Học tập Bác Hồ
Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
         Mở đầu: 
         Công tác phối hợp giữ vai trò quan trọng trong việc NDCSGD trẻ, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non thì không thể thiếu được sự hổ trợ của cha mẹ trẻ, chính quyền địa phương.Vì vậy, trong nhiều năm qua nhà trường đã phối hợp tốt với BĐDCMT. Đồng thời, nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đầu tư, nâng cấp sửa chữa và xây dựng CSVC để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển, làm tốt công tác XHHGD, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, BĐDCMT để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện phù hợp với truyền thống của địa phương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ trẻ đã xác định được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường, biết cách nuôi con theo khoa học.. BĐDCMT các lớp của nhà trường được thành lập và thực hiện có kế hoạch, phối hợp hiệu quả với Ban giám hiệu và giáo viên phụ trách các lớp hướng dẫn, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về giáo dục đến cha mẹ trẻ nhằm nâng cao trách nhiệm NDCSGD trẻ, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Cụ thể là nhà trường đã và đang xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thân thiện, trẻ tích cực đến trường.
          Với kết quả đạt được trong những năm qua, nhà trường không dừng lại mà
tiếp tục đẩy mạnh công tác XHHGD ở nhiều lĩnh vực. Từ đó đã tạo nên sự gắn kết thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ NDCSGD trẻ. 
          Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ
          Mức 1
           a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
          b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học; 
          c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
          Mức 2 
          Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
          Mức 3
          Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1
           a) Hằng năm, vào đầu năm học nhà trường tổ chức hội nghị cha mẹ trẻ ở lớp và bầu ra BĐDCMT số lượng là 2 người/lớp, trong đó gồm 1 trưởng ban, 1 thành viên. Trên cơ sở này, nhà trường đã phối hợp và tiến hành tổ chức họp các trưởng, phó ban của các lớp để bầu ra BĐDCMT của trường từ 5-7 người gồm 01 trưởng ban, 01 phó ban và các thành viên. BĐDCMT hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [H20-4.1-01].
           b) Trong những năm qua, BĐDCMT của trường đã xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm và đã xây dựng được kế hoạch hoạt động của BĐDCMT một cách cụ thể đúng theo Điều lệ và sát với tình hình thực tế của nhà trường. Kế hoạch hoạt động của BĐDCMT được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường và Điều lệ của BĐDCMT do Bộ GDĐT ban hành [H20-4.1-02].
           c) Hằng năm, BĐDCMT đã tổ chức họp đúng theo quy định của Điều lệ 3 lần/năm, vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học để triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động trong năm học, phối hợp với cha mẹ trẻ có biện pháp NDCSGD trẻ phù hợp. Trong các cuộc họp đó, Ban giám hiệu nhà trường đã cùng BĐDCMT giải quyết các kiến nghị của cha mẹ trẻ, góp ý kiến cho hoạt động của BĐDCMT nhằm thúc đẩy hoạt động của Ban đại diện [H20-4.1-03]; [H20-4.1-04].
           Cuối mỗi năm học BĐDCMT tổ chức họp báo cáo tổng kết đánh giá cụ thể trước toàn thể cha mẹ trẻ về hoạt động trong thời gian qua và có ý kiến đề xuất với
 nhà trường để có kế hoạch cho năm học tiếp theo [H20-4.1-05]. 
          Mức 2
           BĐDCMT phối hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm
 học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường về công tác NDCSGD được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của BĐDCMT. Phối hợp với nhà trường tổ chức các hội thi, các hoạt động ngoại khóa như thăm Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2, tượng đài Mẹ Thứ, khu chứng tích Sơn Mỹ, tổ chức tiệc Buffet cho trẻ, phòng chống các dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covid-19. Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến, thông tin của cha mẹ trẻ để kịp thời phản ánh, trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường có biện pháp giải quyết kịp thời. BĐDCMT cùng với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền chủ trương, chính sách về GDMN, về quy tắc ứng xử văn hóa trong giao tiếp của cha mẹ trẻ đối với CBGVNV. Nhà trường thường xuyên thực hiện tốt Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đến phụ huynh, cộng đồng [H20-4.1-06].
          BĐDCMT đã phối hợp với nhà trường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, hướng dẫn cha mẹ trẻ về công tác NDCSGD trẻ bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ, thông qua họp cha mẹ trẻ, trao đổi trực tiếp, qua hòm thư, bảng tuyên truyền của trường, của lớp để phổ biến công khai các văn bản quản lý giáo dục có liên quan đến cha mẹ trẻ, các chương trình hoạt động giáo dục trẻ, các kiến thức NDCSGD trẻ, cách phòng tránh các dịch bệnh, hướng dẫn cha mẹ trẻ phối hợp NDCSGD trẻ và vận động tham gia vào các hoạt động lễ hội trong năm. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ trong việc phối hợp NDCSGD trẻ có nhưng chưa nhiều; góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú, hình thức chưa bắt mắt nên ít thu hút sự chú ý và quan tâm của phụ huynh.
          Mức 3
           Hằng năm, BĐDCMT phối hợp có hiệu quả với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học. BĐDCMT phối hợp với nhà trường thực hiện tốt các hoạt động như tổ chức các ngày lễ, ngày hội: Ngày hội đến trường của bé, Vui Trung Thu cho bé, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ hội Mùa Xuân, ngày 8/3, ngày bế giảng năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ BĐDCMT [H20-4.1- 07].
          2. Điểm mạnh
           Nhà trường có đầy đủ các thành phần BĐDCMT của lớp, của trường. BĐ DCMT hoạt động theo đúng quy định. Ban thường trực hội cha mẹ trẻ hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng và phát triển nhà trường. 
          3. Điểm yếu
          Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ trong việc phối hợp NDCSGD
trẻ có nhưng chưa nhiều; góc tuyên truyền ở một số lớp nội dung chưa phong phú, hình thức chưa bắt mắt nên ít thu hút sự chú ý và quan tâm của phụ huynh.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo nhà trường chỉ đạo các lớp đầu tư xây dựng góc tuyên truyền với nội dung mới lạ, hình ảnh đa dạng phong phú, hình thức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của cha mẹ trẻ. Duy trì sự hoạt động có hiệu quả của BĐDCMT của trường, lớp. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa BĐDCMT từng lớp, với BĐDCMT của trường. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ trẻ. Nhà trường phối hợp với cha mẹ trẻ đẩy mạnh công tác NDCSGD trẻ có hiệu quả.
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3. 
          Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường.
          Mức 1
           a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
           b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
           c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
          Mức 2 
          a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
           b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
          Mức 3
          Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
          1. Mô tả hiện trạng
          Mức 1 
           a) Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND xã, để xây dựng kế hoạch, đề ra các Nghị quyết nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với thực tế của tình hình địa phương [H1-1.1-05]. 
           b) Trong 5 năm qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: Thông qua các cuộc họp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, qua các bài tuyên truyền, các góc tuyên truyền của lớp và của nhà trường, qua trao đổi giữa cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ, qua đài truyền thanh của xã, trang Website của nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường [H21-4.2-02].  
          c) Ngoài nguồn kinh phí của UBND huyện đầu tư mua sắm, sửa chữa CSVC, hằng năm nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương và cha mẹ trẻ để huy động các nguồn lực cho nhà trường như mua sắm dụng cụ bán trú với số tiền 11.781.000đ, vận động sự tài trợ của các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội, ban ngành, đoàn thể trong xã để huy động các nguồn lực hỗ trợ sự kiện, lễ hội của nhà trường, tặng quà cho các trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong ngày Hội đến trường, trung thu, dịp tết nguyên đán, tổng kết năm học [H6-1.6-06]; [H21-4.2-03]. Tuy có đạt được những kết quả nêu trên, nhưng qua đây cũng cho thấy việc thực hiện xã hội hóa chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ cha mẹ trẻ, chính quyền tại địa phương là chủ yếu. Công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
          Mức 2
           a) Vào đầu mỗi năm học nhà trường luôn chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để có thể xây dựng kế hoạch, tờ trình, nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược để các cấp, ngành tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng nhà trường và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác NDCSGD trẻ [H21-4.2-04].
           b) Nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương như: Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, BĐDCMT, Công đoàn cơ sở nhà trường và Chi đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương như: Ngày Hội đến trường của bé, tết Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, tham quan Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam,  tượng đài Mẹ Thứ, khu chứng tích Sơn Mỹ, trường Tiểu Học, lễ hội Mùa Xuân, ngày bế giảng năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi, tổ chức tiệc Buffet cho trẻ [H21-4.2-05]. 
          Mức 3
           Nhà trường tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND xã và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo dục, nhà trường cùng với BĐDCMT phối kết hợp tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đội ngũ CBQL nhà giáo thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, trang phục làm việc của giáo viên đảm bảo mẫu mực. Nhà trường từng bước xây dựng, hoàn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong học tập, chủ động tham gia các hoạt động, rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách, đạo đức lối sống văn hóa cho trẻ em. Khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, CSVC, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường giáo dục. Hằng năm nhà trường được Ủy ban nhân dân huyện công nhận là “Cơ quan văn hóa” [H21-4.2-06].
          2. Điểm mạnh
           Trường chủ động làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, phối hợp có
hiệu quả với chính quyền địa phương, BĐDCMT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. BĐDCMT năng nổ nhiệt tình, luôn có những ý kiến đóng góp để xây dựng và phát triển nhà trường
          3. Điểm yếu
           Việc thực hiện xã hội hóa chỉ dựa vào nguồn kinh phí từ cha mẹ trẻ, chính quyền tại địa phương là chủ yếu. Công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
           Trong năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong xã, phát huy hiệu quả của môi trường giáo dục an toàn, cảnh quang xanh - sạch - đẹp của nhà trường, đồng thời tham mưu kịp thời với các cấp chính quyền trong việc bổ sung kinh phí và xây dựng CSVC cho nhà trường.
Về công tác tham mưu nhà trường trực tiếp tham mưu và tuyên truyền sâu rộng công tác XHHGD tới các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm huy động thêm các nguồn lực để bổ sung, xây dựng CSVC cho nhà trường.Cụ thể bằng các giải pháp sau:
- Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền
- Thứ hai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác XHHGD để góp phầnxây dựng và phát triển nhà trường
- Thứ ba: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các đơn vị đóng chân trên địa bàn, các doanh nghiệp
- Thứ tư: Kết nối huy động nguồn XHHGD ngoài tỉnh
- Thứ năm: Quản lý, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn hỗ trợ
          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3. 
          Kết luận về Tiêu chuẩn 4:
          Kết quả đạt được như trên là nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua đó BĐDCMT đã có kế hoạch cụ thể phân công từng công việc cho từng thành viên trong ban hỗ trợ về chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, giáo viên có thể trao đổi một số kinh nghiệm cho phụ huynh biết để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng phát triển tốt.
           Nhà trường thực hiện tốt Quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT. Các biểu bảng tuyên truyền được thiết kế đa dạng về nội dung, hình thức, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. BĐDCMT các lớp, nhà trường hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. CBGVNV thực hiện tốt việc tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ đạt hiệu quả.
           Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với UBND huyện, chính quyền địa phương đầu tư CSVC, mua sắm bổ sung trang thiết bị, ĐDĐC cho nhà trường với tổng kinh phí trong 5 năm học qua gần 3,5 tỷ đồng, và xây dựng cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh nhằm phục vụ tốt các hoạt động của trẻ. Phối hợp tốt với các đoàn thể tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, công tác vận động xã hội hóa của nhà trường đối với các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn chưa đạt hiệu quả cao.
            Thống kê
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 1:                            2/2
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 2:                            2/2
        - Tổng số tiêu chí đạt Mức 3:                            2/2
 
fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây