Học tập Bác Hồ

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ

Thứ tư - 05/06/2019 00:59
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ
Tháng 05. Năm học 2018 -2019

I. MỤC TIÊU
- Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ. Tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng trong nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho GV, PHHS, trẻ về tác hại của bệnh thường gặp và các biện pháp phòng tránh.
- Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
- Hạn chế thấp nhất số trường hợp mới mắc.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung.
- Tuyên truyền sâu rộng trong CBGVNV, phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly, giám sát, khử trùng tại nơi ở và nơi học tập, vui chơi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học và đến tận phụ huynh. Thường xuyên theo dõi số học sinh nghỉ ốm: tìm hiểu lý do nghỉ ốm, các triệu chứng của bệnh trong thời gian xảy ra dịch.
- Thường xuyên giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.
- Hướng dẫn khử trùng bằng hóa chất Chloramin B tại các lớp học và bếp ăn.
- Phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.
2. Tổ chức thực hiện
- Triển khai giám sát, khoanh vùng khi phát hiện ra ca dịch đầu tiên và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền đến tận phụ huynh, giáo viên và các học sinh về phòng chống dịchTay- Chân - Miệng.
- Tăng cường giám sát dịch bệnh tại trường, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần cách ly kịp thời và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Giám sát tình hình dịch bệnh tại trường để phát hiện các trường hợp bị mắc bệnh, cách ly các cháu bị bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế lây lan trong lớp học, nhà trường.
IV. Biện pháp cụ thể
Để phòng tránh dịch bệnh điều cần thiết trước tiên là phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh, sự chăm sóc chu đáo, khoa học của đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường học. Đặc biệt là trong công tác đảm bảo vệ sinh các bữa ăn của trẻ, công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng quy trình, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trường học có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân ra môi trường xung quanh; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
- Bảo đảm vệ sinh trường học và môi trường xung quanh.
- Các lớp vệ sinh đồ chơi và lớp học bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng;
- Đồ dùng cá nhân của trẻ được vệ sinh hằng ngày, tiệt trùng theo tuần. Những đồ dùng như khăn mặt, ca cốc, bát thìa luôn được luộc hoặc tiệt trùng 1 lần/ tuần. Mối trẻ có một khăn mặt, ca cốc, bát thìa riêng.
- Phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ ngủ, sắp xếp cho trẻ nằm ngủ với tư thế thoải mái. Chú ý đến trẻ khó ngủ, trẻ ngủ mệt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho trẻ.
- Xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần và thay đổi theo mùa phù hợp với lứa tuổi, chọn đa dạng thực phẩm có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc chế biến sẵn.
- Khẩu phẩn ăn của trẻ phải cân đối tỷ lệ giữa các chất.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
- Khi mua thực phẩm chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng. Hợp đồng mua thực phẩm phải chặt chẽ với cá nhân, cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng có địa chỉ tin cậy.
- Khi chế biến thức ăn cho trẻ, nhân viên cấp dưỡng phải tuân thủ những quy trình như:
+ Thực hiện đúng quy trình chế biến một chiều theo quy định.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.
+ Sử dụng dao, thớt, dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
+ Mang đầy đủ đồ dùng bảo hộ.
+ Không sử dụng các chất phụ gia cấm sử dụng như hàn the, phẩm màu…
- Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không có nước ứ đọng, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào.
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tổ chức tốt việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, thực hiện cân đo đúng quy định. Công tác phồng chống dịch bệnh trong trường học được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là thời điểm giao mùa đầu hè.
- Nhà trường tổ chức khám bệnh 2 lần/ năm cho các cháu, nhà trường được trang bị một số thuốc theo dõi, uống thuốc theo quy định.
- Trong trường hợp phát hiện có trẻ mắc bệnh, cán bộ y tế cần phát hiện và thông báo kịp thời cho các đơn vị y tế phối hợp.
- Mỗi nhóm lớp đều có góc tuyên truyền về cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bằng những hình ảnh minh họa sinh động.
- Theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
- Tuyên truyền cho phụ huynh những biện pháp phòng chống dịch bệnh.

TÁC GIẢ: LÊ THỊ HỒNG TRINH
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ
Tháng 05.  Năm học 2018 -2019
   
 I. MỤC TIÊU
 - Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ. Tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát lan rộng trong nhà trường.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thái độ thực hành đúng cho GV, PHHS, trẻ về tác hại của bệnh thường gặp  và các biện pháp phòng tránh.
 - Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
 - Hạn chế thấp nhất số trường hợp mới mắc.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung.
 - Tuyên truyền sâu rộng trong CBGVNV, phụ huynh và học sinh về cách phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly, giám sát, khử trùng tại nơi ở và nơi học tập, vui chơi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại trường học và đến tận phụ huynh. Thường xuyên theo dõi số học sinh nghỉ ốm: tìm hiểu lý do nghỉ ốm, các triệu chứng của bệnh trong thời gian xảy ra dịch.
  - Thường xuyên giám sát chặt chẽ ca bệnh xác định, ca bệnh nghi ngờ phòng bệnh lây lan.
  - Hướng dẫn khử trùng bằng hóa chất Chloramin B tại các lớp học và bếp ăn.
  - Phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch và xử lý dịch bệnh.
  2. Tổ chức thực hiện
  - Triển khai giám sát, khoanh vùng khi phát hiện ra ca dịch đầu tiên và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương.
  - Tổ chức tuyên truyền đến tận phụ huynh, giáo viên và các học sinh về phòng chống dịchTay- Chân - Miệng.
  - Tăng cường giám sát dịch bệnh tại trường, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ bị bệnh cần cách ly kịp thời và thông báo cho BCĐ phòng chống dịch nhà trường, Trạm y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
 - Giám sát tình hình dịch bệnh tại trường để phát hiện các trường hợp bị mắc bệnh, cách ly các cháu bị bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế lây lan trong lớp học, nhà trường.
           IV. Biện pháp cụ thể
Để phòng tránh dịch bệnh điều cần thiết trước tiên là phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh, sự chăm sóc chu đáo, khoa học của đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường học. Đặc biệt là trong công tác đảm bảo vệ sinh các bữa ăn của trẻ, công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng quy trình, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Trường học có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân ra môi trường xung quanh; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
- Bảo đảm vệ sinh trường học và môi trường xung quanh.
- Các lớp vệ sinh đồ chơi và lớp học bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng;
- Đồ dùng cá nhân của trẻ được vệ sinh hằng ngày, tiệt trùng theo tuần. Những đồ dùng như khăn mặt, ca cốc, bát thìa luôn được luộc hoặc tiệt trùng 1 lần/ tuần. Mối trẻ có một khăn mặt, ca cốc, bát thìa riêng.
- Phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ ngủ, sắp xếp cho trẻ nằm ngủ với tư thế thoải mái. Chú ý đến trẻ khó ngủ, trẻ ngủ mệt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho trẻ.
- Xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần và thay đổi theo mùa phù hợp với lứa tuổi, chọn đa dạng thực phẩm có sẵn tại địa phương, hạn chế sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc chế biến sẵn.
- Khẩu phẩn ăn của trẻ phải cân đối tỷ lệ giữa các chất.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
- Khi mua thực phẩm chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng. Hợp đồng mua thực phẩm phải chặt chẽ với cá nhân, cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng có địa chỉ tin cậy.
- Khi chế biến thức ăn cho trẻ, nhân viên cấp dưỡng phải tuân thủ những quy trình như:
+ Thực hiện đúng quy trình chế biến một chiều theo quy định.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.
+ Sử dụng dao, thớt, dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
+ Mang đầy đủ đồ dùng bảo hộ.
+ Không sử dụng các chất phụ gia cấm sử dụng như hàn the, phẩm màu…
- Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không có nước ứ đọng, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào.
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tổ chức tốt việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, thực hiện cân đo đúng quy định. Công tác phồng chống dịch bệnh trong trường học được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là thời điểm giao mùa đầu hè.
- Nhà trường tổ chức khám bệnh 2 lần/ năm cho các cháu, nhà trường được trang bị một số thuốc theo dõi, uống thuốc theo quy định.
- Trong trường hợp phát hiện có trẻ mắc bệnh, cán bộ y tế cần phát hiện và thông báo kịp thời cho các đơn vị y tế phối hợp.
- Mỗi nhóm lớp đều có góc tuyên truyền về cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bằng những hình ảnh minh họa sinh động.
Theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
- Tuyên truyền cho phụ huynh những biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 
                                                                       TÁC GIẢ: LÊ THỊ HỒNG TRINH

 
 
 
 
 

 

Tác giả bài viết: Lê Thị Hồng Trinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

fixleft
fixright
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây