - Phấn đấu cuối năm học > 95% trẻ toàn trường đạt kênh bình thường.
     - Phấn đấu giảm hẵn tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 2%, và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì dưới 1%, không có trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm.
    2. Phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, thấp còi:
     - Thành lập ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì,thấp còi, tăng cường kiểm tra suy dinh dưỡng thừa cân béo phì, thấp còi ở các lớp.
     - Tổ chức nuôi dưỡng cháu suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, thấp còi hợp lý.
     - Vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa ( có đường và không đường)
     - Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ theo định lượng qui định.
     - Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt một ngày đối với trẻ SDD, TC, BP, Tcòi.
    3. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phòng trị suy dinh dưỡng:
     a. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:
     - Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
    - Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ ….
     - Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hoá, dân trí.
    b. Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng:
    - Không lên cân, hoặc giảm cân.
    - Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
    - Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
    - Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
    - Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hoá: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
    - Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.
     c. Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng:
      * Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng:
   - Ưu tiên các thức ăn có chứa nhiều chất đạm theo ô vuông thức ăn: thịt, trứng.
   - Phối hợp với gia đình cho trẻ ăn đủ bữa, phù hợp theo độ tuổi, nên chia thành nhiều bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng, chú ý bổ sung dầu, mỡ trong các bữa ăn.
   - Thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
   - Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi: phối hợp phụ huynh cho trẻ:
          + Ăn nhiều rau xanh và các loại quả chín để giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng cân..
          + Cho trẻ uống các loại sữa tăng trưởng chiều cao, tăng cân.
+ Ăn uống phải hợp lý về thời gian, không nên cho trẻ tự do ăn uống.      + Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi, tắm nắng đúng cách và không thức khuya, ngủ đủ, ngủ sâu giấc là rất cần thiết để trẻ có sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng tốt.
* Bổ sung Vitamin và muối khoáng: ngoài chế độ ăn, cần bổ sung thêm cho trẻ một số loại vitamin và muối khoáng:
    - Các loại vitamin tổng hợp.
    - Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
    - Men tiêu hoá (nhưng dùng phải theo qui định của thầy thuốc)
   d. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng:
    - Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
    - Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.
4.Các biện pháp phòng, chống thừa cân, béo phì:
    a. Một số biện pháp về phòng chống thừa cân, béo phì tại trường là giúp trẻ giảm cân hợp lý, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
   - Tập cho trẻ vận động vừa sức, cho trẻ tập thể dục chơi các loại trò chơi giúp tăng chiều cao. Tăng cường cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi, khuyến khích trẻ vận động trong các giờ hoạt động ngoài trời.
   -  Lao động trực nhật vừa sức: Đây là loại hình lao động trẻ thích thú nhất, trẻ rất vui khi được cô giao nhiệm vụ.
    b. Chế độ ăn của trẻ thừa cân, béo phì:
     - Giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn.
     - Cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều trái cây( trẻ có cảm giác no nhưng nhanh đói, bù lại trẻ sẽ được cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe).
     - Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).
     - Khi chế biến món ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán.
    - Cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
   - Tăng cường ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ, vitamin cho trẻ. Ăn nhiều rau trẻ sẽ giảm được thức ăn giàu bột và chất béo.
* Giáo viên chú ý giáo dục cho trẻ một số kiến thức cơ bản, để trẻ có thể tự phòng chống, thừa cân, béo phì (không ăn nhiều bánh, kẹo, ăn nhiều rau, trái cây, tích cực vận động vừa sức, nhai kỹ khi ăn, không xem ti vi nhiều…) Trẻ thừa cân, béo phì nếu không tích cực chữa trị sẽ trở thành người lớn béo phì. Béo phì là bệnh khó chữa nhưng nếu được quan tâm đúng mức, nhất là có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, chắc chắn sẽ thành công. Trẻ sẽ khỏe mạnh, hạnh phúc trong vòng tay của cô giáo và ba mẹ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập ban chỉ đạo phòng, chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì:
    - Bà Lê Thị Hồng Trinh – Hiệu trưởng: Trưởng ban
    - Bà Phạm Thị Thu Nga – Nhân viê Y tế: Phó ban
    - Bà Trần Thị Trà My – Phó hiệu trưởng, phụ trách CSND: Thành viên
    - Bà Phạm Thị Thu Chang – Phó hiệu trưởng – CTCĐ: Thành viên.
    - Ông Phạm Hữu Thành – Hội trưởng hội CMHS: Thành viên
    - Bà Ngô Thị Quyền – TTCM MGL: Thành viên – Thư ký.
    - Bà Lê Thị Hà Tiên – TTCM MGN: Thành viên.
2.Phân công nhiệm vụ:
    - Hiệu trưởng – Trưởng ban: Xây dựng kế hoạch,chỉ đạo chung.
    - Phó hiệu trưởng (PT CSND): lập kế hoạch chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
 - Các thành viên BCĐ: Tăng cường công tác tuyên truyền với phụ huynh;thường xuyên làm tốt công tác VSATTP, tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ; cân đo đánh giá tình trạng, thể lực của trẻ hàng tháng; nắm bắt thông tin để chấn chỉnh khẩu phần ăn và vận động hợp lý.
 - Phấn đấu cải thiện dần tình trạng sức khoẻ cho trẻ; giảm tỉ lệ SDD, TC, BP cho trẻ theo qui định (giảm hẵn trẻ SDD thể NC, trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 2%; Khống chế trẻ TC – BP dưới 1%)
- Cán bộ y tế phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan tiến hành khảo sát lập danh sách trẻ bị SDD – TC -BP để theo dõi và thực hiện tốt, phòng, suy dinh dưỡng, thừa cân, thấp còi, béo phì.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC HIỆN GHI CHÚ
Tháng 09/2024 - Khảo sát tình hình sức khỏe trẻ toàn trường; Thống kê số lượng trẻ có dấu hiệu SDD-BP ở các lớp.
- Đề xuất lên BGH nhà trường bổ sung thêm CSVC, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ.
- Thực hiện kế hoạch của nhà trường phối hợp tổ chức kiểm tra sức khỏe đầu năm cho trẻ.
- Phân loại sức khỏe; Lập danh sách trẻ SDD - TC-BP - TCòi các độ tuổi trong nhà trường năm học 2024 - 2025.
- Phối hợp với GV các lớp có trẻ SDD- TC -BP – T Còi đề ra các biện pháp phòng chống SDD- TC –BP – T Còi cho trẻ theo sự chỉ đạo của nhà trường.
 
Tháng 10/2024 - Phối hợp kiểm tra đồ dùng cá nhân phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe trẻ theo kế hoạch của trường, đặc biệt các lớp có trẻ bị SDD - TC-BP – T Còi
- Phối hợp với nhà trường và giáo viên các lớp tuyên truyền cho phụ huynh cách phòng chống SDD- TC –BP – T Còi  cho trẻ trong độ tuổi mầm non.
- Tổng hợp số liệu cân đo trẻ SDD- TC –BP – T Còi ở các lớp để theo dõi, đánh giá  tình hình SK của trẻ trong tháng; Phối hợp với giáo viên và phụ huynh đẩy mạnh các biện pháp CSND hợp lý đối với trẻ SDD- TC –BP – T Còi theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
 
Tháng 11/2024 - Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, đánh giá tình hình trẻ SDD-BP ở các khối lớp qua cân đo hàng tháng.
- Tích cực phối hợp với nhà trường và các khối tổ thực hiện các biện pháp CS-ND phòng chống SDD-BP cho trẻ.
 
Tháng 12/2024 - Theo dõi số liệu cân đo trẻ ở các lớp, phát hiện những trẻ có nguy cơ SDD-BP mới; Lập danh sách trình lên BGH nhà trường có biện pháp phù hợp phòng chống SDD-BP cho trẻ..
- Đánh giá kết quả học kỳ I năm học 2024 - 2025 về phòng chống SDD-BP cho trẻ trong nhà trường.
 
Tháng 01/2025 - Thực hiện việc theo dõi, đánh giá tình hình trẻ SDD-BP ở các khối lớp qua cân đo hàng tháng theo kế hoạch.
- Tiếp tục phối hợp với giáo viên các lớp làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh về PCDB theo mùa; tầm quan trọng của việc phòng chống và CSND trẻ SDD-BP.
 
Tháng 02/2025 - Thực hiện việc theo dõi, đánh giá tình hình trẻ SDD-BP ở các khối lớp qua cân đo hàng tháng theo kế hoạch.
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ SDD-BP theo chỉ đạo của nhà trường.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ SDD-BP
 
Tháng 03/2025 - Phối hợp tổ chức khám sức khỏe đợt 2 cho trẻ toàn trường; Chú  trọng những trẻ bị SDD-BP ở các khối lớp.
- Thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình trẻ SDD-BP ở các khối lớp qua cân đo hàng tháng theo kế hoạch.
- Phối hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc – nuôi dưỡng hợp lý đối với trẻ SDD-BP theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
- Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh phòng chống SDD-BP cho trẻ.
 
Tháng 04/2025 - Tiếp tục thực hiện việc theo dõi, đánh giá tình hình trẻ SDD-BP ở các khối lớp qua cân đo hàng tháng theo kế hoạch.
- Phối hợp giáo viên ở các khối lớp đẩy mạnh các biện pháp phòng chống SDD-BP cho trẻ.
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền với phụ huynh phòng chống SDD-BP cho trẻ độ tuổi MG.
 
Tháng 05/2025 - Tiếp tục phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống SDD-BPcho trẻ.
- Tổng hợp số liệu cân đo, biểu đồ theo dõi sức khỏe trẻ ở các khối lớp; Phối hợp đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ.
- Đánh giá kết quả công tác phòng chống trẻ SDD-BP trong năm học 2024 – 2025.
 
Tháng 6&7/2025 - Tiếp tục phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống SDD-BP cho trẻ theo kế hoạch của nhà trường (nếu trẻ có tham gia học trong thời gian hè).
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền với phụ huynh phòng chống SDD-BP cho trẻ độ tuổi mẫu giáo.
 
   
Trên đây là kế hoạch thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, thấp còi của trường mẫu giáo sao Biển năm học 2024 – 2025, đề nghị CBGVNV trường mẫu giáo Sao Biển nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
  • Các tổ chuyên môn (để thực hiện)     
  • Ban đại diện CMHS(để phối hợp)                     PHÓ HIỆU TRƯỞNG
  • Lưu hồ sơ
                                                                         
                                                                                         Trần Thị Trà My
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây