Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Mở đầu:
Trong 5 năm qua, Trường Mẫu Sao Biển luôn có đủ số lượng CBGVNV theo quy định. Năm học 2023-2024, nhà trường có tổng số 27 CBGVNV (trong đó CBQL: 03 người, giáo viên 16 người, nhân viên: 7 người). Đội ngũ CBQL đều đạt các yêu cầu theo quy định Điều lệ trường mầm non, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, chuẩn mực, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, được giáo viên, nhân viên tín nhiệm, có đủ năng lực để quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường.
Cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hằng năm, nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Công văn số 5568/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT, tổ chức đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Công văn số 5569/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ GDĐT đều được xếp loại khá trở lên.
Tất cả CBGVNV thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Mức 1
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường có Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định tại điều lệ trường Mầm non. Năm học 2019 – 2020 đến nay, cô Ngô Thị Bích Ngọc chuyển công tác sang trường Tiểu học Trần Phú và thay cô Lê Thị Hồng Trinh làm hiệu trưởng nhà trường. Cô Lê Thị Hồng Trinh có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non 19 năm, trong đó có 7 năm trực tiếp giảng dạy, 8 năm là phó hiệu trưởng và 4 năm làm hiệu trưởng trường Mẫu giáo Sao Biển.
Phó hiệu trưởng 1 là cô Trần Thị Trà My có thời gian công tác liên tục 27 năm trong ngành giáo dục mầm non, trong đó có 8 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, 19 năm làm công tác quản lý (có 2 năm làm phó hiệu trưởng tại Trường Mẫu giáo Bình Minh và 17 năm làm phó hiệu trưởng tại Trường Mẫu giáo Sao Biển).
Phó hiệu trưởng 2 là cô Phạm Thị Thu Chang có thời gian công tác liên tục là 17 năm trong ngành giáo dục mầm non, trong đó có 13 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, 4 năm làm công tác quản lý.
Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đều có trình độ Đại học sư phạm mầm non; đều đã tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giáo dục; luôn có uy tín về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường tốt và có sức khỏe tốt để công tác. [H11-2.1-01].
b) Hằng năm, Năm học 2019 – 2020 xếp loại Tốt 1 người( Tỉ lệ: 33,33%), Khá 2 người (Tỉ lệ: 66,67%); Năm học 2020 -2021 xếp loại Tốt 1 người( Tỉ lệ: 33,33%) Khá 2 người (Tỉ lệ: 66,67% ). [H11-2.1-02]. Năm học 2022 -2023 xếp loại Tốt 3 người( Tỉ lệ: 100%) [H11-2.1-02].
c) Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng nhà trường luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, có khả năng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Hằng năm CBQL của nhà trường tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, giáo dục như: Tập huấn về ứng dụng CNTT, phần mềm thống kê Pmis, phần mềm Emis, phổ cập giáo dục, phần mềm dinh dưỡng và truy cập trang web. Tất cả CBQL đều hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định. [H11-2.1-03]. Tuy nhiên, việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
Mức 2
a) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
b) Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng hằng năm đều được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị do Huyện ủy, UBND và Phòng GDĐT huyện Núi Thành tổ chức; Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đều có bằng trung cấp lý luận chính trị, đồng thời trong quá trình lãnh đạo nhà trường luôn được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm cao và được cấp trên khen tặng. [H11-2.1-04].
Mức 3
Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
2. Điểm mạnh
CBQL nhà trường đều có trình độ Đại học Sư phạm mầm non, đều đã qua lớp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý giáo dục, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý tốt, tổ chức điều hành bộ máy CBGVNV, luôn năng động, nhạy bén, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, CBQL của nhà trường được tập thể tín nhiệm cao và đều đánh giá xếp loại xuất sắc, tốt, khá.
3. Điểm yếu
Việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý của CBQL nhà trường đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2024 – 2025 và những năm tiếp theo, CBQL nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý có hiệu quả, phát huy năng lực quản lý năng động, sáng tạo, mạnh dạn thay đổi, tạo sự bứt phá để lãnh đạo điều hành nhà trường ngày càng phát triển.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Hằng năm, nhà trường đều bố trí giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện tốt nội dung Chương trình giáo dục mầm non theo quy định. Năm học 2019 - 2020 đến nay trường có 16 giáo viên và 8 lớp mẫu giáo. Nhà trường phân công lao động căn cứ theo Điều lệ trường Mầm non Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư số 52/2020/TT – BGDĐT ngày 31/12//2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN Công lập, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên phát huy năng lực, sở trường và sức cống hiến trong công tác NDCSGD trẻ tại các lớp: Năm học 2019 -2020: có 16 giáo viên/8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) ; Năm học 2020 -2021: có 16 giáo viên/ 8 lớp (Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp); Năm học 2021 -2022: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp); Năm học 2022 – 2023: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) Năm học 2023 – 2024: có 16 giáo viên/ 8 lớp ( Tỉ lệ 2 giáo viên/ 1 lớp) [H12-2.2-01]; [H12-2.2-02
b) Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Có 16/16 giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, tỷ lệ 100%. Số giáo viên có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn là 16/16, đạt tỷ lệ 100%. Năm học 2019 -2020: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%). Trong đó có 14/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 87,5%); Năm học 2020 -2021: 16/16 giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%). Trong đó có 14/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 87,5%); Năm học 2021 -2022: 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%); Năm học 2022 -2023: có 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%) Năm học 2023 -2024: có 16/16 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo (Tỉ lệ 100%); [H12-2.2-03].
c) Thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Hằng năm, 100% giáo viên của nhà trường được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Năm học 2019 - 2020: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2020 - 2021: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2021 - 2022: Tốt: 16 cô (tỉ lệ 100%); Năm học 2022 - 2023: Tốt 16 cô (tỉ lệ 100%), Năm học 2023 - 2024: Tốt 16 cô (tỉ lệ 100%)[H12-2.2-04]; [H12-2.2-05].
Mức 2
a) Trong 5 năm qua, nhà trường luôn tích cực vận động và tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học nâng chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn, học tin học, để ứng dụng vào công tác giảng dạy. Nhà trường có 16/16 giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, tỷ lệ 100%. so với năm học 2019 - 2020 số giáo viên nâng chuẩn lên Đại học sư phạm mầm non tăng 2 giáo viên, tỷ lệ 12, 5%. [H12-2.2-03]. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
b) Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
c) Nhà trường có đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, tận tụy với công việc; thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo; tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết trong nội bộ nên trong 5 năm qua nhà trường không có giáo viên bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào.
Mức 3
a) Đã mô tả tại chỉ báo b Mức 1.
b) Đã mô tả tại chỉ báo c Mức 1.
2. Điểm mạnh
Đội ngủ giáo viên đủ về số lượng theo quy định, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Cơ cấu giáo viên hợp lý, đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định. 100% giáo viên được đánh đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và xếp loại tốt trở lên.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Trong 5 năm không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3. Điểm yếu
Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2023 – 2024 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì ổn định về cơ cấu đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn hạn chế về ứng dụng CNTT và bố trí giáo viên lớn tuổi cùng với giáo viên trẻ có khả năng ứng dụng CNTT tốt trong công tác NDCSGD trẻ, chủ yếu đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cũng như các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tổ, dự giờ thăm lớp, thao giảng do giáo viên tự chọn, dựa vào tình hình thực tế của tổ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tập trung vào chủ đề năm học của nhà trường. Tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, phấn đấu học tập để ngày càng tiến bộ.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
Mức 1
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1
a) Nhà trường có đầy đủ nhân viên theo Thông tư 06/2015/TTLT - BGDĐT - BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định: Từ năm học 2018 – 2019 đến nay: Nhà trường có 07 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 01 văn thư kiêm nhân viên y tế, 01 nhân viên bảo vệ, 04 nhân viên nấu ăn)[H13-2.3-01].
b) Đội ngũ nhân viên của nhà trường được phân công và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao theo sự phân công của hiệu trưởng. Nhân viên kế toán tham mưu về công tác quản lý tài chính, tài sản của đơn vị, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính. Nhân viên bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản, CSVC, bảo vệ an ninh, trật tự của nhà trường. Nhân viên nấu ăn thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp nhận thực phẩm, sơ và chế biến thức ăn hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phân chia thức ăn cho trẻ hợp lý. Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ, tuyên truyền về phòng chống các loại dịch bệnh trong nhà trường. Nhân viên văn thư thực hiện việc lưu trữ công văn đi, công văn đến của nhà trường, thực hiện các báo cáo thống kê trong nhà trường [H13-2.3-02]. Tuy nhiên, nhà trường có đến 2 điểm trường nhưng chỉ có một nhân viên văn thư kiêm y tế nên công tác y tế học đường ở cơ sở lẻ quán xuyến chưa tốt bằng cơ sở chính.
c) Đội ngũ nhân viên nhà trường trong 5 năm qua luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chế độ lương thưởng, chính sách của CBGVNV và trẻ đều đảm bảo. Các hoạt động của nhà trường đều thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, mất mát tài sản trong nhà trường. Các thông tin hai chiều đều cập nhật kịp thời. Hằng năm, các nhân viên của nhà trường đều được đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [H13-2.3-03].
Mức 2
a) Đã mô tả tại chỉ báo a Mức 1.
b) Trong 5 năm qua, đội ngũ nhân viên nhà trường đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, đoàn kết tương thân tương ái hỗ trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo sự phân công của hiệu trưởng, được tập thể tín nhiệm, cấp trên khen tặng. Không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. [H11-2.3-04].
Mức 3
a) Nhân viên nhà trường đạt trình độ chuẩn theo quy định. Nhân viên kế toán có bằng Đại học kế toán, nhân viên văn thư có bằng trung cấp hành chính văn thư lưu trữ, ngoài ra kế toán và văn thư đều có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Từ năm học 2018-2019 đến nay, nhân viên văn thư kiêm nhân viên y tế, có chứng chỉ y tế. 04 nhân viên nấu ăn đều có chứng chỉ nghề nấu ăn, có giấy chứng nhận qua lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm, 01 nhân viên bảo vệ đã qua lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ. Tất cả nhân viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đào tạo gắn với công việc được giao [H12-2.3-05].
b) Hằng năm, đội ngũ nhân viên nhà trường đã phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, luôn có tinh thần tự học, tự rèn. Nhà trường đã tạo điều kiện để nhân viên học tập nâng cao trình độ, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Nhân viên kế toán tập huấn về nghiệp vụ kế toán, phần mềm Misa, nhân viên văn thư tập huấn lưu trữ hồ sơ, phần mềm thống kê emis, nhân viên bảo vệ tập huấn về an ninh trật tự trong trường học, nhân viên nấu ăn tập huấn đảm bảo an toàn thực phẩm, chế biến món ăn ngon, hấp dẫn cho trẻ, nhân viên bảo vệ đã được tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy [H13-2.3-06].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định. Nhân viên kế toán, nhân viên y tế, nhân viên nấu ăn, nhân viên bảo vệ có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm. Tất cả nhân viên đều chấp hành theo sự phân công lao động của hiệu trưởng, luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được tập thể tín nhiệm.
3. Điểm yếu
Nhà trường có đến 2 điểm trường nhưng chỉ có một nhân viên y tế nên công tác y tế học đường ở cơ sở lẻ chưa quán xuyến tốt bằng cơ sở chính.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả mà đội ngũ đã đạt được, tạo điều kiện để các nhân viên phát huy năng lực của mình, duy trì tốt nề nếp làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường thêm việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Nhân viên văn thư kiêm nhiệm vụ y tế, nhà trường sẽ phân công lao động, bố trí thời gian hợp lý để công tác y tế trong nhà trường được đảm bảo.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
*Kết luận về tiêu chuẩn 2:
Trường Mẫu giáo Sao Biển có Hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng đảm bảo theo các yêu cầu quy định của Điều lệ trường mầm non. CBQL của nhà trường có đủ năng lực để triển khai các hoạt động NDCSGD trẻ; có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được cấp trên đánh giá cao, được phụ huynh tín nhiệm, tin yêu. Đó là yếu tố cơ bản trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường khoa học đạt hiệu quả cao.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ theo quy định, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn đội ngũ giáo viên tích cực tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, được phụ huynh tin yêu.
Đội ngũ nhân viên trong trường đảm bảo về số lượng, có văn bằng, chứng chỉ, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định, được phân công bố trí phù hợp. Nhiệt tình, năng nổ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Đảm bảo an toàn trong việc chăm sóc trẻ ăn bán trú tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức và Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non hằng năm đạt 100% từ loại khá trở lên. Trong 5 năm qua, nhà trường không có CBGVNV nào bị kỷ luật.
Tuy vậy, đội ngũ CBGVNV của nhà trường vẫn còn một số hạn chế:
Việc giải quyết một số công việc trong công tác quản lý của CBQL nhà trường đôi khi chưa cương quyết. Trong chỉ đạo đôi lúc còn nể nang, chưa thật sự bứt phá sáng tạo trong công tác quản lý.
Việc ứng dụng CNTT trong việc tự xây dựng giáo án điện tử để tổ chức các hoạt động NDCSGD trẻ của một vài giáo viên còn hạn chế.
Nhân viên văn thư phải kiêm y tế học đường.
Để khắc phục những khó khăn này thì trong thời gian tới: Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bố trí thời gian hợp lý cho nhân viên y tế có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các điểm trường.
Thống kê
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 1: 3/3
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 2: 3/3
- Số lượng tiêu chí đạt Mức 3: 3/3