Học tập Bác Hồ

Kế hoạch phục hồi trẻ thừ cân, suy dinh dưỡng, béo phì lần 1 cho trẻ năm học 2024-2025 của trường MG Sao Biển

Thứ năm - 10/10/2024 23:16
- 100% đảm bảo trẻ được chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ, không xảy ra dịch bệnh và tai nạn trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường.
- 100% trẻ được hướng dẫn và có thói quen biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ.
- Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi trong nhà trường.
- Giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì trong nhà trường.
- 100% trẻ được cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2lần/năm
UBND HUYỆN NÚI THÀNH
TRƯỜNG MG SAO BIỂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tư do - Hạnh phúc
 Số: 33/KH - MGSB Tam Hải, ngày 25 tháng 9  năm 2024
 
KẾ HOẠCH
PHỤC HỒI TRẺ SUY DINH DƯỠNG
 KHẮC PHỤC THỪA CÂN, BÉO PHÌ LẦN 1 
NĂM HỌC 2024 - 2025


          Căn cứ Thông tư số 45/2021/TT – BGDĐT của BGDĐT ban hành quy định  về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.
Căn cứ vào chỉ tiêu về tăng cường công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đã đề ra trong nhiệm vụ năm học 2024 -2025 của trường Mẫu giáo sao Biển;     
Căn cứ vào kết quả cân, đo lần 1 vào ngày 20 tháng 9 năm 2024 của trường Mẫu giáo Sao Biển;
Trường Mẫu giáo Sao Biển xây dựng kế hoạch phục hồi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì lần 1, năm học 2024 - 2025 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Núi Thành về công tác phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ trong cơ sở giáo dục Mầm non.
- BGH nhà trường quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng; thừa cân, béo phì cho trẻ.
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện cân, đo theo dõi chăm sóc sức khỏe của trẻ.
- Cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho các cháu.
- Nhà trường nhận được sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh và đa số các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con em.
2. Khó khăn:
- Nhân viên làm công tác y tế kiêm nhiệm, chưa có chuyên môn nên khi thực hiện nhiệm vụ còn gặp khó khăn.
- Một số cha mẹ học sinh nhận thức về kiến thức dinh dưỡng – sức khỏe trẻ còn ở mức độ hạn chế và đời sống kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng về cân nặng và suy dinh dưỡng chiều cao thấp còi ở các lớp còn khá cao.
3. Số lượng học sinh:
          Năm học 2024 -2025, trường MG Sao Biển có 8 lớp ( 4 lớp MGL, 3 lớp MGN, 1 lớp MGB ), với 187 trẻ.
      * Tình hình sức khỏe trẻ đầu năm. Kết quả cân, đo tháng 9/2024
- Số trẻ cân đo: 187/187, tỷ lệ: 100%
+ Cân nặng bình thường: 176/187, tỷ lệ: 94,12%
+ Chiều cao bình thường: 182/187, tỷ lệ: 97,33%
+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5/187, tỷ lệ: 2,68%
+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi: 5/187, tỷ lệ: 2,68%
- Thừa cân: 3/187, tỷ lệ: 1,6%
- Béo phì: 3/187, tỷ lệ: 1,6%.
- Tỉ lệ chung toàn trường: 171/187, tỉ lệ 91,44%
        II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nhiệm vụ trọng tâm.
- 100% đảm bảo trẻ được chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ, không xảy ra dịch bệnh và tai nạn trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường.
- 100% trẻ được hướng dẫn và có thói quen biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ.
- Giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi trong nhà trường.
- Giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì trong nhà trường.
- 100% trẻ được cân đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm.
- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2lần/năm
2. Nhiệm vụ cụ thể.
1. 1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- 100% trẻ được sử dụng nước tinh khiết
- Giáo viên tiếp tục vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường.
- Nhà trường kí hợp đồng thực phẩm với cơ sở đáng tin cậy, chọn thực phẩm tươi ngon, không dập nát.
- Đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày.
- Thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên và theo mùa
- Cân đo vầ chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong toàn trường vào tháng 9,
1, 4
- Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần /năm.
2.2. Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân,  béo phì
- Hàng tháng theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
- Trẻ SDD thể nhẹ cân giảm 02 trẻ (Giảm 1,08% so với đầu năm)
- Trẻ SDD thể thấp còi giảm 1 (Giảm 0,54% so với đầu năm).
- Giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì 2 (Giảm 1,07% so với đầu năm).
a. Tháng 9/2024
* Đối với trẻ thừa cân, béo phì:
- Cho trẻ tập thể dục buổi sáng với những bài tập nhảy nhẹ
- Hoạt động ngoài trời (Chơi tự do: Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi phát
triển vận động như: Nhảy vòng, nhảy dây, bóng rổ …)
- Trong các bữa ăn ở trường khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, củ
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình vượt cân của trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh các chế độ ăn và một số thực phẩm cần thiết cho trẻ thừa cân, béo phì như:
- Nên cho trẻ ăn sữa chua, uống nước cam.
- Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, sữa béo có đường…
* Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi
- Cô cho trẻ ăn nhiều hơn trẻ bình thường, tập thể dục đều dặn
- Cho trẻ tập hít xà đơn, tắm nắng vào buổi sáng sớm nhiều hơn trong những giờ hoạt động ngoài trời.
- Trao đổi với phụ huynh để tăng cường thêm sữa cho trẻ ở trường. Tuyên truyền cho phụ huynh biết các chế độ ăn và bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng, các chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu. Hoặc có thể cho phụ huynh tham khảo và áp dụng một số thực đơn để giúp trẻ phục hồi suy dinh dưỡng tại nhà.
- Nên cho trẻ ăn, ngủ đủ, đúng giờ.
b. Tháng 10/2024
Đối với trẻ thừa cân, béo phì:
- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều cơm, thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm
cung cấp nhiều đạm.
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh như: bí đao, rau cải, rau dềnh…
- Các trẻ béo phì cần tập thể dục ít nhất 1 - 2 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng xong cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì như: lắc vòng, leo thang…
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình vượt cân của trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh các chế độ ăn và một số thực phẩm cần thiết cho trẻ tăng cân, béo phì như:
- Nên cho trẻ uống nước cam, uống sữa không đường tách béo, ăn trái cây chứa nhiều vitamin C.
* Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi:
- Cô cho trẻ ăn nhiều hơn trẻ bình thường, tập thể dục đều dặn.
- Cho trẻ tập hít xà đơn, tắm nắng vào buổi sáng sớm nhiều hơn trong những giờ hoạt động ngoài trời.
- Cho phụ huynh biết trẻ đã tăng cân nhưng cần tăng cường cho trẻ ăn nhiều  chất đạm hơn, thêm sữa cho trẻ ở trường đăc biệt là sữa tăng cân. Tiếp tục duy trì chế độ ăn và bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng, các chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
c. Tháng 11/2024.
*  Đối với trẻ thừa cân, béo phì:
- Các trẻ béo phì cần tập thể dục ít nhất 1 - 2 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng xong cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì như: lắc vòng, leo thang…
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như: bí đao, rau cải, rau xanh…. Không nên cho trẻ ăn nhiều tinh bột như: cơm, khoai, ngũ cốc…
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình vượt cân của trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh các chế độ ăn và một số thực phẩm cần thiết cho trẻ tăng cân, béo phì như:
- Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo sôcôla, uống nước ngọt, sữa béo có đường…
* Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi
- Cho trẻ tập hít xà đơn, tắm nắng vào buổi sáng sớm nhiều hơn trong những giờ hoạt động ngoài trời.
- Ở trường cô quan tâm chăm sóc trẻ hơn, cho trẻ ăn nhiều hơn các trẻ khác. Chú ý tăng thêm chất đạm trong bữa ăn cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh biết trẻ đã tăng cân, tăng chiều cao nhưng cần tăng cường cho trẻ ăn nhiều hơn nữa, thêm lượng sữa cho trẻ ở trường. Tiếp tục duy trì chế độ ăn và bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng, các chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
    d. Tháng 12/2024
   * Đối với trẻ thừa cân, béo phì.
- Cho trẻ ăn ít cơm, thức ăn ít dầu mỡ và các thực phẩm cung cấp nhiều đạm.
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn
- Cho trẻ chơi thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày...
 * Đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi
 - Cho trẻ tập hít xà đơn, tắm nắng vào buổi sáng sớm nhiều hơn trong những giờ hoạt động ngoài trời.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và tăng dần calo.
- Trao đổi với phụ huynh để tăng cường thêm sữa cho trẻ ở trường, ở nhà nên cung cấp thêm các chất đạm và béo trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
         1. Đối với nhà trường
       - Chỉ đạo sát sao công tác ăn bán trú, đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác ăn bán trú. Thành lập mạng lưới tuyên truyền, mạng lưới phòng chống SDD trong nhà trường.
        - Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra giám sát chế độ ăn của trẻ tại trường, thay đổi thực đơn theo tuần, theo mùa đa dạng hóa các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng không nhàm chán tăng cường rau xanh, rau sạch. Thay đổi cách chế biến các món ăn, màu sắc mùi vị, kích thích vị giác thèm ăn của trẻ.
        - Hàng tháng chỉ đạo giáo viên các lớp cân những trẻ bị suy dinh dưỡng để c
ó biện pháp khắc phục kịp thời.
        - Nhà trường tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh biết được hậu quả của việc trẻ bị suy dinh dưỡng.
         - Tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh biết được một số bệnh mà trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc phải.
         - Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc giữ ấm cho trẻ trong mùa đông.
         - Lớp học phải ấm áp về mùa đông, mát mẽ về mùa hè.
         - Thường xuyên kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ.
         - Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng.
         - Phối hợp với phụ huynh để có các biện pháp kế hoạch phục hội suy dinh dưỡng cho trẻ đó là tổ chức thêm bữa phụ cho trẻ SDD.
         2. Đối với giáo viên
         - Theo dõi trẻ đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng hàng ngày.
         - Cô cần động viên, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần ăn và động viên trẻ ăn thêm.
         - Trong lớp học những cháu suy dinh dưỡng cần ngồi lại một bàn khi ăn để cô giáo theo dõi và động viên trẻ ăn.
         - Đối với những trẻ thừa cân, béo phì giáo viên cũng sắp xếp trẻ ngồi riêng 1 bàn để có chế độ ăn riêng cho trẻ, cho trẻ ăn nhiều rau, ăn ít cơm.
         - Kiểm tra theo dõi giấc ng
trưa của trẻ tại trường xem có đảm bảo không.
         - Lớp học phải luôn sạch sẽ, thoàng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, gọn g
àng.
         - Cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
         - Báo cáo kịp thời với BGH và phụ huynh khi có những dấu hiệu bất thường của trẻ như: mệt mõi, ốm, chán ăn, ít ngủ…
         - Tuyên truyền phụ huynh đưa thêm sữa cho trẻ uống thêm ngoài giờ đối với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
         - Tổ chức cho trẻ vận động các bài tập phù hợp.
         3. Đối với nhân viên nuôi dưỡng
         - Thực hiện tốt 10 lời khuyên khi chế biến thức ăn.
     
   - Đảm bảo vệ sinh trong chế biến, tìm tòi có những món ăn phù hợp với trẻ đảm bảo về chất, lượng, màu sắc, thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn, phương pháp chế biến. Đảm bảo vệ sinh ATTP trong lúc chế biến thực phẩm.
         - Chế biên thức ăn hàng ngày cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
         - Thức ăn của trẻ cần được chế biến phù hợp.
         - Sử dụng gia vị trong chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo, phù hợp.
         - Chế biên thức ăn thay đổi theo nhiều hình thức, bắt mắt tạo hứng khỏi cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.

         4. Đối với phụ huynh học sinh
         - Quan tâm đến trẻ nhiều hơn.
         - Tăng năng lượng khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày nếu trẻ không ăn đủ theo nhu cầu bằng cách
:
         + Tăng số bữa ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một bữa.
         + Tăng thức ăn giàu năng lượng: Thêm dầu mỡ vào thức ăn cho trẻ,
dùng các thực phẩm nhiều năng lượng như trứng, sữa…
         - Cho trẻ ăn nhiều sau bị bệnh: Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn thêm những thứ mà trẻ lựa chọn.
         - Cho trẻ t
ắm nắng thường xuyên vào các buổi sáng sớm nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa và hấp thu vitamin D ở da giúp xương rắn chắc, phát triển chiều cao.
         - Cho trẻ tập luyện vận động phù hợp với độ tuổi.
         - Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả.
         - Đối với trẻ thừ
a cân:
         + Ở nhà giảm bớt tinh bột cho trẻ (cơm, mỳ…)
         + Cho trẻ ăn nhiều các món hấp, luộc.
         + Cho trẻ vận động nhẹ sau mỗi bữa ăn.
       
 + Tránh ăn nhiều chất ngọt, dầu mỡ…
Trên đây là kế hoạch Phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, thấp còi của Trường Mẫu giáo Sao Biển  trong năm học 2024-2025. Nhà trường, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, phụ huynh quyết tâm thực hiện tốt để giảm tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, thấp còi xuống mức thấp nhất/
Nơi nhận:                                                                                 PHÓ HIỆU TRƯỞNG
-Các tổ chuyên môn;                                                                                                                                                                               
-Lưu: VT                                                                                 
                                                                                                 Trần Thị Trà My                                                                                                         
                                                                         















 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây